Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 31. Hiện tượng cảm ứng điện từ có đáp án (Mới nhất)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm:

A. Nam châm và cuộn dây dẫn.

B. Điện tích và cuộn dây dẫn.

C. Nam châm và điện tích.

D. Nam châm điện và điện tích.

Câu 2:

Trên hình vẽ là cấu tạo của một đinamô xe đạp đã tháo bỏ một phần vỏ ngoài. Hãy cho biết thông tin nào sau đây là đúng?

A. Đinamô xe đạp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Bóng đèn chỉ phát sáng khi núm quay của đinamô quay.

C. Trong đinamô có nam châm vĩnh cửu tạo ra từ trường và cuộn dây tạo ra dòng điện.

D. Các thông tin A, B, C đều đúng.

Câu 3:

Quan sát hình vẽ và cho biết khi nào kim của ampe kế sẽ bị lệch (Tức là xuất hiện dòng điện cảm ứng)?

Chọn trường hợp đúng trong các trường hợp sau:

A. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến xuống dưới.

B. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến theo phương ngang.

C. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến lên trên.

D. Cả 3 trường hợp, kim của ampe kế đều bị lệch.

Câu 4:

Cho hình vẽ sau và chọn nhận xét đúng.

A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng.

B. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b sai.

C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.

D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 5:

Dùng một thanh nam châm và một vòng dây dẫn như hình vẽ. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong những thời gian nào?

A. Trong thời gian đưa nam châm lại gần vòng dây.

B. Trong thời gian đưa nam châm ra xa vòng dây.

C. Trong thời gian giữ cố định nam châm trong lòng vòng dây.

D. Chỉ có phương án A, B là đúng.

Câu 6:

Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

B. Nối hai cực của nam châm vào vào hai đầu cuộn dây dẫn.

C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.

D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.

Câu 7:

Cho một cuộn dây dẫn mà hai đầu nối với bóng đèn LED và một thanh nam châm vĩnh cửu. Bố trí thí nghiệm như hình vẽ. Khi đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây thì thấy đèn LED sáng. Thông tin nào sau đây là đúng?

A. Trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng.

B. Khi đã đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây và để nam châm cố định trong đó thì đèn LED tắt.

C. Trong khi rút nam châm ra ngoài, đèn LED lại sáng.

D. Các thông tin A, B, C đều đúng.

Câu 8:

Cho hình vẽ dưới.

A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng.

B. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b sai.

C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.

D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 9:

Cho hình vẽ dưới. 

A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng.

B. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b sai.

C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.

D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 10:

Cho hình vẽ dưới. Chọn đáp án đúng.

A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng.

B. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b sai.

C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.

D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 11:

Cho hình vẽ sau. Chọn đáp án đúng.

A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng.

B. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b sai.

C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.

D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 12:

Cách nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U.

B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U.

C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn.

D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm.

Câu 13:

Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?

A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường.

B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay.

C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi.

D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy.

Câu 14:

Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện?

A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.

B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.

C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu.

Câu 15:

Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện?

A. Nam châm vĩnh cửu.

B. Nam châm điện.

C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu.

D. Không có loại nam châm nào cả.

Câu 16:

Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.

C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Câu 17:

Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?

A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.

B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.

C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.

D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.

Câu 18:

Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin.

B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây.

C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn.

D. Cho thanh nam châm quay quanh trục nằm ngang của ống dây.

Câu 19:

Đặt nam châm nằm yên trước cuộn dây dẫn sao cho lõi sắt lồng vào trong lòng cuộn dây như hình vẽ. Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện?

A. Trong khi đóng mạch điện và khi ngắt mạch điện.

B. Khi dòng điện đã ổn định.

C. Trước khi ngắt mạch điện.

D. Sau khi ngắt mạch điện.

Câu 20:

Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?

A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy.

B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.

C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.

D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.

Câu 21:

Quấn quanh phần ngang của một nam châm móng ngựa một sợi dây dẫn bằng đồng, nối hai đầu dây với điện kế G, dùng một ngàm sắt non bịt hai cực của nam châm. Những trường hợp nào sau đây kim điện kế G không bị lệch?

