Bài tập 3 trang 76 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống. Khi đang xem truyền hình thời sự về các vấn đề chính trị trong nước, ông của A dặn dò:
- Hệ thống chính trị tại Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đây là sự lựa chọn khách quan và có yếu tố lịch sử. Đất nước Việt Nam là một đất nước đang phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vậy mà vẫn có những ý kiến xuyên tạc về vấn đề này trên mạng xã hội. Cháu đừng học theo những điều đó nhé!
A trả lời ông:
- Dạ! Trên lớp con cũng được thầy cô dạy: Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp CÓ quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện và tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước. Đối với những hành vi xuyên tạc về hệ thống chính trị cần được xử lí nghiêm minh!
Câu hỏi:
- Em có đồng tình với ý kiến của A không? Vì sao?
- Ý kiến của em như thế nào về vấn đề này?'
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 2 trang 75 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm .................., các thiết chế ................... có mối quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện và tham gia thực hiện ..................., quyền lực Nhà nước.
b. Quyền lực .................. là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền ...................
c. ................... gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước ................... về những quyết định của mình.
d. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ................... làm chủ; tất cả quyền lực ............. thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp ........... Với giai cấp ................... và đội ngũ…….
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 1 trang 74 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
b. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.
d. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 6 trang 74 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức:
□ a. Chính trị - xã hội ở trời sáng tạo
□ b. Chính trị
□ c. Xã hội
□ d. Xã hội chính trị
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 5 trang 74 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào?
□ a. Nhà nước
□ b. Chính phủ
□ c. Nhân dân
□ d. Đảng viên
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 4 trang 74 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là:
□ a. Tổ chức lãnh đạo xã hội Việt Nam.
□ b. Một tổ chức chính trị - xã hội.
□ c. Một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.
□ d. Tổ chức Có vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 3 trang 73 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
□ a. Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.
□ b. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động. □ c. Đảm bảo quyền lực của Nhà nước.
□ d. Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 2 trang 73 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam?
□ a. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ.
□ b. Phân công quyền lực nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập.
□ c. Quyền lực chính trị thuộc về Nhà nước.
□ d. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 1 trang 73 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chính thể thống nhất, trong đó bao gồm các thiết chế hợp pháp có quan hệ với nhau về mục đích và chức năng, bao gồm các tổ chức:
□ a. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
□ b. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
□ c. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
□ d. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 1 trang 70 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy theo gợi ý:
- Định nghĩa kế hoạch tài chính cá nhân;
- Vai trò của kế hoạch tài chính cá nhân;
- Phân loại kế hoạch tài chính cá nhân;
- Các bước lập một kế hoạch tài chính cá nhân;
- Một số cách kiểm soát kế hoạch tài chính cá nhân;
- Một số lưu ý khi lập kế hoạch tài chính cá nhân.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 3 trang 69 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc các tình huống sau và tư vấn cho các nhân vật cách kiểm soát tài chính cá nhân phù hợp.
Tình huống 1. C đến trung tâm thương mại để mua sắm. Đến gian hàng mỹ phẩm ưa thích, C được mời chào với các ưu đãi hấp dẫn. Đồng thời, một chị nhân viên khác của gian hàng đối diện cũng mời chào và giới thiệu dòng mỹ phẩm cao cấp đang giảm giá đến 80%, C rất phân vân, một bên là hãng mĩ phẩm mình hay sử dụng, một bên là mĩ phẩm cao cấp đang giảm giá.
Câu hỏi: Nếu là C, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 2. H cùng mẹ đi siêu thị mua thực phẩm cho cả nhà sử dụng trong 3 ngày. Đến gian trái cây, H chọn mỗi loại trái cây hơn 1 kg. Đi một vòng siêu thị, trên xe đẩy có hơn 15 loại trái cây khác nhau. Khi được mẹ hỏi vì sao lựa nhiều như vậy, H trả lời: “Con mua để dành, trái cây mùa này ngon lắm mẹ ơi!'.
