Tuyển tập đề thi thử THPTQG môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Chất khí X được sinh ra khi trứng bị ung, thối, rất độc và gây ô nhiễm không khí. Công thức của khí X là
A. SO2.
B. N2.
C. H2S.
D. CO2
Trường hợp nào sau đây không xảy ra ăn mòn điện hóa
A. Nhúng thanh hợp kim Zn-Cu trong dung dịch H2SO4
B. Để vật bằng gang trong không khí ẩm
C. Để vật bằng thép trong không khí ẩm
D. Để vật bằng sắt trong không khí ẩm
Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Ag
B. Zn
C. Cr
D. Fe
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chất béo triolein?
A. Chất béo làm mất màu dung dịch Br2
B. Trong phân tử có 3 liên kết π
C. Trong phân tử có 6 liên kết π
D. Chất béo tồn tại ở trạng thái lỏng
Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
A. CH3-CH2-CH3
B. CH2=CH2
C. CH3-CH3
D. CH3-CH2-Cl
Số nguyên tử H trong phân tử este metyl axetat là
A. 8
B. 6
C. 5
D. 4
Quặng có thể dùng để sản xuất axit sunfuric là
A. quặng pirit
B. quặng manhetit
C. quặng hematit
D. quặng xiđerit
Kim loại phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường là
A. Na
B. Al
C. Be
D. Fe
Dung dịch có thể làm mềm nước cứng tạm thời là
A. Ca(NO3)2
B. NaCl
C. NaOH
D. HCl
Cồn được sử dụng rộng rãi trong y tế để sát trùng, sát khuẩn. Trong cồn chứa ancol nào sau đây?
A. Ancol etylic
B. Ancol propylic
C. Ancol metylic
D. Glixerol
Cho phản ứng hóa học sau: Cu + 2Fe3+ →Cu2+ + 2Fe2+. Vai trò của ion Fe3+ trong phản ứng trên là
A. chất khử
B. chất cho electron
C. chất oxi hóa
D. chất bị oxi hóa
Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
A. thủy phân
B. cộng H2 (Ni, t0)
C. tráng bạc
D. với Cu(OH)2
Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy?
A. Mg
B. Fe
C. Cu
D. Ag
Chất khí A là khí trơ và chiếm phần lớn thể tích không khí, trong y học được ứng dụng để bảo quản máu, tinh trùng, các chế phẩm sinh học,...Khí A là
A. O2
B. H2
C. N2
D. CO2
Cacbohiđrat có nhiều trong quả nho là
A. glucozơ
B. fructozơ
C. tinh bột
D. saccarozơ
Kim loại X được ứng dụng để sản xuất thép inoc chống gỉ và là kim loại cứng nhất. X là kim loại
A. Fe
B. Cr
C. Mn
D. Al
Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
A. HNO3 đặc, nóng
B. NaCl
C. H2SO4 loãng
D. NaOH loãng
Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được?
A. Nước sông, hồ, ao
B. Dung dịch KCl
C. KCl rắn, khan
D. Nước biển
Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường)
1. Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
2. Sục khí H2S vào dung dịch (CH3COO)2Pb.
3. Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua.
4. Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.
5. Cho bột Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng.
6. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
7. Cho dung dịch HCl vào dung dịch CH3COONa.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
Cho các phát biểu sau
(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và anđehit axetic.
(b) Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường, saccarozơ hoà tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
(d) Tinh bột và xenlulozơ có khối lượng mol phân tử bằng nhau.
(e) Cho anbumin tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH tạo hợp chất màu tím.
