Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 10)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Fe3+.
B. Al3+.
C. Ag+.
D. Cu2
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước
B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử
C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất
D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn
Các phát biểu nào sau đây về nguyên tố silic và hợp chất của silic không đúng:
A. Si tinh thể có cấu trúc giống kim cương, có tính bán dẫn, còn Si vô định hình là chất bột màu nâu
B. Si là nguyên tố phổ biến thứ 2 sau oxi trong vỏ Trái đất
C. Silicagen là muối kim loại kiềm của axit H2SiO3 có tác dụng hút ẩm và hấp phụ nhiều chất.
D. Silic siêu tinh khiết được dùng làm chất bán dẫn
Để chuyển hóa một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
A. cô cạn ở nhiệt cao
B. hiđro hóa (xúc tác Ni),
C. xà phòng hóa
D. làm lạnh
Trong phòng thí nghiệm, khí c được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình sau:
Khí C có thể là dãy các khí nào sau đây?
A. NO CO2, H2, Cl2
B. NO2, Cl2, CO2, SO2
C. N2O, NH3, H2, H2S
D. N2, CO2, SO2, NH3
Chất nào dưới đây không tan trong nước?
A. Tristearin
B. Saccarozơ
C. Glyxin
D. Etylamin
[Cho sơ đồ phản ứng sau:
K2Cr2O7 Cr2(SO4)3 NaCrO2 Na2CrO4
Biết X, Y là các chất vô cơ. X, Y lần lượt là
A. K2SO4 và Br2
B. NaOH và Br2.
C. H2SO4 (loãng) và Br2
D. H2SO4 (loãng) và Na2SO4.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong công nghiệp, các kim loại Al, Ca, Na đều được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
B. Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon cùng một số nguyên tố khác (Si, Mn, Cr, Ni...)
C. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố sắt (Z = 26) có 6 electron ở lớp ngoài cùng
D. Các chất: Al, Al(OH)3, Cr2O3, NaHCO3 đều có tính chất lưỡng tính
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
B. Trùng ngưng buta-l,3-đien với stiren có xúc tác Na được cao su buna-S
C. Tơ visco là tơ tổng hợp
D. Poli(etylen-terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng
Trong thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa
A. Cho lá sắt nguyên chất vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng
B. Để thanh thép đã sơn kín trong không khí khô
C. Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch HCl
D. Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3
Saccarit chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là
A. Glucozo
B. Saccarozo.
C. Fructozo
D. Tinh bột
Hợp chất X (hay còn gọi là corinđon) được dùng làm đồ trang sức, chế tạo các chi tiết trong các ngành kĩ thuật chính xác như chân kính đồng hồ, thiết bị phát tia lade....Hợp chất X là
A. Fe3O4
B. Na3AlF6
C. Al2O3
D. AlCl3
Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Cho 15 gam X tác dụng với oxi, sau một thời gian thu được 18,2 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
A.50,5
B.39,5
C.53,7.
D.46,6
Hòa tan hoàn toàn 14,58 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng thì có 2,0 mol HNO3 đã phản ứng, đồng thời có V lít khí N2 thoát ra (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24
B. 2,8.
C. 1,12
D. 1,68.
Cho các dung dịch: axit axetic, etilen glicol, glixerol, glucozo, saccarozo, etanol, anbumin (có trong lòng trắng trứng). Số dung dịch phản ứng được với đồng (II) hiđroxit là
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Trong công nghiệp, ancol etylic được sản xuất bằng cách lên men glucozo. Tính khối lượng glucozo cần có để thu được 23 lít ancol etylic nguyên chất. Biết hiệu suất cả quá trình là 80% và khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml?