Câu hỏi: Nếu là mẹ H, em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 3. K cùng bạn bè đăng kí gói tập yoga tại một câu lạc bộ. Anh nhân viên giới thiệu rất nhiều gói tập với giá cả, dịch vụ cung cấp khác nhau. Gói cao cấp nhất là sử dụng miễn phí toàn bộ dịch vụ và không giới hạn số giờ tập. Các bạn của K đều chọn mua gói này. Riêng Anhìn lại quỹ tiền của mình chỉ có thể mua được gói tập bình dân. K quyết định mượn tiền của bạn để mua gói cao cấp dù biết rằng bản thân khó có thể trả nợ bạn được.
Câu hỏi: Nếu là K, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 4. B được bố làm cho một thẻ tín dụng (thẻ phụ) để sử dụng phục vụ việc học. Tuy nhiên, B biết rằng thẻ này có thể sử dụng để thanh toán các loại hàng hoá trực tuyến, cũng như có thể sử dụng thanh toán ở những nhà hàng, quán ăn, rạp chiếu phim sang trọng mà không cần tiền mặt. Thế là B dùng thẻ một cách thoải mái và B biết rằng, bố sẽ thanh toán toàn bộ số tiền này cho B.
Câu hỏi: Nếu là bạn của B, em sẽ ứng xử như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 2 trang 68 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc trường hợp sau và lập kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp.
Trường hợp. H là học sinh lớp 10, Cuối năm học, H nhận danh hiệu học sinh xuất sắc của trường, cùng khoản tiền thường là 200 000 đồng. H muốn lập một kế hoạch tài chính đến khi học xong lớp 12. Với số tiền dành dụm được, H dự định sẽ mua một chiếc điện thoại thông minh, một đôi giày mới và thi lấy bằng lái xe máy, Em hãy giúp lựa chọn loại kế hoạch và lập kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp với mục tiêu. Biết rằng:
- Mỗi tháng, H được bố mẹ cho Số tiền là 300 000 đồng.
- Số tiền tiết kiệm hiện có của Hlà 5 000 000 đồng.
- Ngoài ra, H còn có một công việc bán thời gian ở cửa hàng thức ăn nhanh, với số tiền lương mỗi tháng là 1 500 00 đồng.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 1 trang 67 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Q cho rằng không cần thiết phải lập kế hoạch tài chính cá nhân và học sinh lớp 10 vẫn còn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ. Nếu muốn mua gì chỉ cần xin bố mẹ là được.
b. R chia sẻ rằng bạn thường lập kế hoạch chi tiêu mỗi tháng để dành dụm tiền mua chiếc máy tính xách tay mới.
c. V rất thích mượn thẻ tín dụng của mẹ để đặt hàng trực tuyến. Mọi thông tin giao dịch đều được lưu lại trên hệ thống. Đó là cách quản lý tài chính cá nhân của V.
d. Với số tiền nhận được mỗi tháng, M đều gửi lại mẹ một nửa. Phần còn lại, M chia làm 3 khoản nhỏ, một khoản dành dụm cá nhân, một khoản dùng cho chi tiêu và một khoản dùng cho việc học tập.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Câu 10 trang 67 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Trường hợp nào sau đây thể hiện sự biết lập kế hoạch tài chính cá nhân?
□ a. Trước khi mua quần áo, D đều hỏi ý kiến của mẹ.
□ b. N thường hay đi siêu thị cùng bố vì N muốn gì, bố đều mua cho.
□ c. Vào mỗi tối chủ nhật, K luôn viết ra giấy những hạng mục chi tiêu tiền cho tuần sau để dành dụm một khoản tiền cho chuyến du lịch cuối năm.
□ d. M luôn chi tiêu tiền cẩn trọng. Nhiều lúc M nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền phục vụ cho ước mơ đi vòng quanh thế giới của mình.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Câu 9 trang 67 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hành động nào sau đây thể hiện sự biết kiểm soát tài chính cá nhân?
□ a. Suy nghĩ về quỹ tiết kiệm trước khi mua hàng.
