Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 13 (có đáp án): Máy cơ đơn giản

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Máy cơ đơn giản:

A. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật

B. giúp con người làm việc có nhanh hơn

C. giúp con người kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật

D. giúp con người nâng vật nặng lên cao dễ dàng hơn

Câu 2:

Những loại máy móc, dụng cụ nào sau đây sử dụng nguyên lí của các máy cơ đơn giản:

A. Cầu bập bênh

B. Xe gắn máy

C. Xe đạp

D. Máy bơm nước

Câu 3:

 Chọn câu sai. Trường hợp nào sau đây có thể dùng máy cơ đơn giản?

A. Đưa xe máy lên xe tải

B. Dắt xe máy từ đường vào nhà cao hơn mặt đường

C. Kéo xe máy ra khỏi hố sâu, khi xe bị sa hố

D. Không có trường hợp nào kể trên

Câu 4:

Người ta thường sử dụng ròng rọc để làm các việc nào sau đây?

A. Đưa thùng hàng lên ô tô tải

B. Đưa xô vữa lên cao

C. Kéo thùng nước từ giếng lên

D. B và C đúng

Câu 5:

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực…………trọng lượng của vật.

A. nhỏ hơn

B. ít nhất bằng

C. luôn luôn lớn hơn

D. gần bằng

Câu 6:

Chọn phát biểu sai. Máy cơ đơn giản đã mang lại những lợi ích như thế nào cho con người?

A. giảm hao phí sức lao động

B. tăng năng suất lao động

C. thực hiện công việc dễ dàng

D. gây khó khăn và cản trở công việc

Câu 7:

Một người thợ xây muốn dùng lực khoảng 250N để kéo một bao xi măng 50kg lên tầng thứ 10 của tòa nhà đang xây, một học sinh muốn dùng lực lớn hơn 100N để kéo một gàu nước 10kg từ giếng lên, một người nông dân muốn dùng lực khoảng 300N để dịch chuyển một hòn đá 100kg. Muốn vậy:

A. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng đòn bẩy.

B. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng đòn bẩy

C. Người thợ xây phải dùng mặt phẳng nghiêng, người học sinh cũng phải dùng mặt phẳng nghiêng, người nông dân phải dùng đòn bẩy

D. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng mặt phẳng nghiêng

Câu 8:

Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản?

A. Cái búa nhổ đinh

B. Cái bấm móng tay

C. Cái thước dây

D. Cái kìm

Câu 9:

Đường đèo qua núi là ví dụ về máy cơ đơn giản nào?

A. Mặt phẳng nghiêng

B. Đòn bẩy

C. Mặt phẳng nghiêng phối hợp với đòn bẩy

D. Ròng rọc

Câu 10:

Khi đưa một vật có khối lượng 500kg lên theo phương thẳng đứng thì cần sử dụng một lực bằng bao nhiêu?

A. nhỏ hơn 500N

B. nhỏ hơn 5000N

C. ít nhất bằng 500N

D. ít nhất bằng 5000N

Câu 11:

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng…… khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

A. Nhỏ hơn, lớn hơn

B. Nhỏ hơn, nhỏ hơn

C. Lớn hơn, lớn hơn

D. Lớn hơn, nhỏ hơn

Câu 12:

Dùng đòn bẩy AB để bẩy tảng đá ở đầu B, tay tác dụng lực tại A. Hỏi hòn đá kê làm điểm tựa đặt ở đâu để dễ bẩy nhất?

A. Tại điểm chính giữa A B

B. Tại B

C. Tại O sao cho AO = 2OB

D. Tại O sao cho AO = OB/2

Câu 13:

Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O2  của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm  của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khoảng cách OO1>OO2 

B. Khoảng cách OO1=OO2

C. Khoảng cách OO1<OO2

D. Khoảng cách OO1=2OO2

Câu 14:

Trong những câu sau đây, câu nào là đúng đối với một ròng rọc cố định?

A. Một đầu dây vắt qua ròng rọc là cố định.

B. Lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật cần nâng cao.

C. Nó giúp ta thay đổi hướng của lực kéo.

D. Vật cần kéo lên cao được buộc vào ròng rọc.

Câu 15:

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc cố định?

A. Làm thay đổi độ lớn của lực kéo.

B. Làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

C. Làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 16:

Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc cố định.

B. Ròng rọc động.

C. Mặt phẳng nghiêng.

D. Đòn bẩy.

Câu 17:

Trong những câu sau đây, câu nào là sai khi ta nói về ròng rọc động?

A. Nó giúp ta thay đổi hướng của lực kéo.

B. Lực kéo nhỏ hơn trọng lực của vật cần nâng cao.

C. Vật cần kéo lên cao được buộc vào một đầu dây vắt qua ròng rọc

D. Một đầu dây vắt qua ròng rọc là cố định.

Câu 18:

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động?

Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên.

A. Lớn hơn trọng lượng của vật.

B. Bằng trọng lượng của vật.

C. Nhỏ hơn trọng lượng của vật.

D. Lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo.

Câu 19:

Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên cao với một lực như thế nào?

A. Bằng trọng lượng của vật.

B. Nhỏ hơn trọng lượng của vật.

C. Lớn hơn trọng lượng của vật.

D. Không xác định được

Câu 20:

Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo:

A. Xấp xỉ hơn trọng lượng của vật.

B. Đúng bằng hơn trọng lượng của vật.

C. Nhỏ hơn trọng lượng của vật.

D. Lớn hơn trọng lượng của vật.

Câu 21:

Mặt phẳng nghiêng càng dốc nhiều thì lực kéo để nâng một vật nâng cao sẽ như thế nào?

A. Càng tăng.

B. Càng giảm. 

C. Không thay đổi.

D. Không thay đổi.

Câu 22:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng ……..

A. Càng giảm

B. Càng tăng

C. Không thay đổi

D. Tất cả đều đúng

Câu 23:

Cách nào trong các cách sau đây không làm giảm độ nghiêng của một mặt phẳng nghiêng?

A. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng.

B. Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng.

C. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.

D. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.

Câu 24:

Nhận định nào trên đây đúng:  Khi dùng ròng rọc để kéo vật nặng từ dưới lên ta dùng các ròng rọc như hình bên. Ta biết:

A. F1=F2=F3

B. F1>F2=F3

C. F1=F2>F3

D. F1=F2<F3

Câu 25:

Hệ thống ròng rọc bên có tác dụng:

A. Đổi hướng tăng cường độ lực kéo

B. Đổi hướng không tăng cường lực kéo

C. Đổi hướng giảm cường độ lực kéo

D. Chỉ đổi hướng, không được lợi về lực

Câu 26:

Khi sử dụng hai hệ thống ròng rọc bên để đưa vật nặng lên ta thấy:

A. Hệ thống a và b đều cho ta lợi về lực

B. Hệ thống a và b không cho ta lợi về lực

C. Hệ thống a không cho lợi về lực

D. Hệ thống b không cho lợi về lực