Xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Số thứ tự của ô nguyên tố bằng

số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
số lớp electron của nguyên tử nguyên tố đó.
số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó.
tổng số electron lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó.
Câu 2:

Số thứ tự của chu kì bằng

số đơn vị điện tích hạt nhân.
số electron trong nguyên tử.
số lớp electron trong nguyên tử.
số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Câu 3:

Nguyên tố nhóm A có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng

(-1)s1-2 hoặc ns2np1-6.
ns1-2 hoặc ns2np1-6.
nd1-10ns1-2.
(n – 1)d1-10ns1-2.
Câu 4:

Nguyên tử của nguyên tố X có 10 proton, 10 neutron và 10 electron. Trong bảng tuần hoàn. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

Chu kì 2 và nhóm VA.
Chu kì 2 và nhóm VIIIA.
Chu kì 3 và nhóm VIIA.
Chu kì 3 và nhóm VA.
Câu 5:

Nguyên tố X có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 4p3. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

chu kì 3, nhóm IVA.
chu kì 4, nhóm IIIA.
chu kì 4, nhóm VA.
chu kì 4, nhóm VB.
Câu 6:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

Số thứ tự của nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố đó.
Nguyên tố nhóm B có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng dạng (n – 1)d1-10ns1-2.
Nguyên tử có tổng số electron thuộc hai phân lớp (n – 1)d và ns là 8, 9, 10 thì nguyên tố đó thuộc nhóm VIIIB.
Nguyên tử có tổng số electron thuộc hai phân lớp (n – 1)d và ns là 12 thì nguyên tố đó thuộc nhóm IB hoặc IIB.
Câu 7:

Vị trí của nguyên tố Y (Z = 13) trong bảng tuần hoàn là

ô 13, chu kì 2, nhóm IIIA.
ô 13, chu kì 2, nhóm IIA.
ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
ô 13, chu kì 3, nhóm IIA.
Câu 8:

Nguyên tử X có Z = 16. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc

ô 16, chu kì 2, nhóm IVA.
ô 16, chu kì 2, nhóm VIA.
ô 16, chu kì 3, nhóm IVA.
ô 16, chu kì 3, nhóm VIA.
Câu 9:

Nguyên tử X có Z = 28. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc

ô 28, chu kì 3, nhóm VIIIB.
ô 28, chu kì 4, nhóm VIIIB.
ô 28, chu kì 3, nhóm IIB.
ô 28, chu kì 4, nhóm IIB.
Câu 10:

Nguyên tố X thuộc nhóm VA, chu kì 2 trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử X là

1s22s22p3.
1s22s22p5.
1s22s22p6.
1s22s22p63s1.
Câu 11:

Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố khí hiếm thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.

1s22s22p6.
1s22s22p63s2.
1s22s22p63s23p6.
1s22s22p63s23p64s2.
Câu 12:

Hai nguyên tố A, B (ZB > ZA) đứng liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn, có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 13. Nguyên tố A là

carbon (C).
oxygen (O).
nitrogen (N).
fluorine (F).
Câu 13:

X và Y (ZX < ZY) là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 24. Số proton trong hạt nhân X là

6.
8.
12.
16.
Câu 14:

Hai nguyên tố X, Y (ZX < ZY) nằm kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A và có tổng số proton trong hạt nhân là 30. Hai nguyên tố X, Y là

Li và Na.
Na và K.
Mg và Ca.
F và Cl.
Câu 15:

X và Y (ZX < ZY) là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở một chu kì trong bảng tuần hoàn. Tổng số khối của chúng là 51. Số neutron của Y lớn hơn X là 2 hạt. Trong nguyên tử X, số electron bằng số neutron. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc

chu kì 2, nhóm IIA.
chu kì 3, nhóm IIIA.
chu kì 2, nhóm IIIA.
chu kì 3, nhóm IIA.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: