Trung Quốc (Có đáp án)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc trải qua mấy giai đoạn?

A. 2 

B. 3 

C. 4 

D. 5

Câu 2:

Cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc diễn ra giữa

A. Đảng Cộng sản và Đảng Cộng hòa 

B. Đảng Cộng hòa và Đảng Lập hiến. 

C. Đảng Lập hiến và Quốc dân đảng. 

D. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

Câu 3:

Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản (1946 - 1949) ở Trung Quốc là

A. Thắng lợi thuộc về Đảng Cộng sản. 

B. Sự tan rã của Đảng cộng sản. 

C. Thắng lợi thuộc về Quốc dân Đảng. 

D. Sự tan rã của Quốc dân Đảng.

Câu 4:

Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng?

A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. 

B. Chính quyền Quốc dân đảng bị sụp đổ. 

C. Quốc dân đảng và Đảng cộng sản thoả hiệp thành lập một chính phủ chung. 

D. Lực lượng Quốc dân đảng bị đánh bại, lục địa Trung Quốc được giải phóng.

Câu 5:

Trong giai đoạn từ tháng 7-1946 đến tháng 6-1947, quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược

A. Phòng ngự 

B. Phòng ngự tích cực 

C. Phản công 

D. Thủ hiểm

Câu 6:

Sau giai đoạn từ tháng 7-1946 đến tháng 6-1947, quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược

A. Phòng ngự 

B. Phòng ngự tích cực 

C. Phản công 

D. Thủ hiểm

Câu 7:

Trong giai đoạn 1949 - 1959, Trung Quốc thi hành đường lối đối ngoại như thế nào?

A. Thụ động, phụ thuộc vào Liên Xô 

B. Thù địch với nhiều quốc gia 

C. Nước lớn 

D. Hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

Câu 8:

Ý nào dưới đây không phải đường lối đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1978?

A. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Inđônêxia,… 

B. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. 

C. Ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam. 

D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ.

Câu 9:

Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?

A. 18-1-1949 

B. 18-1-1950 

C. 18-1-1951 

D. 20-1-1950

Câu 10:

Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công và Ma Cao vào thời gian nào?

A. Tháng 7 và tháng 12 - 1997. 

B. Tháng 7 và tháng 12 - 1999. 

C. Tháng 7 - 1997 và tháng 12 - 1999. 

D. Tháng 12 - 1997 và tháng 7 - 1999.

Câu 11:

Trong 20 năm (1978-1998) thực hiện đường lối cải cách, Trung Quốc đã đạt được thành tựu về kinh tế nào dưới đây

A. Năm 1998, GDP Trung Quốc đạt 7000 tỉ USD 

B. Sản lượng cá đứng thứ hai thế giới 

C. Tổng sản phẩm của Trung Quốc chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới 

D. GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%

Câu 12:

Đâu không phải là thành tựu về khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc từ sau công cuộc cải cách - mở cửa (1978)?

A. Phóng thành công 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian vũ trụ. 

B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. 

C. Thực hiện chương trình thám hiểm không gian. 

D. Trở thành quốc gia thứ ba (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.

Câu 13:

Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là

A. Lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.

B. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.

C. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.

D. Đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.

Câu 14:

Mục tiêu lớn nhất của công cuộc cải cách - mở của ở Trung Quốc là?

A. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn. 

B. Hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. 

C. Làm cho nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao. 

D. Biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh

Câu 15:

Ai là người đã khởi xướng đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978?

A. Lưu Thiếu Kì 

B. Đặng Tiểu Bình 

C. Chu Ân Lai 

D. Giang Trạch Dân

Câu 16:

Sự kiện nào đã đưa lịch sử Trung Quốc bước sang một kỉ nguyên mới?

A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) 

B. Công cuộc cải cách - mở cửa từ năm 1978. 

C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979). 

D. Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999).

Câu 17:

Trung Quốc đã phóng thành công tàu cùng người bay vào vũ trụ vào khoảng thời gian nào?

A. 1999 

B. 2000 

C. 2001 

D. 2003

Câu 18:

Trung Quốc trở thành quốc gia thứ mấy trên thế giới có người bay vào khoảng không vũ trụ?

A. Thứ hai (sau Liên Xô). 

B. Thứ ba (sau Nga, Mĩ). 

C. Thứ tư (sau Nga, Mĩ, Anh). 

D. Thứ năm (sau Nga, Mĩ, Anh, Pháp).

Câu 19:

Tính chất của cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong những năm 1946 - 1949 là?

A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 

B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới 

C. Cách mạng dân tộc dân chủ 

D. Cách mạng tư sản

Câu 20:

Cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có tính chất là

A. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản 

B. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ 

C. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa 

D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc

Câu 21:

Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thắng lợi không mang ý nghĩa lịch sử nào dưới đây

A. Lật đổ chế độ phong kiến 

B. Chấm dứt sự nô dịch, thống trị của đế quốc 

C. Mở rộng không gian chủ nghĩa xã hội 

D. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc

Câu 22:

Sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Trung Quốc?

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc. 

B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc. 

C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và lên xã hội chủ nghĩa. 

D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

Câu 23:

Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở tình hình đất nước như thế nào?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển 

B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa kém phát triển 

C. Có một nền nông nghiệp phát triển 

D. Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu

Câu 24:

Biến đổi đầu tiên có tính chất bước ngoặt của Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Thu hồi chủ quyền đối với 2 vùng đất Hồng Kông và Ma Cao. 

B. Thử thành công bom nguyên tử. 

C. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 

D. Công cuộc cải cách - mở cửa.

Câu 25:

Anh (chị) hiểu như thế nào là “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”?

A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin 

B. Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc 

C. Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản 

D .Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Câu 26:

Công cuộc cải cách - mở cửa của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào?

A. Sự viện trợ của nước Mĩ. 

B. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. 

C. Sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. 

D. Sự lao động quên mình của nhân dân Trung Quốc và sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô.

Câu 27:

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách mở cửa là

A. Nền kinh tế tự cấp, tự túc 

B. Nền kinh tế thị trường 

C. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung 

D. Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

Câu 28:

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc là gì?

A. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh gây ra nhiều mâu thuẫn mới. 

B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng và tham vọng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc 

C. Do sự phát triển lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc 

D. Do sự can thiệp của Mĩ đến nền chính trị của Trung Quốc

Câu 29:

Cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1946 - 1949 mang tính chất?

A. Một cuộc cách mạng dân chủ nhân dân. 

B. Một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 

C. Một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới. 

D. Một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 30:

Bản chất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946-1949 là

A. Cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Trung Quốc 

B. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các lực lượng chính trị 

C. Cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển cho Trung Quốc. 

D. Cuộc đấu tranh để xóa bỏ tàn dư phong kiến

Câu 31:

Theo anh (chị) cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946-1949 chưa thực hiện được nhiệm vụ gì?

A. Lật đổ nền thống trị của Quốc dân Đảng ở Nam Kinh 

B. Giải phóng được Trung Quốc lục địa 

C. Thu hồi chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa 

D. Lật đổ được nền thống trị nửa thuộc địa nửa phong kiến

Câu 32:

Hạn chế của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946-1949) là

A. Chưa thống nhất hoàn toàn lãnh thổ Trung Quốc. 

B. Đưa Trung Quốc đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa. 

C. Chưa xóa bỏ hoàn toàn những tàn dư phong kiến. 

D. Vẫn còn lệ thuộc vào các nước tư bản phương Tây