Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 12)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi
A. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại
B. khối lượng riêng của kim loại
C. tính chất của kim loại
D. các electron tự do trong tinh thể kim loại
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố kim loại kiềm thổ là:
A. ns1 (n là số lớp electron)
B. ns2
C. ns2np2
D. (n-1)dxnsy
Cacbon và silic đều có tính chất nào sau đây giống nhau?
A. Đều phản ứng được với NaOH
B. Có tính khử và tính oxi hóa
C. Có tính khử mạnh
D. Có tính oxi hóa mạnh
Chất nào sau đây thuộc loại este?
A. C2H5OH
B. CH3COONH3CH3
C. CH3COONa
D. CH3COOCH=CH2
Dung dịch Ba(HCO3)2 phản ứng với dung dịch nào sau đây không xuất hiện kết tủa?
A. dung dịch Ba(OH)2
B. dung dịch NaOH
C. dung dịch HCl
D. dung dịch Na2CO3
Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)?
A. Axit glutamic
B. Lysin.
C. Alanin
D. Axit amino axetic
Chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là
A. NaHCO3.
B. (NH4)2SO4
C. AlCl3
D. Na2CO3
Phương trình hóa học nào sau đây viết không đúng?
A. NaAlO2 + CO2 + 2H2O Al(OH)3 + NaHCO3
B. Fe + H2SO4 (loãng) FeSO4 + H2
C. 2Al +Fe2O3 Al2O3 +2Fe
D. 2CrO3 + 2NaOH (loãng, dư) Na2Cr2O7 + H2O
Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli(etylen-terephtalat).
B. poli(vinyl cloraa).
C. polietilen
D. poliacrilonitrin
Kim loại M có các tính chất: màu trắng hơi xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, không tan trong các dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nguội. M có trong hemoglobin của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi. Kim loại M là
A. Al.
B. Cr.
C. Fe
D. Zn
Chất nào sau đây không phải là cacbohiđrat?
A. Triolein
B. Sacarozơ
C. Tinh bột.
D. Xenlulozơ
Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42-. Chất được dùng làm mềm mẫu nước cứng trên là
A.NaHCO3.
B.BaCl2
C.Na3PO4
D.H2SO4
Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 5,83 gam
B. 4,83 gam
C. 7,33 gam
D. 7,23 gam
Lượng kết tủa tạo thành khi trộn lẫn dung dịch chứa 0,0075 mol NaHCO3 với dung dịch chứa 0,01 mol Ba(OH)2 là:
A. 0,73875 gam
B. 1,4775 gam
C. 1,97 gam
D. 2,955 gam
Cho dãy các chất sau: Glucozơ, Saccarozơ, Ala-Gly-Glu, Ala-Gly, Glixerol. số chất trong dãy cỏ phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 75%, hấp thụ toàn bộ khí CO5 sinh ra vào dung dịch chứa 0,03 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 6 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 4,536
B. 4,212
C. 3,564
D. 3,888
Đun nóng 8,76 gam Gly-Ala với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 36,96
B. 37,01
C. 37,02
D. 36,90
Kết tinh là một trong những phương pháp phổ biến để tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. Hình bên mô tả các bước tiến hành kết tinh:
a) Hoà tan bão hoà hỗn hợp chất rắn ở nhiệt độ sôi của dung môi
b) Lọc nóng loại bỏ chất không tan.
c) Để nguội cho kết tinh.
d) Lọc hút để thu tinh thể.
Trình tự các bước tiến hành kết tinh đúng là
A. a, b, c, d
B. a, c, b, d
C. b, a, c, d.
D. b, c, a, d
Nhóm chỉ gồm các muối trung hoà là
A. NaH2PO4, NH4H2PO3, KH2PO2
B. (NH4)2HPO3, NaHCO3, KHSO3
C. NH4HSO4, NaHCO3, KHS.
D. CH3COONa, NH4Cl, K3P04
Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, sắn. Công thức phân tử của tinh bột là
A. C12H22O11
B. C6H12O6
C. (C6H10O5)n
D. CH2O
Cho các kết luận sau:
(1) Na và Mg có thể tan tốt trương nước ở nhiệt độ thường.
(2) Al có thể tan trong dung dịch FeCl3 và sinh ra một chất kết tủa mới.
(3) Al có thể tan trong dung dịch Fe2(SO4)3 mà không sinh ra chất kết tủa nào.
(4) Khi cho Ba vào dung dịch H2SO4 loãng ta có thể thu được dung dịch axit hoặc dung dịch bazơ.
Số kết luận đúng là
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
X là axit đơn chức, Y là ancol đơn chức (X, Y đều mạch hở). Cho phản ứng sau:
Biết Z có công thức phân tử C4H8O2. cỏ bao nhiêu cặp chất X, Y phù hợp với điều kiện trên?
A. 4.
B. 1.
C. 2
D.3.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Biết X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. Chất Y và T lần lượt là
A. K2CrO4 và Cr2(SO4)3
B. K2CrO4 và CrSO4
C. K2Cr2O7 và Cr2(SO4)3
D. K2Cr2O7 và CrSO4
Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch PVC là 9500 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và PVC nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152
B. 121 và 114
C. 113 và 114
D. 121 và 152
Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm, nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là
A. Cs
B. Na
C. K.
D. Li
Xà phòng hoá hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm etyl axetat và vinyl axetat bằng 300ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giả trị của m là:
A. 16,4
B. 12,2.
C. 20,4
D. 24,8
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư (2) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3
(3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 (4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3
(5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2SiO3 (6) Cho ure vào dung dịch Ca(OH)2
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 5
B. 3.
C. 6
D. 4
Cho các phát biểu sau:
(1) Nhôm là kim loại lưỡng tính.