□ b. Sử dụng thẻ tín dụng một cách thoải mái.
□ c. Mượn nợ bạn bè để mua được món đồ mình thích, từ từ tiết kiệm trả bạn sau.
□ d. Luôn mua sắm hàng hiệu trong khi khả năng tài chính không đáp ứng việc trả nợ.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Câu 8 trang 67 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Tầm quan trọng của việc kiểm soát tài chính cá nhân là gì?
□ a. Giúp cá nhân đầu cơ tích trữ.
□ b. Giúp cá nhân sử dụng tiền hiệu quả.
□ c. Giúp cá nhân hưởng thụ cuộc sống.
□ d. Giúp cá nhân gây quỹ từ thiện.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Câu 7 trang 66 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Để lập được kế hoạch tài chính cá nhân, cần lưu ý điều gì?
□ a. Uy tín và khả năng sử dụng tiền của cá nhân.
□ b. Loại kế hoạch tài chính và mục tiêu tài chính cá nhân tương ứng.
□ c. Khả năng trả nợ của bản thân.
□ d. Tư duy hệ thống và có tầm nhìn xa.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Câu 6 trang 66 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân gồm việc xác định các nguồn quỹ và phân chia dòng tiền phù hợp cho các nguồn quỹ. Các nguồn quỹ đó là:
□ a. Quỹ đầu tư, quỹ tiết kiệm, quỹ tiêu dùng, quỹ dự phòng, quỹ trả nợ.
□ b. Quỹ tiết kiệm, quỹ chi tiêu, quỹ phát triển, quỹ đầu tư, quỹ tín dụng.
□ c. Quỹ chi tiêu, quỹ tiêu dùng, quỹ tiết kiệm, quỹ đầu tư, quỹ tín dụng.
□ d. Quỹ tiêu dùng, quỹ tín dụng, quỹ vay vốn, quỹ phát triển, quỹ tiết kiệm.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Câu 5 trang 66 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân là:
□ a. Đặt mục tiêu tài chính cá nhân => Lập kế hoạch hoạt động cụ thể => Tìm hiểu về nguồn tiền hằng tháng 2 =>Phân chia nguồn tiền cho các quỹ =>Thực hiện kế hoạch.
□ b. Đặt mục tiêu tài chính cá nhân => Tìm hiểu về nguồn tiền hằng tháng => Lập kế hoạch hoạt động cụ thể => Phân chia nguồn tiền cho các quỹThực hiện kế hoạch.
□ c. Đặt mục tiêu tài chính cá nhân =>Phân chia nguồn tiền cho các quỹ =>Tìm hiểu về nguồn tiền hằng tháng => Lập kế hoạch hoạt động cụ thể =>Thực hiện kế hoạch.
□ d. Tìm hiểu về nguồn tiển hằng tháng =>Đặt mục tiêu tài chính cá nhân =>Phân chia nguồn tiền cho các quỹ =>Lập kế hoạch hoạt động cụ thể => Thực hiện kế hoạch.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Câu 4 trang 66 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Vì sao phải lập kế hoạch tài chính cá nhân?
□ a. Để sử dụng tiền một cách hưởng thụ và phóng khoáng.
□ b. Để đầu cơ tích trữ, chờ đến khi tiến lên giá thì tuồn ra ngoài thị trường.
□ c. Để đầu tư sinh lời và sử dụng nguồn tiền cá nhân một cách hiệu quả
□ d. Để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Câu 3 trang 65 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Học sinh T lập một kế hoạch tài chính cá nhân trong 3 tháng để mua đôi găng tay mới. Loại kế hoạch tài chính cá nhân của T là:
□ a. kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.
□ b. kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.
□ c. kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.
□ d. Không phải kế hoạch tài chính cá nhân.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Câu 2 trang 65 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Nhận định nào đúng về lí do của việc tính toán khả năng vay nợ khi lập kế hoạch tài chính cá nhân?
