Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 17)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng các nào dưới đây ?
A. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2
B. Điện phân dung dịch MgSO4
C. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2
D. Điện phân nóng chảy MgCl2.
Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường ?
A. Na.
B. Al
C. Fe.
D. Mg
Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, rất độc). X là khí nào sau đây?
A. SO2
B. NO2
C. CO
D. CO2
Tên gọi của hợp chất CH3COOCH3 là
A. Metyl fomat
B. Metyl axetat
C. Etyl fomat
D. Etyl axetat
Cho dãy chất sau: Al(NO3)3, K2CO3, BaCl2 và NaOH. Chất trong dãy tác dụng được với dung dịch CaCl2 là
A. BaCl2
B. Al(NO3)3
C. NaOH
D. K2CO3
Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Metylamin
B. Etylamin
C. Glyxin
D. Anilin
Dãy kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl và khí Cl2 cho cùng một muối ?
A. Cu, Fe, Zn
B. Ni, Fe, Mg
C. Na, Mg, Cu
D. Na, Al, Zn
Số oxi hóa cao nhất của crom thể hiện trong hợp chất nào sau đây ?
A. NaCrO2
B. Na2CrO4
C. CrO
D. Cr2O3
Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ nitron loại tơ nhân tạo gồm
A. Tơ visco và tơ axetat
B. Tơ tằm và tơ nitron.
C. Tơ visco và tơ nilon-6,6
D. Tơ nilon-6,6 và tơ capron
Trong công nghiệp, quặng boxit được dùng làm nguyên liệu chính để sản xuất kim loại
A. Mg
B. Sn
C. Al
D. Cu
Cacbohiđrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường ?
A. Saccarozo
B. Fructozo
C. Mantozo
D. Glucozo
Một loại nước cứng khi đuợc đun sôi, loại bỏ kết tủa thì thu được nước mềm. Trong loại nước cứng này có chứa hợp chất
A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2
B. Mg(HCO3)2, CaCl2
C. Ca(HCO3)2, MgCl2
D. CaSO4, MgCl2
Cho 5,4 gam Al vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3 và 0,3 mol HCl. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,8.
B. 8,4
C. 5,6.
D. 4,2
Cho 1,37 gam Ba vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,03M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,565
B. 2,409
C. 2,205
D. 2,259
Dãy các chất: CH3COOC2H5, CH3OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho 360 gam glucozơ lên men rượu. Toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch NaOH- dư, thu được 318 gam muối Hiệu suất phản ứng lên men là
A. 75,0%.
B. 80,0%.
C. 62,5%.
D. 50,0%.
Cho 0,45 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 275 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 1,45
B. 1,00
C.0,65
D. 0,70
Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ bên) dùng để
A. tách hai chất rắn tan trong dung dịch
B. tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau
C. tách hai chất lỏng không tan vào nhau
D. tách chất lỏng và chất rắn
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là: 2H+ + S2- H2S ?
A. FeS + 2HCl FeCl2 + H2S
B. CuS + H2SO4 loãng CuSO4 + H2S
C. Na2S + 2HCl 2NaCl + H2S
D. 2CH3COOH + K2S 2CH3COOK + H2S.
Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Xenlulozo
B. Saccarozo
C. Fructozo
D. Glucozo
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Thanh Fe nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng.
(2) Thanh Fe có quấn dây Cu nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng.
(3) Thanh Cu mạ Ag nhúng vào dung dịch HCl.
(4) Thanh Fe tráng thiếc bị xước sâu vào tới Fe nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng.
(5) Miếng gang để trong không khí ẩm.
Hãy cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra theo cơ chế ăn mòn điện hóa?
A. 5.
B. 4
C. 3
D. 2
Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z đều có phản ứng tráng bạc, z tác dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là
A. HCOOCH=CHCH3
B. HCOOCH=CH2.
C. CH3COOCH=CH2
D. HCOOCH2CHO
Phát biểu nào sau đây sai?
A. CrO3 tác dụng với dung dịch KOH tạo ra muối K2CrO4
B. Cr2O3 và Cr(OH)3 đều là chất lưỡng tính
C. Trong môi trường kiềm, anion CrO2- bị oxi hóa bởi Cl2 thành anion CrO42-
D. Khi phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, nóng thì kim loại Cr bị khử thành cation Cr3+
Cho các chất sau: metyl fomat, triolein, tinh bột, metylamin, Gly-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường dung dịch NaOH là
A.2
B.5
C.3
D.4
Một cốc nước cứng có chứa 0,1 mol Ca2+, a mol K+; 0,15 mol Cl- và b mol HCO3-. Thêm vào cốc 0,1 mol Ca(OH)2 thì mất hoàn toàn tính cứng, dung dịch trong cốc chỉ chứa duy nhất 1 muối. Đun sôi cốc nước cứng trên đến cạn thu được lượng chất rắn khan là
A. 18,575 gam
B. 21,175 gam
C. 16,775 gam
D. 27,375 gam
Cho triglixerit X tác dụng vừa đủ 45 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được muối natri oleat; 2,085 gam muối natri panmitat và m gam glixerol. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. m gam glixerol tác dụng Na thu được 0,504 lít H2 (đktc).
B. Công thức phân tử của X là C55H102O6
C. X tham gia phản ứng cộng H2 (Ni, t°).
D. X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 2,4 gam Br2
Hai hợp chất M, N có cùng công thức C4H9NO2. Khi cùng đun nóng với dung dịch NaOH, chất M chỉ thu được hai chất X, Y. Còn với chất N, thu được các sản phẩm trong đó có hai chất Z, T. Biết rằng: X và Z là hai muối natri có cùng số nguyên tử cacbon và Z làm mất màu được dung dịch brom; Y và T là các hợp chất hữu cơ; M và N đều không tham gia phản ứng tráng bạc.