(2) Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách đun nóng hỗn hợp quặng photphoric, cát và than cốc ở 1200°C trong lò điện.
(3) Crom (III) oxit và crom (III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính.
(4) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(5) Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon.
(6) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, xảy ra ăn mòn điện hóa học.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 5
C. 4
D. 3
Hỗn hợp X gồm H2 và C3H6 có tỉ khối so với He bằng 5,5. Cho X qua xúc tác Ni, nung nóng thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He bằng 6,875. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa anken là
A. 30%.
B. 20%.
C. 50%.
D. 40%.
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dd chứa a mol Na2SO4 và b mol Al2(SO4)3. Lượng kết tủa tạo ra được biểu diễn bằng đồ thị bên.
Giá trị của a là
A.0,03
B.0,06
C.0,08.
D.0,24
Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các este khi tham gia phản ứng xà phòng hóa đều thu được muối và ancol.
(b) Saccarozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm loãng, đun nóng tạo thành glucozơ và fructozơ.
(c) Glucozơ, fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Aminoaxit thuộc loại hợp chất hữu cơ đa chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH).
(e) Có thể phân biệt tripeptit (Ala-Gly-Val) và lòng trắng trứng bằng phản ứng màu với Cu(OH)2.
(g) PE, PVC, polibutađien, poliisopren, xenlulozơ, amilozơ đều có cấu trúc mạch không nhánh.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1.
Tiến hành điện phân dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol NaCl bằng điện cực trơ, với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 2895 giây thì dừng điện phân, thu được dung dịch X. Cho 0,125 mol bột Fe vào dung dịch X, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,504 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc); đồng thời còn lại 5,43 gam rắn không tan. Tỉ lệ x : y gần nhất là
A. 1,95.
B. 1,90
C. 1,75
D. 1,80
Để thủy phân hết 7,668 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80 ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat, 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với
A. 1,56.
B. 1,25.
C. 1,63
D. 1,42.
Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O, CaO. Hòa tan hết 51,3 gam hỗn hợp X thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 60 gam
B. 54 gam
C. 72 gam
D. 48 gam
Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất |
X |
Y |
Z |
T |
Dung dịch nước brom |
|
Dung dịch mất rnàu |
Kết tủa trắng |
Dung dịch mất màu |
Kim loại Na |
Có khí thoát ra |
|
Có khí thoát ra |
Có khí thoát ra |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Ancol etylic, stiren, phenol, axit acrylic
B. Ancol etylic, stiren, axit axetic, axit acrylic.
C. Axit axetic, benzen, phenol, stiren
D. Axit axetic, axit fomic, stiren, axit acrylic.
Cho a gam dung dịch chứa muối X tác dụng với a gam dung dịch NaOH (có dư), khuấy kĩ cho đến khi phản ứng xảy ra xong, thu được 2a gam dung dịch Y. Cho a gam dung dịch HCl (có dư) tác dụng với 2a gam dung dịch Y, thu được 3a gam dung dịch Z. Muối X là
A. MgCl2
B. Ca(HCO3)2
C. NaHCO3
D. Al2(SO4)3
Hỗn hợp P gồm 2 chất hữu cơ (chỉ chứa một loại nhóm chức) có công thức phân tử là C11H10O4 và C9H10O2. Đốt cháy hoàn toàn 50,6 gam hỗn hợp P thu được 27 gam H2O. Cho 50,6 gam hỗn hợp P trên tác dụng vừa đủ 350 ml dung dịch NaOH 2M thu được chất hữu cơ T và 68,8 gam hỗn hợp gồm 3 muối X, Y, Z (MX > MY > MZ > 90). Khối lượng của X có giá trị gần nhất là
A. 12 gam
B. 15 gam
C. 19 gam
D. 35 gam
Hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, FeO, Mg(OH)2, Al(OH)3. Nung m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thu được (m - 1,44) gam hỗn hợp rắn Y. Để hòa tan m gam hỗn hợp X cần 1,50 lít dung dịch HCl 1M thu được 3,808 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan m gam hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được (m + 108,48) gam muối khan, số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 2,424
B. 2,250
C. 2,725
D. 2,135
Cho hỗn hợp A gồm tetrapeptit X và peptapeptit Y (đều hở và đều tạo bởi Gly và Ala). Đun nóng m gam hỗn hợp A với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn cẩn thận dung dịch thu được (m + 7,9) gam muối khan. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối, được Na2CO3 và hỗn hợp B (khí và hơi). Cho B vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 28,02 gam và có 2,464 lít khí bay ra (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong A là
A. 46,94%
B. 64,63%
C. 69,05%
D. 44,08%
Peptit X (CxHyOzN6) mạch hở tạo bởi một aminoaxit no chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Để phản ứng hết 19 gam hỗn hợp E chứa X, este Y (CnH2n-2O4) và este Z (CmH2m-4O6) cần 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối và hỗn hợp gồm 2 ancol có cùng số cacbon. Lấy toàn bộ muối nung với vôi tôi xút được hỗn hợp F chứa 2 khí có tỉ khối so với H2 là 3,9. Đốt cháy 19 gam E cần 0,685 mol O2 thu được 9,72 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với:
A. 10%.
B. 15%.
C. 20%.
D. 25%