□ a. Để rèn luyện cách sử dụng tín dụng hiệu quả, phục vụ cho chi tiêu các khoản tiền không có sẵn trong hiện tại.
□ b. Để cân nhắc việc trả nợ và nguồn tiền tiết kiệm sẵn có.
□ c. Để rèn luyện cách tiết kiệm tiền và trả nợ đúng cách.
□ d. Để học cách sử dụng tín dụng và dùng tín dụng phục vụ cho các khoản chi tiền không cần quan tiết kiệm (vì tín dụng là tiền ảo).
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Câu 1 trang 65 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Kế hoạch tài chính cá nhân là...
□ a. dòng tiền.
□ b. danh sách các hoạt động chi tiêu hằng ngày.
□ c. mục tiêu tài chính cá nhân mà mỗi người cần xác định để tiết kiệm và đầu tư.
□ d. tập hợp các hoạt động thu - chi tiền bạc, tiết kiệm, đầu tư, dự phòng được sắp xếp theo trình tự để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 1 trang 63 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy tư vấn cho gia đình bạn R trong trường hợp sau, chọn gói dịch vụ tín dụng tốt nhất. Gia đình bạn R sống trong 1 căn nhà cũ ở ngoại ô thành phố. Gia đình bạn đang có nhu cầu mua 1 căn hộ chung cư ở trung tâm thành phố với trị giá 2 500 000 000 đồng. Số tài sản hiện có của gia đình R là sổ đỏ căn nhà, và 750 000 000 triệu đồng trong tài khoản tiết kiệm. Nhân viên ngân hàng tư vấn 2 gói dịch vụ tín dụng cho gia đình B bao gồm:
- Gói 1: Cầm cố giấy tờ nhà được số tiền khoảng 1 000 000 000 đồng, còn thiếu sẽ vay ngân hàng với lãi suất 7,4 %/năm, trả trong 5 năm.
- Gói 2: Sử dụng số tiền 750 000 000 đồng để trả 30% giá trị căn hộ mới, sau đó vay ngân hàng số tiền còn lại với lãi suất 6,7 %/năm, trả trong 20 năm.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Bài tập 4 trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc và xử lý các tình huống sau:
Tình huống 1. Ông H cầm cố tài sản tại Ngân hàng X. Đến hạn trả nợ, ông không thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả số tiền vay. Trong hợp đồng cam kết không có thoả thuận về cách xử lý tài sản cầm cố. Ông H cho rằng tài sản cầm cố đó vẫn thuộc về mình nên đã đem bán.
Câu hỏi:
- Hành vi của ông H đúng hay sai? Vì sao?
- Nếu là nhân viên tín dụng của Ngân hàng X, bạn sẽ làm gì trong tình huống này?
Tình huống 2. Bà T muốn vay tiền mua nhà trả góp tại Ngân hàng Y. Tài sản tín chấp của bà là hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội và sao kê lương 3 tháng gần nhất.
Câu hỏi:
- Bà T có được vay tín chấp để mua nhà không? Vì sao?
- Giả sử bà T được Ngân hàng H cho vay tín dụng để mua nhà, hằng tháng ngân hàng có được phép thu tiền thuê nhà không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Bài tập 3 trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy tư vấn dịch vụ và cách sử dụng dịch vụ tín dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng tín dụng trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1. Vì gia đình thuộc diện hộ nghèo, anh P muốn vay tiền để đóng học phí.
Trường hợp 2. Chị K muốn mua sắm tại các trung tâm thương mại ở nước ngoài.
Trường hợp 3. Chú A có một doanh nghiệp chăn nuôi gà công nghiệp và muốn liên kết với công ti sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Trường hợp 4. Do hoàn cảnh khó khăn, cô B muốn vay tiền để trang trải cuộc sống và có vốn làm ăn.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Bài tập 2 trang 61 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp. Chị của B tức giận vì bị ngân hàng khoá thẻ tín dụng. Nhân viên ngân hàng giải thích rằng do chị sử dụng thẻ vượt hạn mức và không thanh toán khoản vay đúng hạn. Ngoài ra, chị của B còn có lịch sử trả chậm nhiều lần. Chị bảo răng do chị thường đi công tác vào cuối tháng, nên không thể trả nợ dùng hạn. Đây là lí do chính đáng nên ngân hàng làm vậy là mất uy tín ngân hàng và không tôn trọng khách hàng.