A. 45 kg
B. 72 kg
C. 29 kg
D.36kg
Đốt cháy hoàn toàn m gạm hỗn hợp X gồm một amin, một amino axit và 1 peptit thu được 3,36 lít N2 (đktc). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 0,15
B. 0,075
C. 0,225
D. 0,3
Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng
B. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng
C. Phản ứng hùng hợp của anken
D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng
Cẩm tú cầu là loài hoa được trồng nhiều tại Sa Pa hay Đà Lạt. Màu của loài hoa này có thể thay đổi tùy thuộc pH của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng.
pH đất trồng |
<7 |
= 7 |
>7 |
Hoa sẽ có màu |
Lam |
Trắng sữa |
Hồng |
Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ
A. có màu lam
B. có màu hồng
C. có màu trắng sữa
D. có đủ cả 3 màu lam, trắng, hồng
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Fructozơ có phản ứng tráng bạc
B. Tinh bột dễ tan trong nước
C. Xenlulozơ tan trong nước Svayde
D. Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
Cho các chất: AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, CaCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3 và Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến khối lượng không đổi trong các bình kín không có không khí, rồi cho nước vào các bình, số bình có thể tạo lại chất ban đầu sau các thí nghiệm là
A.4.
B.6.
C.5
D.7
Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A.5
B.3
C.4
D.1
Cho dãy các kim loại: Na, Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3 là
A.4
B.3
C.1
D.2.
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong các phân tử amin, nhất thiết phải chứa nguyên tố nitơ.
(2) Các amin chứa từ 1C đến 4C đều là chất khí ở điều kiện thường.
(3) Trong phân tử đipeptit mạch hở có chứa 2 liên kết peptit.
(4) Trong phân tử metylamoni clorua, cộng hóa trị của nitơ là IV.
(5) Dung dịch anilin làm mất màu nước brom.
(6) Ancol isopropylic và N-metylmetanamin có cùng bậc.
Những phát biểu đúng là
A. (1), (4), (5), (6).
B. (1), (2), (3), (5)
C. (2), (4), (5), (6).
D. (1), (3), (5), (6).
Cho 0,448 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,182 gam
B. 3,94 gam
C. 1,97 gam
D. 2,364 gam
Thủy phân hoàn toàn a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol; 2,78 gam natri panmitat và m gam natri oleat. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân tử X có 5 liên kết .
B. 1 mol X làm mất màu tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch
C. Giá trị của m là 3,04
D. Khối lượng phân tử của X là 858
Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
Biết các phản ứng trên đều xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Phát biểu sai là:
A. X3 là hợp chất hữu cơ tạp chức
B. Nhiệt độ sôi của X4 cao hơn của X1
C. Phân tử X2 có 6 nguyên tử hidro
D. Hợp chất Y có 3 đồng phần cấu tạo
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.
(b) Cho a mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 5a mol H2SO4 loãng.
(c) Cho khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(d) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
(g) Cho Al vào dung dịch HNO3 dư (phản ứng thu được chất khử duy nhất là khí NO).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là:
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Cho các khẳng định sau:
(1) Hỗn hợp Ag và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) có thể tan trong dung dịch HCl dư.
(2) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu vàng của dung dịch chuyển dần sang màu cam.
(3) Cr(OH)3 và Cr2O3 đều là các chất lưỡng tính, tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH loãng.
(4) Fe và Cr tác dụng với HCl trong dung dịch với cùng tỉ lệ mol.
(5) Không tồn tại dung dịch chứa đồng thời AgNO3 và Fe(NO3)2.
(6) Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính khử.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 5
C. 2.
D. 4
Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 22,40 lít
B. 26,88 lít
C. 44,8 lít
D. 33,60 lít
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH) 2 vào ống nghiệm chứa dung dịch gồm HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của (mmax - mmin) là
A. 18,58
B. 14,04
C. 16,05
D. 20,15
Có các phát biểu sau:
(a) Glucozo và axetilen đều là hợp chất không no nên đều tác dụng với nước brom.
(b) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng bạc.
(c) Este tạo bởi axit no điều kiện thường luôn ở thể rắn.
(d) Khi đun nóng tripanmitin với nước vôi trong thấy có kết tủa xuất hiện.
(e) Amilozo là polime thiên nhiên có mạch phân nhánh.