A. Để yên ngàm sắt non ở hai cực của nam châm.

B. Mở tức khắc ngàm sắt non ở hai cực của nam châm.

C. Bịt tức khắc ngàm sắt non ở hai cực của nam châm.

D. Cả 3 đáp án đúng.

Câu 22:

Một ống dây dẫn được mắc với điện kế G để nhận biết dòng điện và một thanh nam châm. Trong những trường hợp nào sau đây, kim điện kế G không bị lệch?

A. Đẩy ống dây lên.

B. Để thanh nam châm đứng yên trong lòng ống dây.

C. Kéo ống dây xuống.

D. Cả 3 phương án đúng.

Câu 23:

Bố trí hai ống dây 1 và 2 đứng yên cạnh nhau như hình vẽ. Với K là ngắt điện, R là biến trở trong những trường hợp nào sau đây, điện kế G bị lệch?

A. Đóng khóa K và điều chỉnh biến trở về bên phải.

B. Lúc đóng khóa K.

C. Đóng khóa K và điều chỉnh biến trở về bên trái.

D. Cả 3 phương án.

Câu 24:

Một ống dây dẫn được mắc với điện kế G để nhận biết dòng điện và một thanh nam châm. Trong những trường hợp nào sau đây, kim điện kế G bị lệch?

A. (2) và (3) đúng.

B. Đưa thanh nam châm vào trong lòng ống dây (2).

C. Để yên thanh nam châm ở sát đầu trên ống dây (1).

D. Đưa thanh nam châm trong lòng ống dây ra (3).

Câu 25:

Hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng trong trường hợp nào sau đây?

A. Đinamo của xe đạp.

B. Máy phát điện của nhà máy thủy điện.

C. Máy phát điện của nhà máy nhiệt điện.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 26:

Hai ống dây được bố trí như hình vẽ. Cuộn dây 1 được nối với điện kế G, cuộn dây 2 nối với nguồn. Trong những trường hợp nào sau đây kim điện kế G không bị lệch?

A. Đưa ống dây 2 lại gần ống dây 1 (1).

B. Đưa ống dây 2 ra xa ống dây 1 (2).

C. Cả (1) và (2).

D. Để ống 1 và 2 đứng yên (3).

Câu 27:

Với thí nghiệm được bố trí như hình vẽ, dòng điện cảm ứng xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong trường hợp nào dưới đây?

A. Thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB.

B. Thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ.

C. Thanh nam châm và cuộn dây chuyển động cùng chiều luôn cách nhau một khoảng không đổi.

D. Thanh nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ.

Câu 28:

Trong các câu sau đây, câu nào sai?

A. Tịnh tiến khung dây ra xa nam châm thẳng đứng yên thì trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

B. Tịnh tiến khung dây lại gần nam châm thẳng đứng yên thì trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

C. Đinamô xe đạp có cấu tạo gồm nam châm và cuộn dây.

D. Đinamô xe đạp có dòng điện nhờ tác dụng của bánh xe chuyển động.

Câu 29:

Trong một vùng không gian có từ trường của một nam châm thẳng. Tịnh tiến một khung dây phẳng, kín theo những cách sau đây:

I. Mặt phẳng khung vuông góc với nam châm.

II. Mặt phẳng khung song song với nam châm.

III. Mặt phẳng khung hợp với nam châm một góc θ.

Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung ?

A. Trường hợp I.

B. Trường hợp II.

C. Trường hợp III.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 30:

Hiện tượng xuất hiện dòng điện khi có sự dịch chuyển tương đối giữa nam châm và cuộn dây được gọi là gì?

A. Hiện tượng tự cảm.

B. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. Hiện tượng cảm ứng từ.

D. Hiện tượng điện từ.

Câu 31:

Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng mà trong đó

A. từ trường tác dụng lên dây dẫn có dòng điện.

B. dòng điện chạy qua dây dẫn gây ra từ trường xung quanh nó.

C. dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây kín khi có sự chuyển động tương đối giữa cuộn dây và nam châm ở gần nó.

D. từ trường biến thành dòng điện.