Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 20 (có đáp án): Sự nở vì nhiệt của chất khí
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy
A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.
B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra
C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại
D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.
Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ
C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ
D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng
D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?
A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi
B. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi
C. Chỉ có thể tích thay đổi
D. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi.
Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.
B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra
C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại
D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.
Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?
A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi
B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi
C. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau
D. Cả ba kết luận trên đều sai
Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.
A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi
B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên
C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi
D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.
Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của…….
A. chất khí, chất lỏng
B. chất khí, chất rắn
C. chất lỏng, chất rắn
D. chất rắn, chất lỏng
Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?
A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín
B. Thể tích tăng
C. Thể tích giảm
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Xét sự nở vì nhiệt của các chất khí ô-xi, hiđrô và cacbonic, phương án nào sau đây là đúng?
A. Hiđro nở vì nhiệt nhiều nhất
B. Cacbonic nở vì nhiệt ít nhất
C. Oxi nở vì nhiệt ít hơn hiđro nhưng nhiều hơn cacbonic
D. Cả ba chất đều nở vì nhiệt như nhau
Thí nghiệm vẽ ở hình sau dùng để xác định xem thể tích của không khí tăng thêm bao nhiêu so với thể tích ban đầu khi nhiệt độ của nó tăng thêm . Giá trị này là , trong đó là độ tăng thể tích của không khí, là thể tích ban đầu của nó. Biết thể tích không khí ở nhiệt độ ban đầu là 100, ĐCNN của ống thủy tinh là 0,5. Hãy dựa vào thí nghiệm trong hình để xác định giá trị của ?
A. = 0,003684
B. = 0,3684
C. = 0,007368
D. = 0,7368