(f) Tơ visco, tơ nilon-6,6; tơ nitron; tơ axetat là các loại tơ nhân tạo.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 3
C. 4
D. 2
Cho 9,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe có tỉ lệ mol 1:1 phản ứng với hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp rắn gồm các oxit và muối clorua, không còn khí dư. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp sản phẩm bằng một lượng vừa đủ 360 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y, thu được 85,035 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của O2 trong hỗn hợp X là
A. 48,28%.
B. 23,3%.
C. 46,15%.
D. 43,64%.
Trieste X được tạo thành từ glixerol và các axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử X, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Cho m gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH thì có 12 gam NaOH phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, cần thể tích O2 (đktc) tối thiểu là
A. 14,56 lít.
B. 17,92 lít
C. 13,44 lít
D. 8,96 lít
Lấy m gam P2O5 cho tác dụng với 338 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 3m gam chất rắn. Giá trị x gần nhất với
A. 11,35
B. 11,40
C. 11,30
D. 11,45
Tiến hành thi nghiệm với các chất X, Y, z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
Mẫu thử |
Thí nghiệm |
Hiện tượng |
X |
Tác dụng với Cu(OH)2 |
Hợp chất có màu tím |
Y |
Quỳ tím ẩm |
Quỳ đổi màu xanh |
Z |
Tác dụng với dung dịch Br2 |
Dung dịch mất màu và tạo kết tủa trắng |
T |
Tác dụng với dung dịch Br2 |
Dung dịch mất màu |
A. acrilonitrin, anilin, Gly-Ala-Ala, metylamin
B. Metylamin, anilin, Gly-Ala-Ala, acrilonitrin
C. Gly-Ala-Ala, metylamin, acrilonitrin, anilin
D. Gly-Ala-Ala, metylamin, anilin, acrilonitrin
Cho X, Y, Z, M là các kim loại. Thực hiện các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1 |
M + dung dịch muối X -> kết tủa + khí |
Thí nghiệm 2 |
X + dung dịch muối Y ->Y |
Thí nghiệm 3 |
X + dung dịch muối Z: không xảy ra phản ứng |
Thí nghiệm 4 |
Z + dung dịch muối M: không xảy ra phản ứng |
Chiều tăng dần tính khử của các kim loại X, Y, Z, M là
A. Y < X < M < Z
B. Z < Y < X < M
C.M<Z<X<Y
D. Y < X < Z < M
Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối Y và một ancol Z. Đun nóng lượng ancol Z ở trên với axit H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,25 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng thêm 96,1 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%
B. Một chất trong X có 3 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán
C. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164
D. Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là 25,5 gam
Hòa tan hoàn toàn 1180m gam hỗn hợp A gồm FeS2, FeS, FexOy, FeCO3 vào dung dịch chứa 2 mol HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và 549m gam hỗn hợp khí T gồm CO2, NO, NO2. Dung dịch X tác dụng được với tối đa 20,16 gam Cu, thu được dung dịch Y và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5, khối lượng chất tan trong Y nhiều hơn khối lượng chất tan trong X là 18,18 gam. Mặt khác, dung dịch X cũng phản ứng với tối đa 0,87 mol Ba(OH)2, thu được 90,4 gam kết tủa. Biết trong A, oxi chiếm 24,407% về khối lượng. Phần trăm khối lượng NO2 trong T có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28,75%
B. 33,85%
C. 46,54%
D. 29,35%
Hỗn hợp A gồm X là este của amino axit (no, chứa 1-NH2; 1 -COOH) và hai peptit Y, Z đều được tạo từ glyxin và alanin (nY : nZ = 1: 2; tổng số liên kết peptit trong Y và Z là 5). Cho m gam A tác dụng vừa đủ với 0,55 mol NaOH, thu được dung dịch chứa 3 muối của amino axit (trong đó có 0,3 mol muối của glyxin) và 0,05 mol ancol no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam A trong O2 dư, thu được CO2, N2 và 1,425 mol nước. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Số mol của Z là 0,1 mol
B. Số mol nước sinh ra khi đốt cháy Y, Z là 1,1 mol
C. Y là (Gly)2(Ala)2
D. Tổng số nguyên tử cacbon trong X là 5