XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC, TÊN GỌI CỦA ESTE

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

A. HCOOC2H5.     

B. C2H5COOC2H5. 

C. C2H5COOCH3.  

D. CH3COOCH3.

Câu 2:

Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

A. CH3COOCH2C6H5.     

B. C2H5COOCH2C6H5.    

C. C2H5COOC6H5. 

D. CH3COOC6H5.

Câu 3:

Isoamyl axetat là este có mùi thơm của chuối chín. Công thức của isoamyl axetat 

A. CH3COOCH(CH3)2.   

B. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.

C. HCOOCH2CH2CH(CH3)2.    

D. CH3COOCH2CH(CH3)2.

Câu 4:

Tripanmitin là chất béo no, ở trạng thái rắn. Công thức của tripanmitin là

A. (C17H33COO)3C3H5.  

B. (C17H35COO)3C3H5.    

C. (C15H31COO)3C3H5.    

D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 5:

Triolein là chất béo không no, ở trạng thái lỏng. Công thức của triolein là

A. (C17H33COO)3C3H5.   

B. (C17H35COO)3C3H5.    

C. (C15H31COO)3C3H5.    

D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 6:

Trilinolein là chất béo không no, ở trạng thái lỏng. Công thức của trilinolein là

A. (C17H33COO)3C3H5.   

B. (C17H35COO)3C3H5.    

C. (C15H31COO)3C3H5.    

D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 7:

Tristearin là chất béo no, ở trạng thái rắn. Công thức của tristearin là

A. (C17H33COO)3C3H5.  

B. (C17H35COO)3C3H5.    

C. (C15H31COO)3C3H5.    

D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 8:

Este etyl axetat có công thức phân tử là

A. C4H8O2.  

B. C4H6O2.  

C. C3H6O2.  

D. C5H10O2.

Câu 9:

Isopropyl axetat có công thức là

A. CH3COOC2H5

B. CH3COOCH3.

C. CH3COOCH2CH2CH3.          

D. CH3COOCH(CH3)2.

Câu 10:

Công thức nào sau đây là công thức của chất béo?

A. (C17H35COO)3C3H5.   

 

B. C15H31COOCH3.         

C. CH3COOCH2C6H5.     

D. (C17H33COO)2C2H4.

Câu 11:

Chất béo là thành phần chính trong dầu thực vật và mỡ động vật. Trong số các chất sau đây, chất nào là chất béo?

A. C17H35COOC3H5.       

B. (C17H33COO)2C2H4.    

C. (C15H31COO)3C3H5.   

D. CH3COOC6H5.

Câu 12:

Propyl axetat có công thức là

A. CH3COOC2H5. 

B. CH3COOCH3.

C. CH3COOCH2CH2CH3.          

D. CH3COOCH(CH3)2.

Câu 13:

Metyl acrylat có công thức là

A. CH3COOCH3.   

B. HCOOCH3.       

C. CH2=CHCOOCH3.      

D. CH3COOCH=CH2.

Câu 14:

Este nào sau đây có phản ứng trùng hợp

A. HCOOCH3.       

 

B. HCOOC2H5.      

C. HCOOCH=CH2.         

D. CH3COOCH3.

Câu 15:

Etyl axetat có công thức hóa học là

A. HCOOCH3.       

 

B. CH3COOC2H5.  

C. CH3COOCH3.   

D. HCOOC2H5.

Câu 16:

Thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng gọi là

A. xà phòng hóa.   

B. hiđro hóa.         

C. tráng bạc.          

D. hiđrat hoá.

Câu 17:

Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A. phenol.    

B. glixerol.   

C. ancol đơn chức. 

D. este đơn chức.

Câu 18:

Este etyl fomat có công thức là

A. HCOOCH=CH2. 

B. CH3COOCH3.   

C. HCOOCH3.       

D. HCOOC2H5.

Câu 19:

Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HO-C2H4-CHO.          

B. CH3COOCH3.   

C. C2H5COOH.      

D. HCOOC2H5.

Câu 20:

Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là

A. CH3COOC2H5. 

B. HCOOC3H7.      

C. C2H5COOCH3.  

D. C2H5COOC2H5.

Câu 21:

Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axit béo?

A. sợi bông. 

B. mỡ bò.     

C. bột gạo.   

D. tơ tằm.

Câu 22:

Este nào sau đây có công thức phân tử C4H6O2?

A. Vinyl axetat.     

B. Propyl fomat.    

C. Etyl acrylat.      

D. Etyl axetat.

Câu 23:

Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây ở trạng thái rắn:

A. (C17H31COO)3C3H5.   

B. (C17H35COO)3C3H5.    

C. (C17H33COO)3C3H5.    

D. C17H33COOH.

Câu 24:

Đun nóng CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là

A. CH3COOH và C6H5ONa.      

B. CH3COOH và C6H5OH.

C. CH3OH và C6H5ONa. 

D. CH3COONa và C6H5ONa.

Câu 25:

Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit, thu được một hỗn hợp các chất đều phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este đó là?

A. CH3COOCH=CH2.     

B. HCOOCH2CH=CH2.   

C. HCOOCH=CHCH3.    

D. CH2=CHCOOCH3.

Câu 26:

Chất X có công thức CH3COOC2H5. Tên gọi của X là

A. vinyl propioat.  

 

B. vinyl axetat.       

C. etyl axetat.         

D. etyl propioat.

Câu 27:

Este nào sau đây thủy phân cho hỗn hợp 2 chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng bạc?

A. CH3COOCH=CH2.     

B. HCOOCH=CH-CH3.   

C. HCOOCH2CH=CH2.   

D. CH3COOC2H5.

Câu 28:

Este nào sau đây có mùi hoa nhài?

A. Etyl butirat.      

B. Benzyl axetat.    

C. Geranyl axetat.  

D. Etyl propionat.

Câu 29:

Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?

A. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat) .  

 

B. CH3COOC6H(phenyl axetat) .

C. CH3COO-[CH2]2-OOCCH2CH3.     

D. C2H5OOC-COOC2H5.

Câu 30:

Loại dầu, mỡ nào dưới đây không phải là lipit?

 

A. Mỡ động vật.    

B. Dầu thực vật.     

C. Dầu cá.    

D. Dầu mazut.

Câu 31:

Thủy phân hoàn toàn este X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được natri axetat và etanol. Công thức của X

A. CH3COOC2H5. 

B. CH3COOC2H3.  

C. C2H3COOCH3.  

D. C2H5COOCH3.

Câu 32:

Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức của X là

A. CH2=CHCOOCH3.     

 

B. HCOOCH2CH=CH2.   

C. CH3COOCH=CH2.      

D. CH3COOCH3.

Câu 33:

Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành este có tên gọi là

A. metyl axetat.      

B. etyl axetat.         

C. axyl etylat.         

D. axetyl etylat.

Câu 34:

Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol?

A. Dầu lạc (đậu phộng)   

B. Dầu vừng (mè)  

C. Dầu dừa  

D. Dầu luyn

Câu 35:

Este C2H5COOC2H5 có tên gọi là

A. etyl fomat.

B. vinyl propionat. 

C. etyl propionat.   

D. etyl axetat.

Câu 36:

Chất nào sau đây không phải là este?

A. CH3COOC2H5. 

B. C3H5(COOCH3)3. 

C. HCOOCH3

D. C2H5OC2H5.

Câu 37:

Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. CH2=CHCOONa và CH3OH.         

B. CH3COONa và CH2=CHOH.

C. CH3COONa và CH3CHO.     

D. C2H5COONa và CH3OH.

Câu 38:

Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit fomic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. C2H5COOH.     

B. CH3COOCH3.   

C. HOC2H4CHO.   

D. HCOOC2H5.

Câu 39:

Chất nào sau đây không thuộc loại chất béo?

A. Tripanmitin.      

B. Glixerol.  

C. Tristearin.          

D. Triolein.

Câu 40:

Chất béo X là trieste của glixerol với axit cacboxylic Y. Axit Y có thể là

A. C2H3COOH.     

B. HCOOH. 

C. C15H31COOH.   

D. C2H5COOH.

Câu 41:

Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và

A. C17H35COONa. 

B. C17H33COONa. 

C. C15H31COONa. 

D. C17H31COONa.

Câu 42:

Cho các chất sau: CH3COOCH3, HCOOCH3, HCOOC6H5, CH3COOC2H5. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là

 

A. HCOOC6H5.     

B. CH3COOC2H5.  

C. HCOOCH3.       

D. CH3COOCH3.

Câu 43:

Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là

A. etyl fomat.         

B. metyl axetat.      

C. metyl fomat.      

D. etyl axetat.

Câu 44:

Đun chất béo X với dung dịch NaOH thu được natri oleat và glixerol. Công thức của X là

A. (C17H33COO)3C3H5.   

B. (C17H35COO)3C3H5.    

C. (C17H31COO)3C3H5.    

D. (CH3COO)3C3H5.

Câu 45:

Phản ứng hóa học giữa axit cacboxylic và ancol được gọi là phản ứng

A. este hóa.  

B. trung hòa.          

C. kết hợp.   

D. ngưng tụ.

Câu 46:

Chất nào dưới đây không phải là este?

A. HCOOCH3.

B. CH3COOH.

C. CH3COOCH3.   

D. HCOOC6H5.

Câu 47:

Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. CH3COONa và CH3OH.       

 

B. CH3COONa và C2H5OH.

C. HCOONa và C2H5OH.          

D. C2H5COONa và CH3OH.

Câu 48:

Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là

A. C2H2COOC2H5.          

B. CH3COOCH3.   

C. C2H5COOCH3.  

D. CH3COOC2H5.

Câu 49:

Công thức cấu tạo của hợp chất (C17H33COO)3C3H5 có tên gọi là

A. triolein.   

B. trilinolein.          

C. tristearin. 

D. tripanmitin.

Câu 50:

Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol?

A. Este no, đơn chức.      

B. Etyl axetat.        

C. Muối.      

D. Chất béo.

Câu 51:

Khi thủy phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được

A. axit oleic.          

B. axit panmitic.     

C. glixerol.   

D. axit stearic.

Câu 52:

Xà phòng hóa hoàn toàn triolein bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và chất hữu cơ X. Chất X là

A. C17H33COONa. 

B. C17H35COONa. 

C. C17H33COOH.   

D. C17H35COOH.

Câu 53:

Thủy phân este X trong môi trường kiềm thu được anđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của X có thể là

A. HCOOCH=CH2.         

B. CH2=CHCOOCH3.      

C. HCOOCH2-CHCH2.   

D. HCOOC2H5.

Câu 54:

Vinyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH3COOCH=CH2.

B. CH3COOCH2CH3. 

C. CH2=CHCOOCH3.      

D. CH3COOCH3.

Câu 55:

Xà phòng hóa C2H5COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là

A. C2H5ONa.         

B. HCOONa.         

C. C6H5COONa.    

D. C2H5COONa.

Câu 56:

Hợp chất X có công thức cấu tạo. CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

A. metyl axetat.      

B. etyl axetat.         

C. metyl propionat.          

D. propyl axetat.

Câu 57:

Este X mạch hở có công thức phân tử C3H4O2. Vậy X là

A. vinyl axetat.      

B. metyl axetat.      

C. metyl fomat.      

D. vinyl fomat.

Câu 58:

Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là

A. propyl propionat.        

B. metyl propionat.          

C. propyl fomat.    

D. metyl axetat.