Chọn phát biểu đúng
A. X có khối lượng phân tử nhỏ hơn Z
B. Ở điều kiện thường, T là chất lỏng, ít tan trong nước
C. Y và T đều làm quỳ tím (ẩm) chuyển sang màu xanh
D. X tác dụng với HCl, tối đa theo tỉ lệ mol tương ứng là (1 : 2)
Trong các thí nghiệm sau:
(1) Mg phản ứng với dung dịch HNO3 loãng.
(2) Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.
(3) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
(4) K tác dụng với dung dịch CuSO4.
(5) CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư.
(6) Dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(7) FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.
Số thí nghiệm chắc chắn có khí thoát ra là
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4.
Cho các phát biểu:
(a) Oxi hóa bột đồng (II) oxit màu đen bởi khí NH3 (t°) thì thu được chất rắn màu đỏ đồng.
(b) Muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm đặc, nóng giải phóng khí amoniac.
(c) Có thể dùng NaOH rắn để làm khô khí NH3 ẩm.
(d) Muối nitrat thể hiện tính oxi hóa mạnh trong môi trường axit.
(e) Hỗn hợp gồm NaNO3 và Cu (tỉ lệ mol 4 : 1) tan hết trong dung dịch HCl loãng, dư.
(f) Người ta khai thác và nhiệt phân các muối amoni để điều chế khí nito trong công nghiệp.
(g) Các muối photphat đều tan tốt trong nước.
Số phát biểu đúng là
A.6
B.4
C.3
D.2
Hỗn hợp X gồm metan, propen, isopren. Đốt cháy hoàn toàn 10 gam X cần vừa đủ 24,64 lít O2 (đktc). Mặt khác, 10 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là
A. 0,15
B. 0,20
C. 0,25
D. 0,30
Hòa tan m gam hỗn hợp gồm K2O, ZnO vào nước chỉ thu được dung dịch Y trong suốt. Cho từ từ dung dịch HCl vào Y, kết quả được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của m là
A. 125,1
B. 106,3
C. 172,1
D. 82,8
Cho các nhận định sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol.
(b) Dung dịch saccarozơ không tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch phức màu xanh lam.
(c) Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ đều thu được sản phẩm cuối cùng là glucozơ.
(d) Để phân biệt anilin và ancol etylic ta có thể dùng dung dịch brom.
(e) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Số nhận định đúng là
A.5
B.3
C.2
D.4
Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và NaCl 0,8M bằng điện cực trơ, đến khi khối lượng dung dịch giảm 10,2 gam thì dừng điện phân. Cho 0,2 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và còn lại m gam rắn không tan. Giá trị của m là
A. 8,84 gam
B. 7,56 gam
C. 6,04 gam
C. 6,04 gam
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với 720 ml dung dịch NaOH 1,15M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 18,48 gam hơi Z gồm các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 6,048 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,64 gam một chất khí. Giá trị của m gần nhất với
A. 40,8
B. 41,4
C. 27
D. 48,6
Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, K và Ba vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 5,04 lít khí H2 (đktc). Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,475 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
A. 14,30
B. 21,49
C. 13,50
D. 25,48
Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau:
Biết T là chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Anilin, glucozơ, saccarozơ, Lys-Gly-Ala
B. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val-Ala.
C. Etylamin, Glucozơ, Saccarozơ, Lys-Val
D. Etylamin, Fructozơ, saccarozơ, Glu-Val-Ala.
Cho a mol Ba vào dung dịch chứa 2a mol Na2CO3, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhiệt phân hoàn toàn kết tủa Y, lấy khí sinh ra sục vào dung dịch X, thu được dung dịch Z. Chất tan có trong Z là
A. Ba(HCO3)2 và NaHCO3
B. Na2CO3
C. NaHCO3
D. NaHCO3 và Na2CO3
Đốt cháy hết 12,78 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức và một amino axit Z thuộc dãy đồng đẳng của glyxin (MZ > 75) cần dùng 0,545 mol O2, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng 48:49 và 0,01 mol khí N2. Cũng lượng X trên tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan và một ancol duy nhất. Biết dung dịch KOH đã dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Giá trị của m là
A. 15,940
B. 17,380
C. 19,396
D. 17,156
Hòa tan hoàn toàn 29,12 gam hỗn hợp gồm 0,08 mol Fe(NO3)2, Fe, Fe3O4, Mg, MgO, Cu và CuO vào 640 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và hỗn hợp hai khí là 0,14 mol NO và 0,22 mol H2. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, tạo ra kết tủa Y. Lấy Y nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng giảm 10,42 gam so với khối lượng của Y. Nếu làm khô cẩn thận dung dịch X thì thu được hỗn hợp muối khan Z (giả sử quá trình làm khô không xảy ra phản ứng hóa học). Phần trăm khối lượng FeSO4 trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18
B. 24
C. 22
D. 20
Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau (trong đó nX < nY < nZ). Cho 5,16 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 4,36 gam hỗn hợp F gồm hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp T gồm các chất hữu cơ no, đơn chức. Cho F phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 8,64 gam Ag. Khi cho a gam T phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 6,48 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 13,33%.
B. 25,00%.
C. 16,67%.
D. 20,00%.