Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó (Có đáp án)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới” là bản chất của quá trình nào?

A. Quốc tế hóa 

B. Khu vực hóa 

C. Toàn cầu hóa 

D. Quốc hữu hóa

Câu 2:

Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ khi nào?

A. Từ những năm 70 của thế kỉ XX. 

B. Từ những năm 80 của thế kỉ XX. 

C. Từ những năm 90 của thế kỉ XX. 

D.  Xuất hiện cùng lúc với cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.

Câu 3:

Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX là hệ quả của

A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế 

B. Sự sáp nhập các công ty thành những tập đoàn lớn 

C. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia 

D. Cách mạng khoa học- công nghệ

Câu 4:

Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX là hệ quả của

A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế 

B. Sự sáp nhập các công ty thành những tập đoàn lớn 

C. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia 

D. Cách mạng khoa học- công nghệ

Câu 5:

Nội dung nào sau đây là tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa?

A. Phân hóa giàu nghèo giữa các nước trên thế giới và trong xã hội. 

B. Kém an toàn về kinh tế, tài chính, chính trị. 

C. Tạo ta nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. 

D. Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất

Câu 6:

Một trong những tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa là

A. Sự tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới 

B. Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế 

C. Sự thúc đẩy nhanh, mạnh việc phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất 

D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực

Câu 7:

Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự quốc tế và khu vực 

B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế 

C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn 

D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

Câu 8:

Sự xuất hiện của ngân hàng thế giới, Liên minh châu Âu, diễn đàn hợp tác Á - Âu là biểu hiện của xu thế nào?

A. Toàn cầu hóa. .

B. Đa dạng hóa. 

C. Nhất thể hóa. 

D. Đa phương hóa

Câu 9:

Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế phản ánh điều gì trong mối quan hệ giữa các nước trên thế giới?

A. Mối quan hệ lỏng lẻo 

B. Mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau 

C. Không có mối liên hệ nào giữa các nước 

D. Sự suy giảm mối liên hệ

Câu 10:

Sự xuất hiện của ngân hàng thế giới, Liên minh châu Âu, diễn đàn hợp tác Á - Âu là biểu hiện của xu thế nào?

A. Toàn cầu hóa. 

B. Đa dạng hóa. 

C. Nhất thể hóa 

D. Đa phương hóa.

Câu 11:

Tại sao vào những năm cuối thế kỉ XX làn sóng sáp nhập, hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn lại tăng lên nhanh chóng?

A. Do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế 

B. Do nhu cầu của thị trường ngày càng lớn 

C. Do sự xuất hiện của hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” 

D. Do nhu cầu tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Câu 12:

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế tăng cao, điều này có nghĩa là

A. nền kinh tế các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. 

B. sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. 

C. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế. 

D. sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty thành những tập đoàn lớn.

Câu 13:

Tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) 

B. Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM) 

C. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) 

D. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA)

Câu 14:

Vì sao toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không đảo ngược?

A. Do nhu cầu liên kết của các quốc gia 

B. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất 

C. Do sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật 

D. Do tác động của các vấn đề toàn cầu

Câu 15:

Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước, chủ yếu là do

A. Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài. 

B. Sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế. 

C. Sự hợp tác, đối thoại, sự trợ giúp của các nước phát triển. 

D. Khai thác được nguồn nhân công phong phú và rẻ mạt.

Câu 16:

Cơ hội lớn nhất mà xu thế toàn cầu hóa tạo ra cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới là gì?

A. Tranh thủ được nguồn vốn 

B. Chuyển giao khoa học kĩ thuật 

C. Mở rộng thị trường 

D. Rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển

Câu 17:

Thách thức nghiêm trọng về mặt chính trị mà xu thế toàn cầu hóa tạo ra cho các nước là gì?

A. Vấn đề sinh thái, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên. 

B. Sự phân hóa giàu nghèo càng ngày càng lớn. 

C. Những tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế. 

D. Vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Câu 18:

Các tập đoàn như: Apple, Samsung, Microsoft, Facebook… cho ta thấy biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. 

B. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. 

C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. 

D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và quốc tế.

Câu 19:

Để vươn lên phát triển trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam cần phải làm gì?

A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ. .

B. Mở cửa để hội nhập sâu rộng với bên ngoài. 

C. Tận dụng các nguồn vốn đầu tư bên ngoài. 

D. Hoàn thành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa

Câu 20:

Trước xu thế toàn cầu hóa, tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định Việt Nam cần

A. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta. 

B. Bỏ qua cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta. 

C. Bỏ qua cơ hội, bỏ qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta. 

D. Nắm bắt cơ hội, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.

Câu 21:

Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đã và đang

A. Tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế. 

B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

C. Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức. 

D. Tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng thành tựu khoa học- kỹ thuật của thế giới.

Câu 22:

Trong xu thế hoà bình ổn định, hợp tác và phát triển, Việt Nam có được những thời cơ thuận lợi gì?

A. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hoá. 

B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. 

C. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kĩ thuật. 

D. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Câu 23:

Trong xu thế toàn cầu hóa, thời cơ chủ yếu của Việt Nam là

A. Tiếp thu kinh nghiệm quản lí tiên tiến từ các nước phát triển. 

B. Thu hút được nhiều nguồn viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài. 

C. Nhập khẩu loại hàng hóa với giá thấp. 

D. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Câu 24:

Yếu tố nào quyết định xu hướng liên kết khu vực của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề toàn cầu. 

B. Sự phát triển của lực lượng sản xuất. 

C. Phát huy tối đa những lợi thế về chính trị xã hội. 

D. Yêu cầu tạo thế cân bằng với Liên Xô và Đông Âu.

Câu 25:

Trước xu thế tất yếu, khách quan không thể đảo ngược của toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải

A. Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức 

B. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài 

C. Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kĩ thuật 

D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Câu 26:

Xu thế khách quan, không thể đảo ngược của xu thế toàn cầu hóa có tác động như thế nào đến các nước đang phát triển?

A. Tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho các nước phát triển kinh tế. 

B. Tạo ra những thách thức lớn lao cho các nước. 

C. Có tác động trên cả mặt tích cực và tiêu cực. 

D. Thúc đẩy nhanh, mạnh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất.

Câu 27:

Ý nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?

A. Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài. 

B. Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới. 

C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế thương mại, tài chính ở các khu vực. 

D. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

Câu 28:

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn. 

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. 

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.