Tuyển tập đề thi minh họa môn Hóa Học cực hay có lời giải (đề số 9)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Khử mùi tanh của cá (chủ yếu do trimetylamin gây nên) bằng
A. Giấm ăn
B. Mì chính.
C. Dầu ăn.
D. Muối ăn.
Đường mía, đường phèn có thành phần chính là đường nào dưới đây?
A. Glucozơ.
B. Mantozơ
C. Saccarozơ
D. Fructozơ.
Phát biểu sai là
A. Các chất béo không no có khả năng phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
B. Các amino axit thiên nhiên là cơ sở kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.
C. Trong dung dịch, các α-aminoaxit tồn tại chủ yếu dưới dạng phân tử.
D. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. trong công nghiệp để tráng gương, tráng ruột phích người ta dùng glucozơ
B. axit axetic, axit fomic, etanol, metanol tan vô hạn trong nước
C. để sản xuất phenol trong công nghiệp người ta đi từ cumen.
D. phenol là chất lỏng tan tốt trong nước ở nhiệt độ thường.
Kim loại M vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng dung dịch HNO3 đặc, nguội. M là
A. Al
B. Mg
C. Fe
D. Cu
Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được 59,8 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 0,6 mol H2O. Giá trị của m là
A. 33,2.
B. 35,2
C. 30,2.
D. 31,4
Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch KOH loãng vào dung dịch K2Cr2O7 là
A. Không có hiện tượng chuyển màu
B. Dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam.
C. Xuất hiện kết tủa trắng.
D. Dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng.
Cho luồng khí H2 (dư) đi qua hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi kết thúc phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là
A. Cu, FeO, ZnO, MgO.
B. Cu, Fe, Zn, Mg
C. Cu, Fe, ZnO, MgO
D. Cu, Fe, Zn, MgO
Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1.
B. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs.
C. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước.
D. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối.
Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. Có 3 chất làm mất màu dung dịch Br2.
C. Cả 4 chất đều làm mất màu dung dịch Br2.
D. Không có chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4
Cho a gam hỗn hợp bột gồm Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 (dư). Sau khi kết thúc phản ứng thu được 54 gam chất rắn. Mặt khác cũng cho a gam hỗn hợp 2 kim loại trên vào dung dịch CuSO4 (dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn có khối lượng (a + 0,5) gam. Giá trị của a là
A. 33,7 gam
B. 53,5 gam.
C. 15,5 gam.
D. 42,5 gam.
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về valin?
A. Trong dung dịch tồn tại chủ yếu dưới dạng ion lưỡng cực.
B. Có mạch cacbon phân nhánh
C. Có nhiệt độ nóng chảy khá cao, khi nóng chảy tạo dung dịch keo nhớt
D. Ở điều kiện thường là chất rắn, tan tốt trong nước và có vị hơi ngọt.
Cho phương trình ion: Cu2+ + 2OH‒ → Cu(OH)2↓.
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn đã cho?
A. CuCl2 + 2KOH → Cu(OH)2 + 2KCl
B. Cu(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4NO3
C. CuS + 2NaOH→ Cu(OH)2 + Na2S.
D. CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4.
Xây hầm biogas là cách xử lí phân và chất thải gia xúc đang được tiến hành. Quá trình này không những làm sạch nơi ở và vệ sinh môi trường mà còn cung cấp một lượng lớn khí gas sử dụng cho việc đun, nấu. Vậy thành phần chính của khí biogas là
A. etan
B. propan.
C. metan.
D. butan
Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào sau đây?
A. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit.
B. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.
C. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
D. Cho dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit.
Lên men a gam glucozơ, cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 20 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 6,8 gam so với ban đầu, hiệu suất quá trình lên men là 90%. Giá trị của a là
A. 10 gam
B. 20 gam.
C. 30 gam
D. 40 gam
Nhận xét nào sau đây không đúng
A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và có tính khử
B. BaSO4 và BaCrO4 hầu như không tan trong nước.
C. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều lưỡng tính và có tính khử
D. SO3 và CrO3 đều là oxit axit
Hòa tan 17 gam hỗn hợp X gồm K và Na vào nước được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Để trung hòa một nửa dung dịch Y cần dùng dung dịch hỗn hợp H2SO4 và HCl (tỉ lệ mol 1 : 2). Tổng khối lượng muối được tạo ra trong dung dịch sau phản ứng là
A. 21,025 gam
B. 20,65 gam.
C. 42,05 gam.
D. 14,97 gam.
X, Y, Z là ba hợp chất hữu cơ cùng có công thức phân tử là C3H7O2N và có các đặc điểm sau:
X tác dụng với dung dịch NaOH thu được một muối.
Y tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một ancol.
Z tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một khí nhẹ hơn không khí.
X, Y, Z lần lượt là
A. H2N[CH2]2COOH; H2NCH2COOC2H5; HCOONH3CH=CH2.
B. CH3CH(NH2)COOH; H2NCH2COOCH3; CH2=CHCOONH4.
C. CH3CH(NH2)COOH; H2NCH2COOC2H5; HCOONH3CH=CH2
D. H2N[CH2]3COOH; H2NCH2COOCH3; CH2=CHCOONH4.H2N[CH2]3COOH
Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào sai?
A. Sắt là kim loại nặng, có màu trắng hơi xám, có tính nhiễm từ.
B. Muối FeCl2 được dùng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
C. Trong khối lượng của vỏ Trái Đất, sắt phổ biến thứ tư trong các nguyên tố.
D. Gang trắng có màu sáng hơn gang xám, được dùng để luyện thép.
Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, thu được 17,7 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 6
B. 8
C. 7
D. 9
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
X, Y, Z, T lần lượt là
A. anilin, axit glutamic, tinh bột, glucozơ.
B. anilin, tinh bột, axit glutamic, glucozơ.
C. axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin
D. axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ
Có các thí nghiệm sau:
(a) Nhỏ dung dịch HCl đặc vào tinh thể K2Cr2O7.
