Tuyển tập đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải (đề số 10)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Loại than có khả năng hấp phụ mạnh, được dùng nhiều trong mặt nạ phòng độc, trong công nghiệp hoá chất và trong y học gọi là

A. than hoạt tính

B. than gỗ

C. than chì

D. than cốc

Câu 2:

Vật liệu nào dưới đây thuộc chất dẻo

A. Policaproamit

B. Polibutađien

C. Poli (vinyl xianua).

D. Poli (vinyl clorua).

Câu 3:

Hợp chất nào dưới đây không tác dụng dung dịch NaOH loãng

A. Al(OH)3

B. Al2O3.

C. Cr(OH)3.

D. Cr2O3

Câu 4:

Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?

A. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt

B. Gắn đồng với kim loại sắt

C. Tráng kẽm lên bề mặt sắt

D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt

Câu 5:

Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Na và 0,2 mol Al vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24

B. 7,84        

C. 6,72

D. 4,48

Câu 6:

Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3CH(CH3)NH2

A. Etylmetylamin

B. Isopropylamin 

C. Isopropanamin

D. Metyletylamin

Câu 7:

Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là

A. HCl, NaOH, Na2CO3

B. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3

C. NaOH, Na3PO4, Na2CO3

D. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3

Câu 8:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Este isoamyl axetat có mùi chuối chín

B. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH

C. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức

D. Etylen glicol là ancol no, đơn chức, mạch hở

Câu 9:

Hỗn hợp X gồm H2NCH2COOH (9,0 gam) và CH3COOC2H5 (4,4 gam). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 16,94

B. 15,74

C. 19,24

D. 11,64

Câu 10:

Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm?

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 11:

Phản ứng nào sau đây không thu được anđehit?

A. CH2=CH2 + O2xt, to

B. (CH3)2CH-OH + CuO xt, to

C. CH4 + O2 xt, to

D. CH≡CH + H2xt, to

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Xesi (Cs) là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong các kim loại kiềm

B. Liti (Li) là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất trong tất cả các kim loại

C. Ở điều kiện thường, các kim loại kiềm đều khử được nước tạo dung dịch kiềm

D. Các kim loại kiềm từ Li đến Cs có nhiệt độ nóng chảy tăng dần

Câu 13:

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol đơn chức X trong 31,36 lít O2 (dư) (đktc), thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 2 mol. Ancol X có số đồng phân cấu tạo là

A. 4

B. 8

C. 6

D. 2

Câu 14:

Trong phòng thí nghiệm, khí amoniac được điều chế bằng cách cho muối amoni tác dụng với kiềm (ví dụ Ca(OH)2) và đun nóng nhẹ. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn phương pháp thu khí NH3 tốt nhất?

A. Hình 3

B. Hình 1

C. Hình 4

D. Hình 2

Câu 15:

Phát biểu nào về cacbohiđrat là đúng?

A. Thủy phân hoàn toàn saccarozơ trong môi trường axit, các sản phẩm đều làm mất màu nước brom

B. Trong môi trường axit, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ

C. Glucozơ kém ngọt hơn so với saccarozơ

D. Amilopectin và xenlulozơ đều là polime thiên nhiên và có mạch cacbon phân nhánh

Câu 16:

Cho 15,94 gam hỗn hợp gồm alanin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho 450 ml dung dịch HCl 0,8M vào dung dịch X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m

A. 33,91 gam

B. 33,48 gam        

C. 32,75 gam

D. 27,64 gam

Câu 17:

Thí nghiệm nào sau đây thu được dung dịch chỉ chứa một muối sau khi kết thúc phản ứng là

A. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3

B. Sục a mol khí CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2

C. Cho a mol Fe vào dung dịch chứa 3a mol AgNO3

D. Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng dư

Câu 18:

Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Phụ nữ sau sinh, hay bị choáng do thiếu máu nên bổ sung thêm nguyên tố canxi

B. Heroin và cần sa đều thuộc nhóm chất ma túy

C. Cafein, rượu đều thuộc nhóm chất gây nghiện

D. β-Caroten là tiền chất vitamin A giúp tránh khô mắt và giúp sáng mắt hơn

Câu 19:

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam triglyxerit X với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm natri oleat, natri stearat và 48,65 gam natri panmitat. Giá trị của m là

A. 150,50 gam

B. 155,40 gam

C. 150,15 gam

D. 150,85 gam

Câu 20:

Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của ba chất hữu cơ X, Y, Z được trình bày trong bảng sau:

X, Y, Z tương ứng là chất nào sau đây?

 

A. Ancol etylic, glyxin, phenol

B. Phenol, ancol etylic, glyxin

C. Phenol, glyxin, ancol etylic 

D. Glyxin, phenol, ancol etylic

Câu 21:

Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit mạnh). Loại quặng đó là

A. Xiđerit

B. Manhetit

C. Hematit

D. Pirit sắt

Câu 22:

Cho m gam kim loại gồm Mg và Al vào 500 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO31M, sau phản ứng hoàn toàn thu được (m + 57,8) gam 2 kim loại. Cho lượng kim loại vừa thu được tác dụng với HNO3 dư thu được 6,72 lít NO (đktc). Giá trị của m gần nhất với

A. 15

B. 8

C. 9

D. 11

Câu 23:

Cho dãy các chất sau: Al2O3, Zn(OH)2, FeO, MgO, Pb(OH)2. Số chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 24:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

1) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng

2) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;

3) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;

4) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 25:

Hòa tan 5,73 gam hỗn hợp X gồm NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 vào nước dư thu được dung dịch Y. Trung hòa hoàn toàn Y cần 75 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Khối lượng kết tủa thu được khi cho Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư là

A. 16,776 gam. 

B. 18,385 gam

C. 18,855 gam

D. 12,57 gam

Câu 26:

Cho các nhận định sau:

(1) Tính chất vật lý chung của các kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và tính ánh kim.

(2) Trong các phản ứng, các kim loại chỉ thể hiện tính khử.

(3) Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm IA chỉ có một mức oxi hóa duy nhất là +1.

(4) Bạc là kim loại có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại.

(5) Nhôm, sắt, crom thụ động với dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

Số nhận định đúng là

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 27:

Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau MX< MY) và một amino axit Z (phân tử có một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol M thu được khí N2; 14,56 lít CO2 ở đktc và 12,6 gam H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với x mol HCl. Nhận xét không đúng là

A. Phần trăm khối lượng của Z trong M là 32,05%.

B. Giá trị của x là 0,075

C. Phần trăm khối lượng của Y trong M là 40%.

D. X có phản ứng tráng bạc

Câu 28:

Cho các phát biểu sau:

(1) Ở điều kiện thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch lòng trắng trứng (anbumin) trong môi trường kiềm.

(2) Ở nhiệt độ thường, dung dịch fructozơ tác dụng được với dung dịch brom.

(3) Ở điều kiện thường, các polipeptit tan tốt trong nước.

(4) Poliacrilonitrin thuộc loại tơ vinylic.

(5) Đun nóng glucozơ trong điều kiện thích hợp thu được xenlulozơ.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 29:

Cho m gam hỗn hợp gồm Al4C3, CaC2 và Ca vào nước (dùng rất dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X và 3,12 gam kết tủa. Cho hỗn hợp khí X đi chậm qua Ni, đun nóng thu được hỗn hợp khí Y chỉ chứa các hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 bằng 9,45. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br2 dư, thấy lượng Br2 phản ứng là 19,2 gam. Giá trị của m là.

A. 25,48 gam

B. 23,08 gam

C. 21,12 gam

D. 24,00 gam

Câu 30:

Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H6O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng

A. Chất Y có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic

B. Chất Z có số nguyên tử H bằng số nguyên tử O

C. Chất Z không tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Chất X có mạch cacbon phân nhánh

Câu 31:

Cho 60 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào dung dịch NaCl, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khối lượng dung dịch giảm 24,88 gam thì dừng điện phân, thu được dung dịch Y chỉ chứa hai chất tan và ở anot thoát ra V lít khí (đktc). Nhúng thanh Mg vào Y, kết thúc phản ứng, thấy khối lượng thanh Mg giảm 3,36 gam. Giá trị của V là:

A. 3,584 lít 

B. 3,920 lít

C. 3,808 lít

D. 4,032 lít

Câu 32:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Đun nóng nước cứng tạm thời.

(2) Điện phân dung dịch CuSO4, điện cực trơ.

(3) Cho bột Al vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

(4) Ngâm mẩu Ba vào dung dịch AgNO3.

(5) Cho bột lưu huỳnh vào CrO3.

(6) Cho bột Cu vào dung dịch KNO3 và NaHSO4.

Số thí nghiệm tạo ra chất khí là:

A. 5

B. 3

C. 4

D. 6

Câu 33:

Hỗn hợp X gồm C6H12O6 và C12H22O11. Hỗn hợp Y gồm HCOOCH3 và CH2(COOCH3)2. Đốt cháy hoàn toàn 14,46 gam hỗn hợp E chứa X và Y cần dùng 0,5 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2 và nước được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được dung dịch X có khối lượng giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là.

A. 17,86 gam

B. 19,54 gam

C. 19,00 gam

D. 18,46 gam

Câu 34:

Cho các phát biểu sau:

(1) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH, thu được natri axetat và anđehit axetic.

(2) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(3) Ở điều kiện thường, alanin là chất rắn.

(4) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.

(5) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.

(6) Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.

(7) Liên kết peptit là liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị a-aminoaxit.

(8) Các dung dịch glyxin, alanin và lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.

Số phát biểu đúng là:

A. 5

B. 4

C. 6

D. 7

Câu 35:

Hòa tan hết 5,52 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch chứa 0,54 mol NaHSO4 và 0,08 mol HNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm 3 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 7,875. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, đun nóng thu được 8,12 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của khí có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Y là

A. 12,70%

B. 7,94%

C. 6,35%

D. 8,12%

Câu 36:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

1. Hòa tan hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (cùng số mol) vào dung dịch HCl loãng dư.

2. Cho KHS vào dung dịch KHSO4 vừa đủ.

3. Cho CrO3 tác dụng với dung dịch NaOH dư.

4. Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư.

5. Cho hỗn hợp bột gồm Ba và NaHSO4 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào lượng nước dư.

6. Cho 1 mol NaOH vào dung dịch chứa 1 mol Ba(HCO3)2.

7. Cho 1 mol NaHCO3 vào dung dịch chứa 1 mol Ba(OH)2.

8. Cho FeS2 vào dung dịch HNO3 dư.

Số thí nghiệm luôn thu được hai muối là:

A. 5

B. 7

C. 6

D. 4

Câu 37:

Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức mạch hở (đều không no; gốc axit hơn kém nhau một nguyên tử C; số liên kết π hơn kém nhau 1) và 1 este 2 hai chức mạch hở. Hiđro hoá hết 31,72 gam hỗn hợp X cần 0,26 mol H2 (Ni, to). Đốt 31,72 gam X cần 1,43 mol O2. Để phản ứng hết 31,72 gam X cần 0,42 mol NaOH thu được hỗn hợp Y gồm 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp muối của các axit cacboxylic. Cho Y vào bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng thêm 14,14 gam. % khối lượng este 2 chức trong X gần nhất với

A. 49,5%

B. 43,5%

C. 48,5%

D. 44,5%

Câu 38:

Hỗn hợp P gồm ancol A, axit cacboxylic B (đều no, đơn chức, mạch hở) và este C tạo ra từ AB. Đốt cháy hoàn toàn m gam P cần dùng vừa đủ 0,36 mol O2, sinh ra 0,28 mol CO2. Cho m gam P trên vào 250 ml dung dịch NaOH 0,4M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Q. Cô cạn dung dịch Q còn lại 7,36 gam chất rắn khan. Người ta cho thêm bột CaO và 0,96 gam NaOH vào 7,36 gam chất rắn khan trên rồi nung trong bình kín không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được a gam khí. Giá trị a gần nhất với?

A. 1,7 gam

B. 2,1 gam

C. 2,5 gam

D. 2,9 gam

Câu 39:

Chia m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg, Fe (trong đó Fe chiếm 39,264% về khối lượng) thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được dung dịch Y. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch Y thì thu được 90,435 gam kết tủa. Cho phần 2 tác dụng hết với khí clo (dư) thì thu được hỗn hợp muối Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 93,275 gam kết tủa. Giá trị m gần nhất với

A. 5,6.

B. 22,8.

C. 28,2

D. 11,3.

Câu 40:

X là este của aminoaxit, Y và Z là hai peptit (MY < MZ) có số nguyên tử nitơ liên tiếp nhau; X, Y, Z đều mạch hở, không phân nhánh. Đun nóng hết 56,73 gam hỗn hợp H gồm X, Y, Z trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được hỗn hợp muối N (chỉ chứa 3 muối natri của glyxin, alanin, valin; biết số mol muối của alanin là 0,08 mol) và 14,72 gam ancol M. Dẫn hết M qua CuO đun nóng, thì thu được 21,12 gam hỗn hợp hơi gồm anđehit, nước, ancol dư. Đốt cháy toàn bộ N cần vừa đủ 1,7625 mol O2, thu được 36,57 gam Na2CO3. % khối lượng Z trong H có giá trị gần nhất với

A. 6% 

B. 8%

C. 9%

D. 7%