XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CỦA MỘT HỢP CHẤT VÔ CƠ KHI BIẾT THÔNG TIN VỀ MÀU SẮC, TÊN GỌI, ỨNG DỤNG

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nhôm hiđroxit là chất rắn, màu trắng, kết tủa dạng keo. Công thức của nhôm hiđroxit là

A. Al(OH)3.                

B. Al2O3.                

C. NaAlO2.             

D. Al2(SO4)3.

Câu 2:

Manhetit là một loại quặng sắt quan trọng, nhưng hiếm có trong tự nhiên, dùng để luyện gang, thép. Thành phần chính của quặng manhetit là

A. FeCl3.     

B. Fe2O3.     

C. Fe3O4.     

D. FeO.

Câu 3:

Thành phần chính của muối ăn là natri clorua. Công thức của natri clorua là

A. NaCl.     

B. NaNO3.  

C. Na2CO3. 

D. NaHCO3.

Câu 4:

Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh,... Thành phần chính của đá vôi là

A. MgCO3.  

B. FeCO3.   

C. CaCO3.   

D. CaSO4.

Câu 5:

Canxi hiđroxit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất amoniac, clorua vôi, vật liệu xây dựng,... Công thức của canxi hiđroxit là

A. Ca(OH)2.         

B. CaO.      

C. CaCO3.   

D. CaSO4.

Câu 6:

Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là

A. CaSO3.   

B. CaCl2.    

C. CaCO3.   

D. Ca(HCO3)2.

Câu 7:

Thành phần chính của một loại thuốc giảm đau dạ dày là natri hiđrocacbonat. Công thức của natri hiđrocacbonat là

A. NaCl.     

B. NaNO3.  

C. Na2CO3. 

D. NaHCO3.

Câu 8:

Natri cacbonat là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi,... Công thức của natri cacbonat là

A. NaCl.                     

B. NaNO3.              

C. Na2CO3.             

D. NaHCO3.

Câu 9:

Natri hiđroxit được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm trong công nghiệp luyện nhôm và dùng trong công nghiệp chế biến dầu mỏ,... Công thức của natri hiđroxit là

A. NaOH.   

B. NaNO3.  

C. Na2O.     

D. NaHCO3.

Câu 10:

Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước, gọi là thạch cao sống. Công thức của thạch cao sống là

A. CaSO4.   

B. CaSO4.H2O.     

C. CaSO4.2H2O.   

D. CaSO4.0,5H2O.

Câu 11:

Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó gãy tay,... Công thức của thạch cao nung là

A. CaSO4.   

B. CaSO4.H2O.     

C. CaSO4.2H2O.   

D. CaSO4.xH2O.

Câu 12:

Nhôm oxit là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước và không tác dụng với nước, nóng chảy ở trên 2050oC. Công thức của nhôm oxit là

A. Al(OH)3

B. Al2O3.     

C. NaAlO2. 

D. Al2(SO4)3.

Câu 13:

Hematit đỏ là một loại quặng sắt quan trọng dùng để luyện gang, thép. Thành phần chính của quặng hematit đỏ là

A. FeCO3.   

B. Fe3O4.     

C. Fe2O3.nH2O.    

D. Fe2O3

Câu 14:

Hematit nâu là một loại quặng sắt quan trọng dùng để luyện gang, thép. Thành phần chính của quặng hematit nâu là

A. FeCO3.   

B. Fe3O4.     

C. Fe2O3.nH2O.   

D. Fe2O3

Câu 15:

Máu người và hầu hết các động vật có màu đỏ, đó là do hemoglobin trong máu có chứa nguyên tố X. Nguyên tố X là

A. S.  

B. Cu.        

C. P.  

D. Fe.

Câu 16:

Máu một số loại bạch tuộc, mực và giáp xác có màu xanh, đó là do trong máu của chúng có chứa nguyên tố X. Nguyên tố X là

A. S.  

B. Cu.         

C. P.  

D. Fe.

Câu 17:

Sắt(II) hiđroxit nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước. Công thức của sắt(II) hiđroxit là

A. FeO.       

B. Fe3O4.    

C. Fe(OH)3. 

D. Fe(OH)2.

Câu 18:

Sắt(III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước. Công thức của sắt(III) hiđroxit là

A. FeO.       

B. Fe3O4.     

C. Fe(OH)3. 

D. Fe(OH)2.

Câu 19:

