Bài tập 4 trang 16 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Trường hợp 1. Công ty có chiến lược đưa sản phẩm sữa tươi của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Đến nay, sản phẩm đã có mặt tại hơn 35 quốc gia. Bên cạnh đó, Công ti còn thực hiện mở các nhà máy mới và mua các nhà máy, trang trại tại Mỹ, New Zealand, Ba Lan,... nhằm mở rộng mạng lưới sản xuất, thị trường, đa dạng nguồn nguyên liệu. Với chiến lược đầu tư bài bản, công nghệ hiện đại, đội ngũ lao động chất lượng cao, chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, Công ti đang tiên phong thực hiện giấc mơ vươn xa thế giới của Việt Nam.
- Em hãy nhận xét về việc làm của công ti T.
Trường hợp 2. Tham dự diễn đàn kinh tế với chủ đề 'Nông sản Việt Nam, nhiều chuyên gia có ý kiến về việc tìm đầu ra cho nông sản. Trong đó, có ý kiến đáng lưu ý: “Chúng ta có nhiều nông sản ngon nhưng lại chưa biết cách chào bán, cứ mỗi mùa thu hoạch thì lại xuất hiện cụm từ “giải cứu'. Vấn đề khó đang nằm ở điểm nào, khâu nào?”
- Em hãy đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề đầu ra của nông sản Việt Nam.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bài tập 3 trang 15 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi.
Bà T tâm sự với ông Q về việc tìm đầu ra cho thanh long ở Việt Nam, bà nói:
- Chúng ta muốn bán hàng thì phải mang hàng ra chợ, đừng vì mình như “một cô gái đẹp' cao giá, chờ người ta đến mua.
Ông Q đồng tình nói:
- Đúng, bên cạnh những yếu tố bên ngoài thì điều quan trọng nằm ở khâu tổ chức, quản lí. Nếu chúng ta làm tốt được khâu bán hàng thì sẽ ổn định được quá trình sản xuất và ngược lại.
Câu hỏi:
- Em có đồng tình với ý kiến của bà I và ông Q không? Vì sao?
- Vai trò của các chủ thể kinh tế được thể hiện như thế nào trong đoạn hội thoại trên?
- Để sản phẩm thanh long tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ khác, các chủ thể kinh tế cần phải làm gì?
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bài tập 1 trang 14 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Tạo ra của cải vật chất, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng là vai trò của chủ thể trung gian.
b. Sản xuất ra sản phẩm nào, số lượng nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào sức mua của người tiêu dùng.
c. Hoạt động đúng pháp luật, quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng là tiêu chỉ hàng đầu của chủ thể sản xuất.
d. Khi phát hiện hàng hoá kém chất lượng, người tiêu dùng có thể lan truyền thông tin đó trên mạng xã hội mà không cần báo với chính quyền địa phương hay cơ sở sản xuất.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 10 trang 13 SBT Kinh tế pháp luật 10: Các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường có quyền như thế nào trước pháp luật?
□ a. Những chủ thể quan trọng sẽ được ưu tiên so với các chủ thể khác.
□ b. Pháp luật chỉ ưu tiên bảo vệ người sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất.
□ c. Các chủ thể kinh tế bình đẳng như nhau trước pháp luật.
□ d. Chỉ người tiêu dùng mới được pháp luật bảo vệ.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 9 trang 13 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đâu là hành vi đúng của chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế?
□ a. Siêu thị X tự ý nâng khống giá sản phẩm rồi đưa ra chương trình giảm giá để thu hút người tiêu dùng.
□ b. Doanh nghiệp K đã làm giả nhiều đơn bán hàng, hồ sơ nhằm mục đích trốn thuế, qua mặt cơ quan chức năng.
□ c. Ông K phát hiện trong chai nước mình mua có xác sinh vật lạ nên chụp ảnh minh chứng, liên hệ với công ti sản xuất và báo với cơ quan chức năng.
□ d. Cơ sở chăn nuôi của ông H đã sử dụng thức ăn tăng trọng cho lợn để đẩy nhanh xuất chuồng, tái đàn.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 8 trang 13 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể Nhà nước cần làm gì để phát huy tính tích cực và khắc phục những hạn chế của cạnh tranh trong quá trình sản xuất?
□ a. Xác định và xoá bỏ các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế.
□ b. Tuyên truyền tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, giáo dục và các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô khác.
□ c. Chỉ cần vận động các chủ thể kinh tế ý thức được tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh.
□ d. Sử dụng các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô để điều tiết, chi phối toàn bộ quá trình sản xuất.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 7 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào thể hiện đầy đủ nhất trách nhiệm của chủ thể tiêu dùng khi tham gia trong nền kinh tế?
□ a. Anh K thường ưu tiên hàng hoá có giá rẻ mà không cần quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm.
□ b. Chị A lựa chọn tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.
□ c. Cơ sở sản xuất kinh doanh của anh H tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
□ d. Ứng dụng mua bán hàng trực tuyến S kết nối thông tin trong các quan hệ mua - bán, tạo cơ hội làm tăng giá trị hàng hoá và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 6 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào?
□ a. Chủ thể sản xuất
□ b. Chủ thể tiêu dùng
□ c. Người sản xuất kinh doanh
□ d. Chủ thể Nhà nước
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 5 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong các hành vi dưới đây, đâu là hành vi đúng của các chủ thể kinh tế?
□ a. Siêu thị N đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá 20% tổng hoá đơn đối với khách hàng không sử dụng túi ni lông khi đến mua sắm.
□ b. Đàn gia cầm ở trang trại bị chết do dịch bệnh, ông K đem bán rẻ cho thương lái mà không mang đi tiêu huỷ để tránh làm lây lan dịch.
□ c. Gia đình H nuôi tôm theo đơn đặt hàng của Công ti xuất khẩu B. Tuy nhiên, do tôm không đạt chất lượng, ông H đã bơm hoá chất vào tôm để không bị đến bù hợp đồng.
□ d. Doanh nghiệp D đã xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí ra sông ngòi địa phương.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 4 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hoá cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng?
□ a. Chủ thể trung gian
□ b. Các điểm bán hàng
□ c. Chủ thể sản xuất
□ d. Doanh nghiệp Nhà nước
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 3 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì?
□ a. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
□ b. Kết nối quan hệ mua - bán trong nền kinh tế.
□ c. Tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
□ d. Sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra sản phẩm.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 2 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Thực hiện vai trò kết nối trong các quan hệ mua - bán, giúp cho nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?
□ a. Chủ thể Nhà nước
□ b. Chủ thể trung gian
□ c. Người sản xuất kinh doanh
□ d. Người tiêu dùng
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 1 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?
□ a. Chủ thể sản xuất
□ b. Chủ thể tiêu dùng
□ c. Chủ thể Nhà nước
□ d. Chủ thể trung gian
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bài tập 1 trang 10 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) chia sẻ hiểu biết của mình về ích lợi của hoạt động tiêu dùng xanh tại địa phương em.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Bài tập 3 trang 9 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
- Trường hợp 1. Hộ kinh doanh trứng gia cầm của ông H đã thu mua trứng kém chất lượng, ngâm hoá chất không rõ nguồn gốc để kéo dài thời gian bảo quản và giúp trứng trông đẹp mắt hơn.
Em có đồng tình với hành động của ông H hay không? Vì sao?
- Trường hợp 2. Công ti A trong quá trình sản xuất, kinh doanh cà phê luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ việc chọn giống cây tốt cho đến thu hoạch hạt cà phê đảm bảo chất lượng, không ngâm trộn hoá chất, tạp chất,... đảm bảo sản phẩm ngon nhất đến người tiêu dùng.
Em có đồng tình với hành động của Công ty A không? Vì sao?
- Trường hợp 3. Bạn H không ủng hộ xu hướng “tiêu dùng xanh” vì cho rằng nó lãng phí hơn việc sử dụng túi nhựa, túi ni lông.
Em có đồng tình với ý kiến của bạn H không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Bài tập 2 trang 9 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống
Gợi ý: sản xuất, phân phối, kết nối, vật chất, trao đổi, tinh thần, trung gian, tiêu dùng.
- Hoạt động ............... là hoạt động con người tạo ra sản phẩm............ và ............., đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
- Hoạt động............. và...............thực hiện vai trò............ sản xuất với tiêu dùng.
- Hoạt động mà con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thoả mãn nhu cầu ............... và ............... được gọi là ......
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Bài tập 1 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng được quyết định bởi hoạt động sản xuất.
b. Công dân có quyền phê phán, tẩy chay các hoạt động kinh tế trái pháp luật bằng việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
c. Trong đời sống xã hội, các hoạt động kinh tế chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất cho người dân.
d. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế là trách nhiệm của mọi công dân.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Câu 7 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đâu là hành vi thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội?
□ a. Công ti E làm giả hoá đơn, chứng từ để được miễn giảm thuế.
□ b. Hộ chăn nuôi gia cầm của ông K gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ người dân.
□ c. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu A gắn chíp điện tử vào máy bơm để gian lận trong đo lường xăng xấu.
□ d. Công ti sản xuất phân bón S đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải, giảm thiểu tiếng ồn, kê khai trung thực các hoá đơn, chứng từ cho cơ quan nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Câu 6 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây thể hiện đúng nhất vai trò của các hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội?
