Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 14. Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng có đáp án (Mới nhất)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một động cơ điện trong vòng 1 giờ tiêu thụ điện năng là 5400 kJ. Công suất của dòng điện khi chạy qua động cơ trên có thể là giá trị nào sau đây?

A. P  = 1500 W.
B. P  = 1500 kW.
C. P  = 1500 MW.
D. P  = 1500 W.h.
Câu 2:

Một động cơ điện trong vòng 1 giờ tiêu thụ điện năng là 5400 kJ. Động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220 V. Tính cường độ dòng điện chạy qua động cơ

A. I = 0,682 A.
B. I = 6,82 A.
C. I = 62,8 A.
D. I = 68,2 A.
Câu 3:

Một bếp điện tiêu thụ một điện năng 480 kJ trong 24 phút. Hiệu điện thế đặt vào bếp bằng 220 V. Khi bếp hoạt động, điện năng chủ yếu đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

A. Nhiệt năng.
B. Hóa năng.
C. Cơ năng.
D. Năng lượng ánh sáng.
Câu 4:

Đặt vào hai đầu điện trở 6 Ω một hiệu điện thế không đổi 48 V. Hỏi công suất của dòng điện chạy trong điện trở là bao nhiêu?

A. P  = 288 W.
B. P  = 6 W.
C. P  = 48 W.
D. P  = 384 W. 
Câu 5:
Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì tiêu thụ một lượng điện năng là 1980 kJ trong 10 phút, cường độ dòng điện chạy qua dây nung của bàn là khi đó là bao nhiêu?
A. 5 A.
B. 10 A.
C. 15 A.
D. 20 A.
Câu 6:

Một bếp điện tiêu thụ một điện năng 480 kJ trong 24 phút. Hiệu điện thế đặt vào bếp bằng 220 V. Điện trở của bếp khi làm việc bằng bao nhiêu?

A. R = 145,2 Ω.
B. R = 144,7 Ω.
C. R = 164,7 Ω.
D. R = 146,7 Ω.
Câu 7:
Điện năng không thể biến đổi thành
A. quang năng.
B. nhiệt năng.
C. hóa năng.
D. năng lượng hạt nhân.
Câu 8:

Trong sơ đồ mạch điện như hình vẽ, công suất tiêu thụ ở điện trở R1 là 10W. Tính công suất tiêu thụ trên toàn mạch AB?

Trong sơ đồ mạch điện như hình vẽ, công suất tiêu thụ ở điện trở R1 là 10W. Tính công suất tiêu thụ trên toàn mạch AB?   (ảnh 1)
A. 1 W.
B. 2 W.
C. 8 W.
D. 10 W.
Câu 9:

Trong sơ đồ mạch điện như hình vẽ, công suất tiêu thụ ở điện trở R1 là 10 W. Vậy công suất tiêu thụ ở điện trở R2 là:

Trong sơ đồ mạch điện như hình vẽ, công suất tiêu thụ ở điện trở R1 là 10 W. Vậy công suất tiêu thụ ở điện trở R2 là:   (ảnh 1)
A. 1 W.
B. 2 W.
C. 8 W.
D. Đáp án khác.
Câu 10:

Cho hai bóng đèn: bóng 1 loại 220 V - 40 W và bóng 2 loại 220 V - 100 W. Nhận xét nào sau đây là đúng khi mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 220 V?

A. Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 1 nhỏ hơn hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 2.
B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn 2.
C. Hai bóng đèn sáng như nhau.
D. Cả hai bóng đèn đều sáng bình thường.
Câu 11:

Cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là UAB = 24V; giá trị các điện trở R1 = R2 = 4 Ω. Trong thời gian 12 phút, công của dòng điện sản ra trong mạch là:

A. 829440 J.
B. 829404 J.
C. 712,8 J.
D. 172,8 J.
Câu 12:

Một bếp điện hoạt động liên tục trong 4 giờ ở hiệu điện thế 220 V. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm 3 số. Tính công suất của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên:

A. P = 750 kW và I = 341 A.
B. P = 750 W và I = 3,41 A.
C. P = 750 J và I = 3,41 A.
D. P = 750 W và I = 3,41 mA.
Câu 13:

Một điện trở R1 tiêu thụ công suất P  khi mắc vào giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế không đổi. Nếu mắc thêm một điện trở R2 nối tiếp với R1 vào giữa hai điểm A và B thì công suất tiêu thụ bởi R1 sẽ ra sao?

A. Giảm.
B. Tăng.
C. Có thể tăng, giảm hoặc như cũ tùy theo giá trị của R1 và R2.
D. Như cũ.
Câu 14:

Cho hai điện trở có giá trị R2 = 4 R1. Nếu mắc hai điện trở nối tiếp nhau và đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U thì công của dòng điện thay đổi như thế nào so với khi hai điện trở mắc song song?

A. tăng 4 lần.
B. giảm 4,5 lần.
C. tăng 2 lần.
D. giảm 6,25 lần.
Câu 15:

Một bếp điện tiêu thụ một điện năng 360 kJ trong 24 phút. Hiệu điện thế đặt vào bếp bằng 220 V. Cường độ dòng điện chạy qua bếp gần đúng với giá trị nào nhất trong các giá trị sau?

A. I = 1,2 A.
B. I = 2 A.
C. I = 2,5 A.
D. I = 1 A.
Câu 16:

Một bàn là được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức, trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 720 kJ. Công suất điện của bàn là có thể là

A. P  = 800 W.
B. P  = 800 kW.
C. P  = 800 J.
D. P  = 800 N.
Câu 17:

Dây tóc của một bóng đèn khi thắp sáng có điện trở 484 Ω. Hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn là 220 V. Công của dòng điện sản ra trong 30 phút là

A. A = 160 kJ.
B. A = 180 kJ.
C. A = 200 kJ.
D. A = 220 kJ.
Câu 18:

Một khu dân cư có 500 hộ gia đình, tính trung bình mỗi hộ sử dụng một công suất điện 120 W, thời gian sử dụng 4 giờ trong một ngày. Điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong vòng 30 ngày là:

A. A = 7200 Wh.
B. A = 7200 kWh.
C. A = 7200 J.
D. A = 720 J.
Câu 19:

Một bóng đèn sử dụng hiệu điện thế 220 V, dòng điện qua đèn là 0,5 A. Hãy tính công suất tiêu thụ của dòng điện và điện trở của bóng đèn.

A. 105 W; 400 Ω.
B. 110 W; 440 Ω.
C. 100 W; 440 Ω.
D. 210 W; 400 Ω.
Câu 20:

Công suất điện cho biết

A. khả năng thực hiện công của dòng điện.
B. năng lượng của dòng điện.
C. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
D. mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
Câu 21:
Trên nhãn của một bàn là điện có ghi 220 V – 800 W. Bàn là được sử dụng ở hiệu điện thế 220 V. Công của dòng điện thực hiện trong thời gian 20 phút là giá trị nào trong các giá trị sau:
A. A = 960 kJ.
B. A = 1 404 kJ.
C. A = 720 kJ.
D. A = 360 kJ.
Câu 22:

Trong vòng 30 ngày chỉ số của công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình trong 1 ngày là 4 giờ. Hỏi công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này là bao nhiêu.

A. P  = 750 W.
B. P  = 750 Wh.
C. P  = 750 J.
D. P  = 750 kJ.
Câu 23:

Điện năng cần cung cấp để một động cơ điện hoạt động là 30 kJ. Biết hiệu suất của động cơ là 85 %. Công có ích của động cơ trong khoảng thời gian trên là

A. 25,5 kJ.
B. 20 kJ.
C. 22,5 kJ.
D. 35,3 kJ.
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về công suất?
A. Công suất là công.
B. Công suất là công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
C. Công suất là công sinh ra trong một giây.
D. Cả B, C đều đúng.
Câu 25:

Một máy xay sinh tố có ghi 220 V – 100 W được dùng dưới hiệu điện thế 220V. Hãy tính công của dòng điện sinh ra trong 5 phút?

A. 20 kJ.
B. 30 kJ.
C. 35 kJ.
D. 40 kJ.
Câu 26:

Một bóng đèn có điện trở thuần 1000Ω. Mắc bóng đèn vào mạng điện có hiệu điện thế 220 V. Công của dòng điện sinh ra trong thời gian một giờ gần với giá trị nào nhất sau đây?

A. 48,4 J.
B. 174 kJ.
C. 2,9 kJ.
D. 320 kJ.
Câu 27:

Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,2 A. Tính điện trở và công suất của bóng đèn khi đó.

A. R=440Ω; P=44W.
B. R=220Ω; P=44W.
C. R=220Ω; P=17,6W.
D. R=440Ω; P=17,6W.
Câu 28:
Một bóng đèn 220 V – 25 W được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 200 V. Hỏi công suất tiêu thụ của bóng đèn khi đó bằng bao nhiêu?
A. 27,12 W.
B. 20,66 W.
C. 30,5 W.
D. 25 W.
Câu 29:
Một bàn là có ghi 220 V – 800 W được mắc vào một mach điện. Hỏi cần phải đặt vào hai đầu bàn là một hiệu điện thế là bao nhiêu để cường độ dòng điện qua nó là 3A?
A. 181,5 V.
B. 220 V.
C. 200 V.
D. 105,5 V.
Câu 30:

Cho hai điện trở mắc nối tiếp R1=12Ω,R2=6Ω vào hiệu điện thế 18 V. Tính công suất toàn mạch?

A. 12 W.
B. 6 W.
C. 18 W.
D. 36 W.