Câu hỏi:
- Theo em, chị của B sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm không? Vì sao?
- Nếu là nhân viên ngân hàng, em sẽ ứng xử như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Bài tập 1 trang 61 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Xác định những dịch vụ tín dụng nên sử dụng trong các tình huống sau:
a. Chị U muốn đặt đôi giày ở nước ngoài bằng hình thức thanh toán trực tuyến.
b, Thị trấn V cần nguồn vốn để giúp bà con dân tộc phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước xoá đói giảm nghèo.
c. Ông K muốn mở một quán cà phê nhưng chưa đủ vốn.
d. Bố mẹ N muốn mua căn hộ mới vì nhà đang ở đã xuống cấp trầm trọng.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Câu 7 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hành động nào sau đây thể hiện việc sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm?
□ a. Nhờ bạn bè, người thân trả hộ khi đến hạn trả lãi tín dụng.
□ b. Đăng kí gói dịch vụ ngân hàng trực tuyến (e-Banking) để theo dõi hạn mức tín dụng và thanh toán sao kê khi đến hạn.
□ c. Vay “nóng” để trả lãi tín dụng ngân hàng khi đến hạn. Sau đó, vay tín dụng ngân hàng để trả số tiền lãi vay 'nóng'.
d. Chặn mọi cuộc gọi từ ngân hàng (hoặc Công ti tài chính) khi đến hạn. thanh toán khoản vay tín dụng.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Câu 6 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Để sử dụng dịch vụ tín dụng một cách có trách nhiệm, cần
□ a. sử dụng tiền mặt cho các hoạt động chi tiêu.
□ b. vay vốn ở ngân hàng này để trả nợ ở ngân hàng khác.
□ c. chỉ trả lãi đúng hạn, số tiền gốc ban đầu trả sau.
□ d. thanh toán số tiền nợ đúng hạn cùng khoản tiền lãi đúng với cam kết ban đầu.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Câu 5 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cách sử dụng một số dịch vụ tín dụng phổ biến?
□ a. Để vay thế chấp, cần phải có tài sản đảm bảo như giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà đất, xe cộ làm minh chứng về khả năng trả nợ.
□ b. Có thể đăng kí sử dụng dịch vụ vay tín chấp tại các cửa hàng điện thoại di động để mua trả góp điện thoại.
□ c. Để sử dụng thẻ tín dụng, cần phải có một khoản tiền nhất định trong tài khoản thẻ thì mới thanh toán được.
□ d. Một số cá nhân hiện cho vay “nóng, không cần giấy tờ bảo lãnh với mức lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều lần.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Câu 4 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Để sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng, không cần hồ sơ nào dưới đây?
□ a. Hợp đồng lao động.
□ b. Bản sao kê lương.
□ c. Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân
□ d. Sổ khai báo lưu trú.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Câu 3 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Trường hợp nào sau đây phù hợp để sử dụng dịch vụ tín dụng ngân hàng?
□ a. Anh T muốn thương lượng với xí nghiệp về việc cung cấp cho anh thức ăn nuôi gia súc không tính phí trước 6 tháng. Tám tháng sau, anh sẽ hoàn trả lại số tiền tương ứng và một phần tiền lãi kinh doanh cho xí nghiệp C.
□ b. Bà G muốn kêu gọi vốn đầu tư cho dự án xây dựng cầu đường của Công ti do bà làm chủ Dự án sẽ phục vụ cho người dân ở vùng núi dễ dàng tiếp cận với hệ thống giao thông đường bộ quốc gia.
□ d. Chị N hiện đang thất nghiệp và muốn vay tiền “nóng” từ Công ti tài chính A để trang trải cuộc sống.