Sắt(III) oxit là chất rắn, màu đỏ nâu, không tan trong nước. Công thức của sắt(III) oxit là

A. Fe2O3.    

B. Fe3O4.    

C. Fe(OH)3. 

D. Fe(OH)2.

Câu 20:

Crom(III) oxit là chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước. Công thức của crom(III) oxit là

A. Cr2O3.    

B. CrO.       

C. Cr(OH)3. 

D. Cr(OH)2.

Câu 21:

Crom(III) hiđroxit là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước. Công thức của crom(III) hiđroxit là

A. Cr2O3.    

B. CrO.       

C. Cr(OH)3. 

D. Cr(OH)2

Câu 22:

Crom(VI) oxit là chất rắn, màu đỏ thẫm, tác dụng với nước tạo thành hai axit. Công thức của crom(VI) oxit là

A. Cr2O3.    

B. CrO3.      

C. Cr(OH)3. 

D. Cr(OH)2.

Câu 23:

Hợp chất sắt từ oxit có công thức là

A. Fe(OH)3. 

B. FeO.       

C. Fe2O3.     

D. Fe3O4.

Câu 24:

Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?

A. ZnO.      

B. Al2O3.     

C. CO2.       

D. Fe2O3.

Câu 25:

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?

A. FeCl3.     

B. Fe2O3.     

C. Fe3O4.     

D. Fe(OH)3.

Câu 26:

Dung dịch H2S không phản ứng với chất hoặc dung dịch nào sau đây ở điều kiện thường?

A. O2.         

B. dd CuSO4.       

C. dd FeSO4.        

D. Cl2

Câu 27:

Hợp chất sắt(III) oxit có màu gì?

A. Màu vàng.       

B. Màu đen.         

C. Màu trắng hơi xanh.  

D. Màu đỏ nâu.

Câu 28:

Hợp chất sắt(III) hiđroxit có màu gì?

A. Màu nâu đỏ.    

B. Màu đen.         

C. Màu trắng hơi xanh.  

D. Màu trắng.

Câu 29:

Hợp chất sắt(II) oxit có màu gì?

A. Màu vàng.             

B. Màu đen.            

C. Màu trắng hơi xanh.   

D. Màu trắng.

Câu 30:

Hợp chất sắt(II) hiđroxit có màu gì?

A. Màu vàng.       

B. Màu đen.         

C. Màu trắng hơi xanh.  

D. Màu trắng.

Câu 31:

Cho dung dịch Fe(NO3)3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu

A. nâu đỏ.   

B. trắng.     

C. xanh thẫm.      

D. trắng xanh

Câu 32:

Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl loãng

A. CrCl3.                    

B. Fe(NO3)2.           

C. Cr2O3.                

D. NaAlO2.

Câu 33:

X là oxit của Fe. Cho X vào dung dịch HNO3 đặc nóng, thu được dung dịch Y và không thấy có khí thoát ra. X là

A. FeO.       

B. Fe2O3.     

C. Fe3O4.     

D. FeO hoặc Fe2O3

Câu 34:

Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối?

A. Al2O3.    

B. Fe3O4.     

C. CaO.      

D. Na2O.

Câu 35:

Cho dung dịch FeCl2, ZnCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa thu được nung khan trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là.

A. FeO, ZnO.       

B. Fe2O3, ZnO.     

C. Fe2O3.     

D. FeO

Câu 36:

Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?

A. Pirit sắt.                 

B. Hematit đỏ.        

C. Manhetit.           

D. Xiđerit.

Câu 37:

Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là

A. Hemantit, pirit, manhetit, xiđerit.         

B. Xiđerit, hemantit, manhetit, pirit.

C. Xiđerit, manhetit, pirit, hemantit. 

D. Pirit, hemantit, manhetit, xiđerit.

Câu 38:

Công thức hoá học của axit cromic là

A. H2Cr2O7.          

B. HNO3.    

C. H2SO4.   

D. H2CrO4.

Câu 39:

Công thức hoá học của axit đicromic là

A. H2Cr2O7.          

B. HNO3.    

C. H2SO4.   

D. H2CrO4.

Câu 40:

Chọn phát biểu sai:

A. Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm.           

B. Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám.

C. CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm.             

D. Cr2O3 là chất rắn màu lục xám.