Tuyển tập đề thi thử THPTQG môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 5)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành sản phẩm có màu đặc trưng là
A. màu xanh lam
B. màu tím
C. màu vàng
D. màu nâu đỏ
Chất gây nên hiệu ứng nhà kính là
A. CO
B. Cacbon
C. N2
D. CO2
Thể tích khí Cl2 (đktc) cần dùng để phản ứng hết với 7,8 gam Cr là
A. 10,08 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 5,04 lít
Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat là
A. HCOOH và CH3OH
B. CH3COONa và CH3OH
C. HCOOH và NaOH
D. HCOOH và C2H5NH2
Tôn là sắt được tráng
A. Na
B. Mg
C. Zn
D. Al
Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp?
A. Tơ axetat
B. Tinh bột
C. Polietilen
D. Tơ tằm
Gang, thép là hợp kim của Fe và
A. Cacbon
B. Phốt pho
C. Lưu huỳnh
D. Mangan
Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bên thành sợi len đan áo rét?
A. Tơ nitron
B. Tơ capron
C. Tơ nilon‒6,6
D. Tơ lapsan
Kim loại có khối lượng riêng nặng nhất là
A. Li
B. Os
C. W
D. Cr
Công thức phân tử của glucozơ là
A. C6H7N
B. C6H12O6
C. C12H22O11
D. (C6H10O5)n
Hòa tan m gam Al bằng dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 8,1
B. 2,7
C. 2,025
D. 4,05
Chất không làm quỳ tím đổi màu là
A. CH3NH2
B. C6H5NH2
C. C2H5NH2
D. (CH3)2NH
Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,04M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,92
B. 0,98
C. 0,784
D. 1,96
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X rồi dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH3
B. CH3COOC2H5
C. HCOOC2H5
D. CH3COOCH3
Cho 22,05 gam axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được
A. 49,125 gam
B. 45,975 gam
C. 20,475 gam
D. 34,125 gam
Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
A. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O
B. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O
C. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl
D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
Chất có khả năng ăn mòn thủy tinh SiO2 là
A. H2SO4
B. Mg
C. NaOH
D. HF
Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T ở dạng dung dịch với dung môi nước
Chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Phenol, glucozơ, glixerol, mantozơ
B. Anilin, glucozơ, glixerol, fructozơ
C. Alanin, mantozơ, etanol, fructozơ
D. Phenol, axit fomic, glucozơ, saccarozơ
Cho luồng khí CO dư qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), sau một thời gian thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Dẫn X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,88
B. 3,92
C. 2,48
D. 3,75
Hỗn hợp X (gồm propan, propen và propin) có tỉ khối hơi so với H2 là 21,2. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là
A. 16,80 gam
B. 18,60 gam
C. 20,40 gam
D. 18,96 gam
Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Dẫn từ từ đến dư CO2 vào dung dịch X thu được kết tủa T. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn R. Các chất trong T và R gồm
A. Al2O3 và Fe2O3
B. BaSO4 và Fe2O3
C. BaSO4, Fe2O3 và Al(OH)3
D. BaSO4, FeO và Al(OH)3
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2CO3, K2CO3, BaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được khí X và dung dịch Y. Để hấp thụ hoàn toàn khí X cần lượng tối thiểu 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch Y thu được 51,15 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 49,50 gam
B. 58,80 gam
C. 47,85 gam
D. 54,825 gam
Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là
A. 13,5
B. 20,0
C. 30,0
D. 15,0
Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y:
Khí Y là
A. C2H4
B. C2H6
C. CH4
D. C2H2
Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử. Giá trị của m là
A. 49,56
B. 44,48
C. 51,72
D. 59,28
Để thuỷ phân 0,015 mol este tạo bởi một ancol đa chức và một axit cacboxylic đơn chức cần dùng 1,8 gam NaOH. Mặt khác để thủy phân 6,35 gam este đó cần 3 gam NaOH, sau phản ứng thu được 7,05 gam muối. Công thức cấu tạo của este đó là
A. (CH2=CHCOO)3C3H5
B. (CH2=CHCOO)2C2H4
C. (CH3COO)3C3H5
D. (C3H5COO)3C3H5
Ba dụng dịch X, Y, Z thoả mãn
‒ X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện
‒ Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện
‒ X tác dụng với Z thì có khí thoát ra.