□ d. Ông E dùng bằng lái xe để đăng kí mua xe máy trả góp trong 6 tháng. Định kì hằng tháng, ông sẽ trả khoản tiền lãi như thoả thuận với bên cho vay.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Câu 2 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Dịch vụ nào sau đây không phải là dịch vụ tín dụng?
□ a. Vay vốn, vay hụi, vay nặng lãi, bán nhà đất
□ b. Cho thuê xe hơi, đầu tư chứng khoán, mua cổ phiếu
□ c. Thẻ tín dụng, công chứng viên bằng, trao quyền sử dụng đất
□ d. Vay vốn đầu tư, thẻ Visa, thẻ JCB
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Câu 1 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Vay tín chấp là...
□ a. hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người đi vay.
□ b. hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt nguồn tài sản cầm cố để cho vay.
□ c. hình thức vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt dựa trên niềm tin khi đi vay.
□ d. hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo. Các ngân hàng xét duyệt hợp đồng lao động để cho vay.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Bài tập 1 trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy tìm hiểu về mức lãi suất cho vay tín dụng mua nhà đất hoặc căn hộ của một ngân hàng. Từ đó, em hãy tính số tiền phải trả nợ ngân hàng mỗi tháng khi em có 30% số tiền của căn hộ 2 tỉ và chọn gói trả góp 10 năm (ngân hàng cho vay 70% giá trị căn hộ), với mức lãi suất cố định 12%/năm.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng
Bài tập 4 trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Trường hợp. Ngân hàng X cung cấp cho một khách hàng mua trả góp một chiếc xe gắn máy với trị giá 80 triệu đồng. Theo hợp đồng, khách hàng sẽ trả nợ cả gốc và lãi hằng tháng với lãi suất 1,2 %/tháng trong vòng 1 năm.
- Xác định chi phí phải trả cho việc sử dụng dịch vụ vay trả góp trong tình huống trên.
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng
Bài tập 2 trang 56 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Tính sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng trong các tình huống sau:
Tình huống 1. Ông K vay thế chấp ngân hàng số tiền 1 tỉ đồng để mở cửa hàng kinh doanh với mức lãi suất 8,9 %/năm. Ông K cam kết trả trong 1 năm. Đến hạn trả lãi, ông K phải trả số tiền bao nhiêu?
Tình huống 2. Doanh nghiệp X được ngân hàng cho vay gói 500 triệu trong 6 tháng với lãi suất 12%/năm. Đến hạn thanh toán tín dụng, doanh nghiệp X phải trả khoản vay là bao nhiêu tiền cho ngân hàng?
Tình huống 3. Anh M vay trả góp ngân hàng với số tiền là 50 triệu đồng và lãi suất 1,05 %/ tháng. Trong vòng 2 năm thì mỗi tháng anh M phải trả số tiền là bao nhiêu?
Tình huống 4. Bà C mua được căn nhà với giá 2 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền quá lớn buộc bà phải trả góp ngân hàng với lãi suất hằng tháng là 0,5%. Hằng tháng, bà trả 30 triệu đồng (bắt đầu từ khi mua nhà). Hỏi sau 36 tháng thì số tiến bà còn nợ là bao nhiêu?
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng
Bài tập 1 trang 55 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em đồng tình với quan điểm nào sau đây? Vì sao?
a. Chị T cho rằng tín dụng không phải là công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì đây là mối quan hệ đi vay - cho vay.
b, Anh, nhận định tín dụng thực chất là mối quan hệ vay mượn tài sản không cần hoàn trả lãi mà chỉ cần trao đổi uy tín cá nhân là được.
c. Bà P chia sẻ rằng việc sử dụng tín dụng có rủi ro rất cao vì bền đi vay có thể trốn nợ bất cứ lúc nào và bền cho vay không thể kiểm soát được.
d. Ông D cho rằng không có sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng vì tất cả chi phí phải trả đã được bao gồm trong sản phẩm được mua
Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng