Tuyển tập 25 đề thi thử thpt quốc gia môn Vật lý có lời giải chi tiết (P14)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tần số của dao động cưỡng bức

A. Bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

B. Nhỏ hơn tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

C. Lớn hơn tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

D. Không liên quan gì đến tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

Câu 2:

Mạng điện dân dụng của Việt Nam đang dùng có tần số là:

A. 50 Hz                      

B. 60 Hz                    

C. 220 Hz                 

D. 100 Hz

Câu 3:

Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,26μm . Công thoát của êlectron ra khỏi kim loại này gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 7,20 eV                   

B. 1,50 eV                 

C. 4,78 eV                

D. 0,45 eV

Câu 4:

Ban đầu có N0  hạt phóng xạ X có chu kì bán rã T. Số hạt của chất X còn lại sau khoảng thời gian 3T, kể từ thời điểm ban đầu là:

A. N03

B. N08

C. 7N08

D. 8 N0

Câu 5:

Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật.

A. Mặt bàn họC.         

B. Cái tivi.                

C. Chiếc nhẫn trơn.   

D. Viên gạch.

Câu 6:

Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt của chất lỏng?

A. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên giọt nước nhỏ trên mặt bản thủy tinh lan rộng thành một hình có dạng bất kì.

B. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên bề mặt của nước ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.

C. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên giọt thủy ngân nhỏ trên mặt bản thủy tinh vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực.

D. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên bề mặt của thủy ngân ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.

Câu 7:

Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí?

A. Chuyển động hỗn loạn.

B. Chuyển động không ngừng.

C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.

D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

Câu 8:

Mạch dao động lý tưởng: C=50μF , L = 5 mH. Hiệu điện thế cực đại ở hai bản tụ là 6 (V) thì dòng điện cực đại chạy trong mạch là:

A. 0,06 A                    

B. 0,12 A                  

C. 0,60 A                  

D. 0,77 A

Câu 9:

Một đám nguyên tử hiđro đang ở trạng thái kích thích mà electron chuyển động trên quỹ đạo dừng N. Khi electron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có bao nhiêu vạch?

A. 5                             

B. 1                           

C. 6                           

D. 4

Câu 10:

Hãy chọn câu đúng. Công thức liên hệ giữa tốc độ sóng v, bước sóng λ , chu kì T và tần số f của sóng:

A. λ=vf                        

B. λT=vf                    

C. v=λT=λf               

D. λ=vT=vf

Câu 11:

Biến điệu sóng điện từ là:

A. Tách sóng điện từ âm tần ra khỏi sóng điện từ cao tần.

B. Biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ.

C. Làm cho biên độ của sóng điện từ tăng lên.

D. Trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần.

Câu 12:

Tia hồng ngoại được dùng:

A. Để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.

B. Trong y tế dùng để chụp điện, chiếu điện.

C. Để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.

D. Để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm

Câu 13:

Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?

A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.

B. Một quả táo nhỏ rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.

C. Một vận động viên nhảy cầu đang lao từ trên cao xuống mặt nước.

D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

Câu 14:

Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?

A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.

B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau

C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau

D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.

Câu 15:

Quang phổ liên tục phát ra bởi hai vật khác nhau thì:

A. Hoàn toàn khác nhau ở mọi nhiệt độ.

B. Hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ.

C. Giống nhau, nếu mỗi vật có một nhiệt độ phù hợp.

D. Giống nhau, nếu chúng có cùng nhiệt độ.

Câu 16:

Một âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng làv1; v2;v3. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. v2>v1>v3                             

B. v3>v2>v1             

C. v2>v3>v1             

D. v1>v2>v3 

Câu 17:

Từ thông xuyên qua một khung dây dẫn phẳng biến thiên điều hòa theo thời gian theo quy luật ϕ=ϕ0cosωt+φ1 làm cho trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng e=E0 cosωt+φ2 Hiệu φ2-φ1 nhận giá trị là:

A. 0                             

B. -π2                        

C. π2                          

D. π 

Câu 18:

Hai xe tải giống nhau, mỗi xe có khối lượng 2.104kg, ở cách xa nhau 40 m. Hỏi lực hấp dẫn giữa chúng bằng bao nhiêu phần trọng lượng P của mỗi xe ? Lấy G=6,67.10-11 N.m2/kg2; g=9.8 m/s2.

A. 34.10-10P                  

B.34.10-8P                  

C. 85.10-8P                 

D. 85.10-12P 

Câu 19:

Cho một đoạn mạch điện xoay chiều gồm hai trong ba phần tử R, cuộn dây thuần cảm L, hoặc tụ C mắc nối tiếp. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu mạch trễ pha hơn cường độ dòng điện trong mạch một gócπ6. Hai phần tử đó là hai phần tử nào?

A. R và L                     

B. Lvà C                   

C. R và C                  

D. R, L hoặc L, C

Câu 20:

Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách:

A. Cho vật cọ xát với vật kháC.                   

B. Cho vật tiếp xúc với vật khác,

C. Cho vật đặt gần một vật kháC.                

D. Cho vật tương tác với vật kháC.

Câu 21:

Một vật khối lượng m=2 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực nằm ngang 5N, vật chuyển động và đi được 10 m. Vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 50 cm/s                   

B. 50 m/s                  

C. 7,1 cm/s                

D. 7,1 m/s

Câu 22:

Đối với toàn mạch thì suất điện động của nguồn điện luôn có giá trị bằng

A. Độ giảm điện thế mạch ngoài.

B. Độ giảm điện thế mạch trong.

C. Tổng các độ giảm điện thế cả mạch ngoài và mạch trong.

D. Hiệu điện thế giữa hai cực của nó.

Câu 23:

Một electron đang chuyển động với tốc độ v=0,6 c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không). Nêu tốc độ của nó tăng lên 4/3 lần so với ban đầu thì động năng của electron sẽ tăng thêm một lượng:

A. 512m0c2                    

B.23m0c2                    

C. 53m0c2                   

D. 37120m0c2 

Câu 24:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A=10cm. Đồ thị biểu thị mối liên hệ giữa động năng và vận tốc của vật dao động được cho như hình bên. Chu kì và độ cứng của lò xo lần lượt là:

A. 1 s và 4 N/m           

B. 271 s và 40 N/m

C. 2:r s và 4 N/m         

D. 1 s và 40 N/m

Câu 25:

Một dung dịch hấp thụ bức xạ có bước sóng λ1 và phát ra bức xạ có bước sóng λ2 (với λ2=1,5λ1). Người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ. Số phôtôn bị hấp thụ dẫn đến sự phát quang chiếm tỉ lệ là 1/5 của tổng số phôtôn chiếu tới dung dịch. Hiệu suất của sự phát quang của dung dịch là:

A. 13,33%                   

B. 11,54%                 

C. 7,50%                   

D. 30,00%

Câu 26:

Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt là: x1=A1cosωt-π6 cm và x2=A2cosωt+π2 cm. Dao động tổng hợp có biên độ 3 cm. Để biên độ A1 có giá trị cực đại thì A2 phải có giá trị là:

A. 3 cm                     

B.1 cm                      

C. 2 cm                     

D. 23 cm

Câu 27:

Một chất điểm dao động điều hòa không ma sát với biên độ A. Khi vừa qua khỏi vị trí cân bằng một đoạn s, động năng của chất điểm là 1,8J. Đi tiếp một đoạn s nữa thì động năng chỉ còn 1,5J. Tỉ số sA  có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,83                       

 B. 0,23                      

C. 0,5                        

D. 0,92

Câu 28:

Một nguồn phát sóng dao động điều hòa tạo ra sóng tròn đồng tâm O truyền trên mặt nước với bước sóngλ. Hai điểm M và N thuộc mặt nước, nằm trên hai phương truyền sóng mà các phần tử nước đang daọ động. Biết OM=8λ; ON=12λ,  và OM vuông góc với ON. Trên đoạn MN, số điểm mà phần tử nước dao động  ngược pha với dao động của nguồn O là:

A. 5                             

B. 4                           

C. 6                           

D . 7

Câu 29:

Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 16 cm, dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng với phương trình uA=2cos 40πt cm và uB=2cos( 40πt+π) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. Gọi M là một điểm thuộc mặt chất lỏng, nằm trên đường thẳng Ax vuông góc với AB, cách A một đoạn ngắn nhất mà phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách AM bằng:

A. 1,42 cm                   

B. 2,14 cm                

C. 2,07 cm                

D. 1,03 cm

Câu 30:

Một đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R, độ tự cảm L nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thay đổi đượC. Điện áp hai đầu mạch có biểu thức: u=U2cos 100πt (V). Khi C=C1 thì công suất mạch là P=240W và cường độ dòng điện qua mạch là i=I0 cos100πt+π3 (A). Khi C=C2 thì công suất đạt cực đại và có giá trị:

A. 960 W                     

B. 480 W                  

C. 720 W                  

D. 360 W

Câu 31:

Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1 A. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 3A. Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là:

A. 47(A)                   

B. 477 (A)                

C. 23  (A)               

D. 23A

Câu 32:

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng I-âng. Nguồn S phát ra đồng thời ba ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là  λ1=0,4 mm;λ2=0,5 mm;λ3=0,75 mm. Số vân sáng đơn sắc quan sát được nằm giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống vân sáng trung tâm?

A.27                            

B. 32                         

C. 35                         

D. 22

Câu 33:

Một ra đa ở trên mặt đất có tọa độ 20°57' vĩ độ bắc 107°02'kinh độ đông phát ra tín hiệu sóng điện từ truyền thẳng đến hai con tàu có cùng vĩ tuyển có tọa độ lần lượt là 109°02’ kinh độ đông và 109°19' kinh độ đông. Biết bán kính Trái Đất là R=6400 km , tốc độ truyền sóng điện từ là c, lấyπ=3,14. Khoảng thời gian tính từ lúc phát đến lúc thu sóng của ra đa đến hai con tàu chênh lệch nhau một khoảng gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 0,21 ms                   

B. 0,11 ms                

C. 0,01 ms                

D. 0,22 ms

Câu 34:

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi u=220V , tần số f thay đổi. Khi thay đổi tần số của mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, người ta vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tổng trở của toàn mạch vào tần số như hình bên. Tính công suất của mạch khi xảy ra cộng hưởng.


A. 200 W                     

B. 220 W                 

C. 484 W                     

D. 400 W

Câu 35:

Một lò phản ứng phân hạch của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có công suất 200 MW. Cho rằng toàn bộ năng lượng mà lò phản ứng này sinh ra đều do sự phân hạch của U235 và đồng vị này chỉ bị tiêu hao bởi quá trình phân hạch. Coi mỗi năm có 365 ngày; mỗi phân hạch sinh ra 200 MeV; số A-vô-ga-đrôNA=6,02.1023mol-1. Khối lượng U235 mà lò phản ứng tiêu thụ trong 3 năm là;

A. 461,6 kg                 

B. 230,8 kg               

C. 230,8 g                 

D. 461,6 g.

Câu 36:

Dụng cụ thí nghiệm gồm; máy phát tần số; nguồn điện; sợi dây đàn hồi; thước dài.

Để đo tốc độ sóng truyền trên sợi dây người ta tiến hành thí nghiệm tạo sóng dừng  trên dây với các bước như sau:

 a. Đo khoảng cách giữa hai nút liên tiếp 5 lần.

b.  Nối một đầu dây với máy phát tần, cố định đầu còn lại.

c. Bật nguồn nối với máy phát tần và chọn tần số 100Hz.

d. Tính giá trị trung bình và sai số của tốc độ truyền sóng.

e. Tính giá trị trung bình và sai số của bước sóng.

Sắp xếp thứ tự đúng trình tự tiến hành thí nghiệm

A. b, c, a, e, d              

B. b, c, a, d, e            

C. e, d, c, b, a            

D. a, b, c, d, e

Câu 37:

Mạch kín tròn (C) nằm trong cùng mặt phẳng P với dòng điện thẳng I (hình vẽ). Hỏi trường hợp nào dưới đây, từ thông qua (C) biến thiên.?

A. (C) dịch chuyển trong P lại gần I hoặc ra xa I.

B. (C) dịch chuyển trong P với vận tốc song song với dòng I.

C. (C) cố định, dây dẫn thẳng mang dòng I chuyển động tịnh tiến dọc theo chính nó.

D. (C) quay xung quanh dòng điện thẳng I.

Câu 38:

Một kính lúp có ghi 5x trên vành của kính. Người quan sát có khoảng cực cận OCC=20 cm cm ngắm chừng ở vô cực để quan sát một vật. Số bội giác của kính có trị số nào?

A. 5.                            

B. 4.                          

C. 2.                          

D. Khác A, B, C.

Câu 39:

Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm năm thành phần đơn sắc; tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc:

A. Tím, lam, đỏ           

B. Đỏ, vàng, lam       

C. Đỏ, vàng              

D. Lam, tím

Câu 40:

Cho mạch điện như hình vẽ:E=13,5 V;r=1Ω; R1=3Ω; R2=R3=4Ω  .Bình điện phân đựng dung dịchCuSO4, anốt bằng đồng, có điện trởR2=4Ω. Tính khối lượng đồng thoát ra ở catốt sau thời gian t=3 phút 13 giây . Cho khối lượng nguyên từ của Cu bằng 64 và n=2.

A. 0,096 g                   

B. 0,288 g

C. 0,192 g                   

D. 0,200 g