□ a. Công ti M trong quá trình sản xuất gây ra khói bụi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân,
□ b. Doanh nghiệp K quảng cáo không đúng công dụng của sản phẩm, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
□ c. Việc đầu tư dây chuyền, trang thiết bị, của Công tử H góp phần tạo ra sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của người dân.
□ d. Nhận thấy nhu cầu mua gạo của người dân tăng mạnh, cửa hàng E đã có hành vi đầu cơ tích trữ, tự ý nâng giá sản phẩm.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Câu 5 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mở rộng các cửa hàng bán lẻ, đa dạng các mặt hàng, chú trọng đến yếu tố chất lượng, ... việc làm này của cửa hàng A đã thể hiện vai trò gì đối với đời sống xã hội?
□ a. Giải quyết được vấn đề chất lượng của hàng hoá, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của người dân.
□ b. Giải quyết nhu cầu việc làm, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của người dân.
□ c. Kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người dân.
□ d. Tạo ra sản phẩm vật chất, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Câu 4 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây không đúng khi tham gia vào các hoạt động kinh tế?
□ a. Doanh nghiệp bán lẻ H luôn sản xuất hàng hoá đảm bảo chất lượng, đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
□ b. Trước tình hình dịch bệnh, nhu cầu mua thuốc của người dân tăng mạnh, nhà thuốc P cam kết không tăng giá sản phẩm.
□ c. Bạn A giải thích cho người thân của mình về trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế.
□ d. Xí nghiệp Y trong quá trình sản xuất đã để khói bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ người dân.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Câu 3 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng?
□ a. Hoạt động sản xuất - vận chuyển
□ b. Hoạt động vận chuyển - tiêu dùng
□ c. Hoạt động phân phối - trao đổi
□ d. Hoạt động sản xuất - tiêu thụ
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Câu 2 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động sản xuất có vai trò gì trong đời sống xã hội?
□ a. Tạo ra những giá trị tinh thần đáp ứng nhu cầu của con người, cải thiện thu nhập cho người dân.
□ b. Phục vụ tinh thần, cải thiện thu nhập cho người dân; làm tăng lượng hàng hoá dự trữ cho xã hội.
□ c. Tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu và quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
□ d. Tạo ra việc làm và nhu cầu sử dụng lao động; duy trì sự ổn định và phát triển nền kinh tế.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Câu 1 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào?
□ a. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng
□ b. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi
□ c. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng
□ d. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế
Bài tập 16 trang 132 SBT Kinh tế pháp luật 10: Được tin báo của cơ sở nhân dân, bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã mật phục và bắt được Phan Văn C mang ma tuý từ nước ngoài về Việt Nam qua đường biên giới. C bị bộ đội biên phòng giao cho cơ quan cảnh sát điều tra. Sau một thời gian C đã bị khởi tố với tội danh “Vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới'.
Theo em, hành vi của C vận chuyển trái phép chất ma tuy là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 15 trang 132 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chỉ còn 5m nữa là gặp đèn tín hiệu màu vàng. Kiên đang đi xe máy đã nhanh chóng đi tiếp vượt đèn vàng để qua ngã tư. Đến đầu bên kia, Kiên bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và viết biên lai xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền với mức 600 000 đồng, Kiên cho rằng cảnh sát đã xử phạt sai, vì pháp luật cho phép người điều khiển xe mô tô vượt đèn vàng.
Theo em trong tình huống này, Kiên và cảnh sát giao thông, ai là người thực hiện đúng pháp luật. Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 14 trang 132 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân, ông K đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân. Sau khi tiếp nhận hồ sơ của ông K, cơ quan đăng kí kinh doanh huyện X đã kiểm tra và cấp cho ông giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Em hãy cho biết, ông M và cơ quan đăng kí kinh doanh huyện X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào. Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 13 trang 132 SBT Kinh tế pháp luật 10: Vì muốn tiết kiệm chi phí sản xuất, Công ty S chế biến thức ăn gia súc đã xả nước thải chưa qua xử lí vào dòng sông bên cạnh làm ô nhiễm dòng sông. Công ty S bị cảnh sát môi trường lập biên bản xử lí vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền và đình chỉ hoạt động đến khi khắc phục xong hậu quả.
Theo em, hành vi xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 12 trang 131 SBT Kinh tế pháp luật 10: Thời gian gần đây, mỗi đêm cứ khoảng 10 giờ, anh B lại thấy có một số người lạ đến nhà ông C. Thấy vậy, anh B cùng mấy người thanh niên trong xóm theo dõi và biết được những người này đánh bạc ăn tiền thâu đêm trong nhà ông C. Không đắn đo suy nghĩ, anh B cùng mấy người thanh niên trong xóm đã nhanh chóng báo cho cơ quan công an về ổ đánh bạc này.
Em hãy cho biết, việc làm này của anh B cùng những người thanh niên khác trong xóm có phải là thực hiện pháp luật hay không. Nếu có thì đây là hình thức thực hiện pháp luật nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 11 trang 131 SBT Kinh tế pháp luật 10: Công ty sản xuất nước giải khát K đã sử dụng hình ảnh của một vận động viên N để quảng cáo cho sản phẩm của công ty mà chưa được sự đồng ý của vận động viên N. Khi biết được sự việc này, vận động viên N đã gửi đơn yêu cầu Công ty K dừng hoạt động quảng cáo hình ảnh của mình và xin lỗi vì hành vi này.
Theo em, hành vi của Công ty K có được coi là hành vi thực hiện pháp luật không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 10 trang 130 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc câu chuyện.
HÌNH PHẠT CHO TỘI “TÀNG TRỮ HÀNG CẤM
Tháng 5/2021, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện N đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự “Tàng trữ hàng cấm' đối với bị cáo Lê Thị M sinh năm 1992. Ngày 20/11/2020, Lê Thị M trú tại xã T, huyện N một mình đi xe khách đến tỉnh Lạng Sơn để tìm mua pháo nổ về sử dụng trong dịp Tết. Đến biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn, M liên lạc với một người đàn ông và hỏi mua của người này hai thùng pháo nổ, với giá 12 triệu đồng, hẹn hôm sau đến lấy. Đúng hẹn sàng 21/11/2020, M quay lại nhận 2 thùng pháo cất giấu trong hai bao tải và trả tiền. Để tránh bị phát hiện M dùng vỏ bìa cát tông đựng bánh kẹo bọc bên ngoài hai thùng pháo, sau đó bắt xe khách mang số pháo mua được về nhà. Đến nhà M nhanh chóng đốt hai thùng cát tông bọc bên ngoài đi và đem giấu hai thùng pháo ở khu chăn nuôi lợn, không cho ai biết.
Ngày 03/01/2021, do lo lắng không yên, sợ mọi người phát hiện ra chỗ giấu pháo. M mang chỗ pháo đó di chuyển đến khu chuồng gà thì bị Công an huyện N tuần tra phát hiện bắt quả tang và thu giữ.
Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến chính sách của Nhà nước về quản lí kinh tế. Bị cáo biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, tàng trữ loại hàng hoá mà Nhà nước cấm, nhưng vẫn thực hiện, làm mất trật tự trị an tại địa phương, ảnh hưởng đến trật tự quản lí kinh tế nhà nước, gây dư luận xấu trong nhân dân. Vì vậy, phải đưa ra xử lí nghiêm minh trước pháp luật và có hình phạt tương xứng với tính chất, hành vi phạm tội của bị cáo. Khi lượng hình, xem xét đến tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả xảy ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo, Toà án nhân dân huyện N đã tuyên phạt bị cáo phạm tội “Tàng trữ hàng cấm” với mức hai năm sáu tháng tù giam, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm.
Tin tưởng rằng với những hình phạt thích đáng này bị cáo sẽ nhận ra lỗi lầm tích cực cải tạo. Đây cũng là bài học cho các bạn trẻ biết rõ hành vi của mình là vì phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
(Theo vinhphuc.gov.vn, ngày 02/7/2021)
a) Em hãy cho biết, trong câu chuyện trên, hành vi của M có phù hợp với pháp luật không. Vì sao?
b) Hành vi xử phạt của Toà án nhân dân huyện N đối với M có phải là thực hiện pháp luật không? Nếu có thì đó là hình thức thực hiện pháp luật nào? Giải thích vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 9 trang 130 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hình thức áp dụng pháp luật do chủ thể nào dưới đây thực hiện?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Cán bộ nhà nước.
B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
D. Mọi cơ quan, công chức nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 8 trang 130 SBT Kinh tế pháp luật 10: Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép mà không bị ép buộc phải thực hiện?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 7 trang 130 SBT Kinh tế pháp luật 10: Người sản xuất kinh doanh nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Tôn trọng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Đề cao pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 6 trang 130 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây là tuân thủ pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Không xâm phạm tài sản của người khác.
B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định.
C. Tố cáo người sử dụng ma tuý.
D. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật
Bài tập 5 trang 130 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động nào dưới đây là thực hiện đúng pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tụ tập đông người trong những ngày phòng chống dịch bệnh COVID-19.
B. Không chơi trò chơi điện tử ăn tiền dù bị bạn rủ nhiều lần.
C. Đứng xem, cổ vũ người dua xe mô tô.
D. Không phóng nhanh vượt ẩu khi tham gia giao thông.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 21: Thực hiện pháp luật