Tuyển tập đề ôn thi Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 4)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Kim loại tan được trong dung dịch NaOH là:
A. Fe
B. Cr
C. Mg
D. Zn
Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl đậm đặc?
A. Ag
B. Cr
C. Fe
D. Al
Phản ứng nào sau đây không xẩy ra?
A. Cho FeCl3 vào dung dịch AgNO3
B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng nguội.
C. Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.
D. Cho Mg vào dung dịch NaOH
Các ion nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?
A. Na+, Br-, SO42-, Mg2+.
B. Zn2+, S2-, Fe2+, NO3-.
C. NH4+, SO42-, Ba2+, Cl-.
D. Al3+, Cl-, Ag+, PO43-.
Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng ở điều kiện thích hợp, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là
A. 30%.
B. 20%.
C. 17,14%.
D. 34,28%.
Cho khí H2S lội từ từ đến dư vào 500ml dung dịch hỗn hợp chứa CuCl2 1M và FeSO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng kết tủa thu được là
A. 56 gam.
B. 92 gam.
C. 44 gam.
D. 48 gam.
Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,03 mol HCl vào dung dịch chứa 0,02 mol K2CO3 thì thể tích CO2 thu được (đktc) là
A. 0,112 lít.
B. 0,448 lít.
C. 0,224 lít.
D. 0,336 lít.
Loại đạm sau đây không nên dùng để bón cho đất chua là
A. NH4Cl.
B. Ca(NO3)2.
C. NaNO3.
D. (NH4)2CO3.
Hỗn hợp kim loại Fe2O3 và Cu có thể tan hoàn toàn trong dung dịch nào sau đây?
A. NaOH
B. AgNO3
C. FeCl3
D. H2SO4 loãng.
Cho m gam Al vào dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 4,05
B. 2,7
C. 5,4
D. 3,78
Phản ứng nào sau đây tạo ra hỗn hợp hai muối?
A. Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư
B. Cho CrO3 vào dung dịch NaOH
C. Cho KHCO3 vào dung dịch NaOH (vừa đủ)
D. Cho Cr2O3 vào dung dịch HCl (loãng, nóng)
Cho m gam Na và Al vào nước thu được 4,48 lít khí H2(đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp trên vào NaOH dư thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 10,4
B. 10,0
C. 8,85
D. 12,0
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thành phần chính của quặng manhetit là Fe3O4.
B. Cho Fe vào dung dịch NaOH thu được khí H2.
C. Cho Na vào dung dịch CuSO4 thu được kim loại Cu.
D. Các kim loại Zn, Al, Na đều chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng nóng thu được 3,36 lít H2 (đktc), dung dịch X và 10 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 20,4
B. 18,4
C. 8,4
D. 15,4
Chất nào sau đây là polisaccarit?
A. glucozơ
B. fructozơ
C. tinh bột
D. saccarozơ
Chất nào sau đây là amin bậc 3?
A. C2H5NH2
B. CH3NHCH3
C. Anilin
D. (CH3)3N
Cho 8 gam NaOH vào dung dịch chứa 0,25 mol Gly thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là?
A. 19,04
B. 25,12
C. 23,15
D. 20,52
Tính chất nào sau đây không phải của triolein?
A. Là chất lỏng ở điều kiện thường.
B. Tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo ra dung dịch xanh lam.
C. Thủy phân hoàn toàn trong dung dịch NaOH, thu được xà phòng.
D. Tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra tristearin.
Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: H2SO4, CaCl2, NaOH, Na2CO3, Na2SO4, Ca(OH)2, Mg(NO3)2, HCl. Số trường hợp xảy ra phản ứng là
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
Cho 4,05 gam glucozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 10,8
B. 4,86
C. 8,64
D. 12,96
Hỗn hợp X chứa một anken và ba amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 4,55 gam X cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,784 lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 9,24
B. 8,96
C. 11,2
D. 6,72
Cho sơ đồ phản ứng trong dung dịch:
Alanin X Y.
(X, Y là các chất hữu cơ và HCl dùng dư). Công thức của Y là
A. ClH3N-(CH2)2-COOH.
B. ClH3N-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH(CH3)-COONa.
D. ClH3N-CH(CH3)-COONa.
Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, HCOONH4, (CH3NH3)2CO3, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3COOH, H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH và HCl là?
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol một chất béo X cần dùng vừa đủ 6,36 mol O2. Mặt khác, cho lượng X trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,32 mol Br2 tham gia phản ứng. Nếu cho lượng X trên tác dụng hết với NaOH thì khối lượng muối khan thu được là?
A. 72,8
B. 88,6
C. 78,4
D. 58,4
Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon –6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polibutađien, tơ visco. Số polime tổng hợp có trong dãy là:
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5
Cho m gam Zn vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M và Fe2(SO4)3 0,5M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X có khối lượng tăng lên 6,62 gam. Giá trị của m là:
A. 14,30
B. 13,00
C. 16,25
D. 11,70
Đốt cháy hoàn toàn 25,6 gam một este thuần chức X, mạch hở thu được 49,28 gam CO2 và 17,28 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng một lượng vừa đủ dung dịch chứa NaOH thì thu được 18,4 gam một ancol và m gam muối. Giá trị của m là:
A. 26,8
B. 29,6
C. 19,6
D. 33,2
Đốt cháy hoàn toàn 1,5 gam của mỗi hợp chất hữu cơ X, Y, Z đều thu được 0,9 gam H2O và 2,2 gam CO2. Điều khẳng định đúng nhất là
A. Ba chất X,Y, Z có cùng công thức đơn giản nhất.
B. Ba chất X,Y, Z là các chất có cùng phân tử khối.
C. Ba chất X,Y, Z là đồng đẳng của nhau.
D. Ba chất X,Y, Z là các đồng phân của nhau.
Cân 3,33 gam chất hữu cơ X (chứa C, H, O) rồi trộn đều với bột CuO dư và nung nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn hấp thụ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng nước vôi trong dư tách được 18 gam kết tủa và nhận thấy khối lượng dung dịch trong bình giảm 8,19 gam. Nếu phân tử khối của X nhỏ hơn 260 thì CTPT của X là
A. C12H14O4.
B. C6H7O2.
C. C10H14O4.
D. C5H7O2.
Cho 3,38 gam hỗn hợp Y gồm CH3COOH, CH3OH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na, thu được 672 ml khí (đkc) và dung dịch. Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp muối khan Y1. Khối lượng muối Y1 là
A. 3,87 gam.
B. 3,61 gam
C. 4,7 gam.
D. 4,78 gam
Cho 10,6g hỗn hợp 2 ancol đơn chức no kế tiếp nhau tác dụng hết với Na tạo thành 2,24 lít H2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng của ancol có khối lượng phân tử lớn hơn là
A. 30,19%
B. 43,4%
C. 56,6%
D. 69,81%
Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2đến dư vào dung dịch chứa AlCl3 x (mol) và Al2(SO4)3 y (mol). Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của x + y là?
A. 0,07
B. 0,06
C. 0,09
D. 0,08
Cho các phát biểu sau:
(1). Các amin đều phản ứng được với dung dịch HCl.
(2). Tripanmitin, tristearin đều là chất rắn ở điều kiện thường.
(3). Phản ứng thủy phân chất béo trong (NaOH, KOH) là phản ứng xà phòng hóa.
(4). Sản phẩm trùng ngưng metylmetacrylat được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
(5). Các peptit đều có phản ứng màu biure.
(6). Tơ nilon – 6 có chứa liên kết peptit.
(7). Dùng H2 oxi hóa glucozơ hay fructozơ đều thu được sobitol.
Tổng số phát biểu đúng là:
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
Cho các thí nghiệm sau:
(1). Cho NO2 vào dung dịch NaOH.
(2). Cho HCl vào dung dịch K2Cr2O7
(3). Cho HCl vào dung dịch Fe(NO3)3
(4). Cho BaCl2 vào dung dịch K2CrO4
(5). Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và HCl
(6). Đốt Ag ở nhiệt độ cao ngoài không khí.
Số thí nghiệm xẩy ra phản ứng oxi hóa khử là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Một este X mạch hở có khối lượng m gam. Khi thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch KOH lấy dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được m1 gam một ancol Y (Y không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2) và 18,20 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m1 gam Y bằng oxi dư, thu được 13,2 gam CO2 và 7,20 gam H2O. Giá trị của m là
A. 10,6.
B. 16,2.
C. 11,6.
D. 14,6.
Hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y (X, Y đều no, mạch hở) và peptit Z (mạch hở tạo ra từ các α –amino axit no, mạch hở). Cho 0,2 mol hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 0,9 mol HCl hoặc 0,8 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 150 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm m gam. Giá trị của m gần nhất với?
A. 60
B. 65
C. 58
D. 55
Sục V lít CO2 ở (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 1M và NaOH 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho HCl dư vào X thu được 3,36 lít CO2 ở (đktc). Giá trị của V là
A. 8,96.
B. 7,84.
C. 4,48.
D. 6,72.
Đốt cháy hỗn hợp dạng bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được 12,8 gam hỗn hợp X. Hòa tan hết X trong a gam dung dịch HNO3 63% (dùng dư), kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Để tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch Y cần dùng 0,3 mol Ba(OH)2; đồng thời thu được 45,08 gam kết tủa. Giá trị gần nhất của a là
A. 150.
B. 155.
C. 160.
D. 145.
Hòa tan hết 0,6 mol hỗn hợp X gồm Mg, Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 1,08 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng là 103,3 gam và 0,1 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cô cạn dug dịch Y, lấy muối đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 31,6 gam rắn khan. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào Y (không có mặt oxi), thu được 42,75 gam hỗn hợp các hiđroxit. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)3 trong hỗn hợp X là:
A. 30,01%
B. 35,01%
C. 43,9%
D. 40,02%
X,Y là hai hữu cơ axit mạch hở ( MX< MY ). Z là ancol no, T là este hai chức mạch hở không nhánh tạo bởi X, T, Z. Đun 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F chứa hai muối có số mol bằng nhau. Cho Z vào bình chứa Na dư thấy bình tăng 19,24 gam và thu được 5,824 lít H2 ở đktc. Đốt hoàn toàn hỗn hợp F cần 15,68 lít O2 (đktc) thu được khí CO2, Na2CO3 và 7,2 gam H2O. Phần trăm số mol của T trong E gần nhất với:
A. 52,8%
B. 30,5%
C. 22,4%
D. 18,8%