(b) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
(c) Cho Al vào dung dịch NaOH.
(d) Nung KNO3 trong bình kín không có không khí.
(e) Cho Sn vào dung dịch HCl loãng.
(g) Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.
Số thí nghiệm sinh ra đơn chất khí là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
Dung dịch X chứa Na2CO3 0,75M và NaHCO3 0,25M. Cho từ từ đến hết 200 ml dung dịch H2SO4 vào 200 ml dung dịch X thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 56,45 gam
B. 54,65 gam
C. 44,80 gam
D. 34,95 gam
Hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, C4H10 và H2. Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 64 gam brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X được 55 gam CO2 và m gam nước. Giá trị của m là
A. 31,5
B. 24,3.
C. 22,5.
D. 27.
X, Y, Z là ba dung dịch không màu, thực hiện các thí nghiệm và có kết quả theo bảng sau:
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là
A. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2.
B. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3
C. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2CO3.
D. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.
Hợp chất hữu cơ X mạch hở chỉ chứa 1 loại nhóm chức và có công thức phân tử C9H16O4. Từ X thực hiện các phản ứng hóa học sau
X + NaOH (dư) → Y + Z + H2O;
Z + O2 → T;
Y + H2SO4(loãng) → T + Na2SO4;
Phát biểu nào không đúng?
A. T là hợp chất hữu cơ đa chức.
B. Z là anđehit; T là axit cacboxylic.
C. Phân tử X chứa 2 nhóm chức este.
D. Z và T có cùng số nguyên tử cacbon và hiđro.
Nung nóng 1 mol chất béo X cần dùng 3 mol H2 với xúc tác Ni, thu được chất béo Y. Thủy phân hoàn toàn Y, thu được axit stearic duy nhất. Phân tử khối của X là
A. 886.
B. 890.
C. 888.
D. 884
Các nhận xét sau:
(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua.
(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho.
(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4.
(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây.
(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.
(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp.
Số nhận xét sai là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Cho các nhận định sau:
(1) Nhôm là kim loại nhẹ, có tính khử mạnh, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
(2) Các kim loại kiềm thổ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
(3) Trong công nghiệp, các kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.
(4) Thành phần cacbon trong gang trắng nhiều hơn trong gang xám.
(5) Trong công nghiệp, crom được dùng để sản xuất thép.
(6) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, chất cầm màu trong nhuộm vải.
Số nhận định đúng là
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
Cho CO2 từ từ vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH, ta có kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị dưới đây (số liệu tính theo đơn vị mol):
Giá trị của x là
A. 0,12
B. 0,13
C. 0,11
D. 0,10.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.
(4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(5) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(6) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch chứa CaCl2 và MgSO4.
Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
Thực hiện các phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr2O3 (trong điều kiện không có O2), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,688 lít H2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,16 mol.
B. 0,06 mol.
C. 0,08 mol
D. 0,10 mol.
Cho các phát biểu sau:
(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử;
(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen;
(3) Oxi hóa ancol bậc 1 thu được anđehit;
(4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với CaCO3;
(5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ;
(6) Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac;
(7) Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên;
(8) Thủy phân este trong môi trường axit thu được axit và ancol.
Số phát biểu luôn đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Nung hỗn hợp X gồm a gam Mg và 1,125 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian, thu được chất rắn Y và 2,025 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 5,85 mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối clorua và 0,225 mol hỗn hợp khí T (gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 11,4. Giá trị của (a + m) gần nhất là
A. 355,77.
B. 325,77.
C. 365,55.
D. 323,55
Hỗn hợp H gồm chất hữu cơ X có công thức C2H6N2O5 và một tripeptit mạch hở Y được tạo từ một amino axit trong số các amino axit sau: alanin, glyxin, valin. Đốt cháy hoàn toàn Y trong oxi, thu được 6,12 gam H2O và 1,68 gam N2. Cho 20,28 gam hỗn hợp H tác dụng vừa đủ với 140 ml dung dịch NaOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng được hỗn hợp muối khan Z. % khối lượng muối có phân tử khối lớn nhất trong Z là
A. 27,83%
B. 47,78%
C. 46,57%
D. 45,43%
Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường dòng điện không đổi, ta có kết quả ghi theo bảng sau
Giá trị của t là
A. 8299 giây
B. 7720 giây
C. 8878 giây
D. 8685 giây
Ancol X (MX = 76) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch hở (X và Y đều chỉ có một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 14,56 lít khí O2(đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 4. Mặt khác, 17,2 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8 gam NaOH trong dung dịch. Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số công thức cấu tạo của Z thỏa mãn là
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Hòa tan hết 17,6 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3 và FeCO3 trong hỗn hợp dung dịch chứa 1,12 mol NaHSO4 và 0,16 mol HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy thoát ra hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2O và 0,08 mol H2; đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Tỉ khối của Y so với He bằng 6,8. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Z, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 22,8 gam rắn khan. Phần trăm khối lượng của Mg đơn chất trong hỗn hợp X gần nhất với
A. 66,83%.
B. 64,12%.
C. 62,75%.
D. 65,35%.
X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng kế tiếp; Z và T là hai este thuần chức hơn kém nhau 14 đvC, đồng thời Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MY< MT). Đốt cháy 11,52 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 7,168 lít O2 (đktc). Mặt khác, để tác dụng hết với 11,52 gam E cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được 2,8 gam hỗn hợp gồm 3 ancol có cùng số mol. Số mol của X trong E là
A. 0,06.
B. 0,04.
C. 0,05.
D. 0,03