(g) Khối lượng mol phân tử của triolein và tristearin hơn kém nhau là 2.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Cho hỗn hợp chất rắn X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Kết thúc phản ứng, thu được kim loại và dung dịch Y. Chất tan trong dung dịch Y là
A. Fe(NO3)2; HNO3
B. Fe(NO3)3
C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3
D. Fe(NO3)2
Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là
A. 101
B. 85
C. 89
D. 93
Cho hỗn hợp gồm 27 gam glucozơ và 9 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2
B. 21,6
C. 32,4
D. 43,2
Cho thí nghiệm điều chế khí Cl2 như hình vẽ:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Có thể thay K2Cr2O7 bằng KMnO4
B. Bình A để hấp thụ H2O
C. Bình B có vai trò hấp thụ nước làm khô khí Cl2
D. Bông tẩm dung dịch NaOH để tránh khí Cl2 thoát ra ngoài
Cho 150 ml dung dịch NaOH 2M vào 80 ml dung dịch AlCl3 1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,12
B. 6,24
C. 7,8
D. 1,56
Tiến hành các thí nghiệm sau
1.Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch FeSO4.
2.Cho kim loại Zn vào dung dịch FeCl3 dư.
3.Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
4.Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
5.Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
6.Nhỏ từ từ dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
7.Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5
Cho các phát biểu sau:
1.Isoamyl axetat có mùi chuối chín.
2.Muối phenylamoni clorua tác dụng được với dung dịch NaOH.
3.Chất béo được gọi chung là triglixerit.
4.Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.
5.Cá mè có mùi tanh là do chứa nhiều trimetylamin.
6.Công thức phân tử của axit glutamic là C5H9O4N
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 11,2
B. 5,6
C. 2,8
D. 1,4
Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
A. N2
D. N2O
C. NO2
D. N2O
Đun nóng m gam este X đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được (m+1,4) gam muối. Đốt cháy hoàn toàn 2m gam X, thu được 23,52 lít khí CO2 (đktc). Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Công thức phân tử của X là C3H6O2
B. X có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp
C. Tên gọi của X là metyl axetat
D. X có 1 đồng phân este có khả năng tham gia phản ứng tráng bạ
Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 55,60
B. 53,75
C. 33,25
D. 61,00
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 amin X, Y, Z bằng 1 lượng không khí vừa đủ (Biết 1/5 thể tích là oxi, còn lại là nitơ) thu được 26,4 gam CO2, 18,9 gam H2O, 104,16 lít N2 (đktc). Giá trị m là
A. 16,00
B. 14,72
C. 13,50
D. 12,00
Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X (vẫn còn màu xanh) và khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh Fe vào dung dịch X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và khối lượng thanh Fe giảm 2,6 gam. Giá trị của x là
A. 0,2
B. 0,5
C. 0,3
D. 0,4
Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X và 1,008 lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, số mol kết tủa Al(OH)3 phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của a là
A. 2,34
B. 7,95
C. 2,43
D. 3,87
Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2; 0,15 mol C2H4; 0,2 mol C2H6 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với bột Ni xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, thu được khối lượng CO2 là
A. 19,8 gam
B. 29,7 gam
C. 59,4 gam
D. 39,6 gam
Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại Ba vào nước thu được dung dịch A. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch A thu được b gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng dung dịch A giảm 7,42 gam so với ban đầu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của a và b lần lượt là
A. 8,22 và 17,76
B. 10,96 và 15,76
C. 10,96 và 11,82
D. 8,22 và 11,82
Cho 3,825 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch gồm HCl 0,52M và H2SO4 0,14M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 0,5M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,25 gam kết tủa. Mặt khác, cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,4M và Ba(OH)2 0,05M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 19,30
B. 13,70
C. 23,15
D. 16,15
Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với
A. 67,5
B. 97,5
C. 80,0
D. 85,0
Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và Al với 4,64 gam FeCO3 thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào một lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,56 mol KHSO4 được dung dịch Z chứa 83,41 gam muối sunfat trung hòa và m gam hỗn hợp khí T trong đó có 0,01 mol H2.Thêm NaOH vào dung dịch Z đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hiđroxit và ngừng khí thoát ra thì cần 0,57 mol NaOH, lọc bỏ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 11,5 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,22
B. 3,42
C. 2,7
D. 2,52
Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28 gam. Giá trị m gần nhất với
A. 32,3
B. 34,2
C. 33,5
D. 33,4