X, Y, Z lần lượt là
A. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3
B. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3
C. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4
D. Ba(HCO3)2, NaHSO4, HCl
Kết quả thí nghiệm của chất vô cơ X với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Dung dịch phenolphtalein |
Dung dịch có màu hồng |
X |
Cl2 |
Có khói trắng |
Kết luận nào sau đây không chính xác
A. Chất X được dùng để điều chế phân đạm
B. Chất X được dùng để sản xuất axit HNO3
C. Chất X được dùng để sản xuất một loại bột nở trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo
D. Cho từ từ chất X đến dư vào dung dịch AlCl3 thì ban đầu có kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan hoàn toàn tạo thành dung dịch không màu
Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại
(b) Nhúng thanh Cu vào dung dịch Zn(NO3)2 xảy ra ăn mòn điện hóa
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag
(d) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3 thu được Fe
(e) Để bảo vệ tàu biển bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm Zn
(g) Các kim loại Ca, Fe, Al và K chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl; ClH3N‒CH2COOH; HCOOC6H5; C6H5COOCH3; HO‒C6H4‒CH2OH; HCOOCH2C6H4OOCH; Gly‒Ala. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với NaOH ở điều kiện thích hợp cho sản phẩm chứa 2 muối
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong 250,0 ml dung dịch H2SO4 3,6M (đặc, dư, đun nóng) thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và là sản phẩm duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 6,72
B. 3,36
C. 5,60
D. 4,48
Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau dãy biểu diễn sự phụ thuộc giữa số mol kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2
Giá trị x, y tương ứng là
A. 0,2 và 0,05
B. 0,4 và 0,05
C. 0,2 và 0,10
D. 0,1 và 0,05
Cho hỗn hợp X gồm CuCl2 và FeCl3. Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp X với điện cực trơ, cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian là 4 giờ. Sau khi kết thúc điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 20,6 gam so với trước khi điện phân. Toàn bộ dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 136,4 gam kết tủa. Mặt khác cho 14,88 gam bột Mg vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp X ban đầu. Kết thúc phản ứng thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 19,2 gam
B. 26,88 gam
C. 24,48 gam
D. 35,68 gam
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm số 01 một mẩu ống nhựa dẫn nước PVC.
Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm 01. Đun ống nghiệm đến sôi. Để nguội. Gạn lớp nước sang ống nghiệm 02 riêng rẽ.
Bước 3: Axit hóa ống nghiệm số 02 bằng dung dịch HNO3 20% rồi nhỏ thêm vào dung dịch thu được vài giọt dung dịch AgNO3 1%.
Nhận xét đúng là
A. Khi thí nghiệm kết thúc dung dịch chuyển sang màu tím
B. Dung dịch thu được khi kết thúc bước 2 có màu xanh lam
C. Không thấy xuất hiện hiện tượng gì
D. Sau khi bước 3 kết thúc thấy có xuất hiện kết tủa trắng
Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 12,32 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây là sai
A. X phản ứng được với NH3 trong dung dịch AgNO3
B. Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học
C. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau
D. Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2;
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng;
(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4 dư;
(e) Nhiệt phân Cu(NO3)2;
(g) Đốt FeS2 trong không khí;
(h) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ;
(i) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 dư;
(k) Sục khí CO2 dư vào dung dịch muối natri aluminat.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3 : 2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu dược 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X là
A. 20,20%
B. 12,20%
C. 13,56%
D. 40,69%
Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây ?
A. 30,0
B. 27,5
C. 32,5
D. 35,0
Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và Al với 4,64 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho Y vào lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,56 mol KHSO4 được dung dịch Z chứa 83,41 gam muối sunfat trung hòa và m gam hỗn hợp khí T trong đó có chứa 0,01 mol H2. Thêm NaOH vào Z đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hiđroxit và ngừng khí thoát ra thì cần 0,57 mol NaOH, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 11,5 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,22
B. 2,52
C. 2,70
D. 3,42