Bài tập 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy đọc các trường hợp sau và cho biết em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào nếu em là người thân của các chủ thể.
Trường hợp 1. Em và bạn M cùng nhau vào quán ăn tự phục vụ. Ăn xong, bạn M ra về mà không dọn dẹp bàn ăn sạch sẽ.
Trường hợp 2. Dù có thu nhập thấp nhưng chị A thường xuyên mua sắm và thanh toán bằng thẻ ghi nợ ngân hàng trên các ứng dụng.
Trường hợp 3. Anh T thường so sánh và chế bai sự khác biệt giữa các địa phương, những đặc sản vùng miền khi lựa chọn tiêu dùng các mặt hàng ẩm thực như mì, bún, rau quả, trái cây,...
Trường hợp 4. Để sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp H thường xả trực tiếp chất thải ra môi trường, gây ô nhiễm.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn hoá tiêu dùng
Bài tập 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét về biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng của chủ thể trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1. Hưởng ứng chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”, doanh nghiệp A tích cực cải tiến mẫu mã, đầu tư chất lượng sản phẩm, chú ý đến sức khoẻ của người tiêu dùng, yếu tố môi trường... Điều này đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho thương hiệu Việt, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện thiết thực, hiệu quả cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'.
Trường hợp 2. Nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, góp phần xây dựng và hình thành nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam, bạn A cùng với các bạn trong lớp 11B đã tích cực hưởng ứng phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Các bạn tích cực vận động mọi người nhận thức đúng đắn về chất lượng hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam. Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt là việc làm biểu hiện lòng yêu nước, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước phát triển.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn hoá tiêu dùng
Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Trường hợp 1. Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng các sản phẩm địa phương, nội địa. Họ sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sạch, xanh, an toàn, đảm bảo chất lượng. Nắm bắt được xu hướng này, hệ thống siêu thị, cửa hàng C đã đẩy mạnh kết nối với các nhà sản xuất trong nước, chủ động tạo nguồn cung, ổn định giá cả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thu được lợi nhuận cao.
Trường hợp 2. Ở thị trường thành phố H, quần áo của các thương hiệu nổi tiếng đã qua sử dụng trở thành sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Đây là việc làm tích cực, tuyên truyền cho người dân về ý thức tái sử dụng những gì có thể sử dụng lại, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra một hướng kinh doanh mới, hình thành lối sống hiện đại, văn minh.
Nêu suy nghĩ của em về việc làm của các chủ thể trong hai trường hợp trên. Từ đó, trình bày vai trò của văn hoá tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn hoá tiêu dùng
Bài tập 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh có vai trò thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
b. Văn hoá tiêu dùng của mỗi cộng dâng, dân tộc được thể hiện ở tâm lí, phong tục, tập quán,... của họ.
c. Chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế chịu sự tác động rất lớn từ văn hoá tiêu dùng.
d. Văn hoá tiêu dùng góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong tiêu dùng của dân tộc.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn hoá tiêu dùng
Câu 10 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Xây dựng văn hoá tiêu dùng ở Việt Nam là trách nhiệm của
a. Nhà nước và doanh nghiệp.
b. Nhà nước và người tiêu dùng.
c. Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
d. Người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn hoá tiêu dùng
Câu 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Chị M lên kế hoạch mua sắm mỗi tuần dựa trên thu nhập, nhu cầu của bản thân và gia đình, việc làm của chị M thể hiện đặc điểm gì trong văn hoá tiêu dùng?
a. Tính giá trị.
b. Tính thời đại.
c. Tính kế thừa.
d. Tính hợp lí.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn hoá tiêu dùng
Câu 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh H ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt mỗi khi mua sắm, điều này thể hiện đặc điểm gì trong văn hoá tiêu dùng?
a. Tính giá trị.
b. Tính thời đại.
c. Tính kế thừa.
d. Tính hợp lí.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn hoá tiêu dùng
Câu 7 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tính giá trị trong văn hoá tiêu dùng được thể hiện như thế nào?
a. Tiêu dùng chú trọng vào giá thành, mẫu mã của sản phẩm.
b. Tiêu dùng dựa trên thu nhập, nhu cầu của người tiêu dùng.
c. Tiêu dùng hướng tới các giá trị tốt đẹp.
d. Tiêu dùng hướng tới số lượng, giá thành sản phẩm.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn hoá tiêu dùng
Câu 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện đặc điểm nào trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam?
a. Tính hợp lí,
b. Tính giá trị.
c. Tính kế thừa.
d. Tính thời đại.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn hoá tiêu dùng
Câu 5 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trường hợp nào sau đây chưa thể hiện văn hoá trong tiêu dùng?
a. Siêu thị M đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng sản phẩm không sử dụng túi ni lông cho khách hàng.
b. Đàn lợn chết do dịch bệnh, ông B chủ động mang đi tiêu huỷ để không làm dịch lây lan.
c. Chị A chen lấn, không xếp hàng chờ thanh toán khi mua hàng trong siêu thị.
d. Cửa hàng C chủ động nhận lỗi, đối sản phẩm, giảm giá cho khách khi phát hiện sản phẩm đã bán bị hỏng.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn hoá tiêu dùng
Câu 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Vai trò của văn hoá tiêu dùng được thể hiện khi
a. thị trường hoạt động ổn định.
b. người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ trong nền kinh tế.
c. giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
d. kết nối quan hệ mua – bán.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn hoá tiêu dùng
Câu 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tổng thể các yếu tố giá trị, chuẩn mực, tâm lí,... tạo nên tập quán tiêu dùng, biểu hiện qua hành vi tiêu dùng của một cộng đồng nhất định được gọi là
a. văn hoá sản xuất.
b. văn hoá kinh doanh.
c. văn hoá tiêu dùng.
d. văn hoá ứng xử.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn hoá tiêu dùng
Câu 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tiêu dùng là mục đích của sản xuất vì
a, tiêu dùng giúp người mua thoả mãn nhu cầu.
b, tiêu dùng giúp nhà sản xuất bán được nhiều hàng.
c. không có tiêu dùng, sản xuất không có ý nghĩa, không có giá trị
d. tiêu dùng thúc đẩy văn hoá – xã hội phát triển, từ đó sản xuất sẽ phát triển theo.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn hoá tiêu dùng
Bài tập 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, gia đình cho anh D một khoản vốn để mở doanh nghiệp thương mại. Anh thuê mặt bằng lớn đề mở cửa hàng, thuê nhân viên cũng như đầu tư trang thiết bị tốt. Nhưng sau hai năm kinh doanh, cửa hàng vẫn chưa có lãi và có nguy cơ phá sản. Tâm sự với bạn, anh nhận được lời khuyên rằng: “Có tiền chưa phải là tất cả, cậu phải có nhiều thứ khác quan trọng không kém, đó chính là năng lực cần thiết của người làm kinh doanh như giao tiếp để tạo niềm tin và động lực cho người lao động.... Cậu thuê nhân viên nhưng không bao quát hết nội dung làm việc của họ, như vậy không ổn. Cậu chưa đủ kinh nghiệm để nhìn ra được các cơ hội kinh doanh cũng như chưa đủ quyết tâm trong kinh doanh' Anh D ngẫm nghĩ và quyết định thu hẹp quy mô, thực hiện từ quy mô nhô để học hỏi kinh nghiệm, trau dồi bản thân nhiều năng lực kinh doanh hơn nữa để có cơ hội thành công.
- Cho biết đánh giá của em về cách thành lập doanh nghiệp của anh D.
- Từ trường hợp của anh D, em hãy rút ra bài học cho bản thân trong hoạt động kinh doanh ở tương lai.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài tập 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trong quá trình quản lí doanh nghiệp của mình, anh K luôn công bằng với mọi nhân viên. Anh tạo ra cho mọi người niềm tin, sự tôn trọng, điều đó khiến mọi nhân viên đều cố gắng hết mình trong công việc. Ngoài ra, anh còn thể hiện sự hiểu biết rộng rãi trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp nên được nhân viên vô cùng kính nể. Nhờ vậy, doanh nghiệp của anh ít có biến động về nhân sự và gặt hái được nhiều thành công.
- Anh K đã phát huy tốt năng lực kinh doanh nào?
- Năng lực kinh doanh của bản thân đã mang lại cho anh A kết quả gì?
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Sắp xếp các yếu tố dưới đây vào đúng nội dung.
a. Khả năng thuyết trình
b. Nhiều doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu
c. Có kiến thức tài chính
d. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
e. Cần nhiều nhân sự
g. Người tiêu dùng quan tâm
h. Năng lực đàm phán yếu
i. Nhà nước khuyến khích đầu tư
k. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm
Yếu tố bên trong: điểm mạnh, điểm yếu |
Yếu tố bên ngoài: cơ hội, thách thức |
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài tập 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a. Năng lực về chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quan trọng nhất của người kinh doanh.
b. Khát khao của bản thân sẽ dẫn dắt và định hướng quá trình học tập và rèn luyện năng lực kinh doanh.
c. Để tạo ra động lực cho nhân viên, doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến tiền lương mà còn thể hiện sự tôn trọng và tạo cơ hội cho người lao động phát huy hết năng lực của bản thân.
d. Sức mạnh nội tại của bản thân quan trọng hơn cơ hội bên ngoài.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 7 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Sự phát triển của thị trường, đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, đây là yếu tố
a. điểm mạnh của doanh nghiệp.
b. điểm yếu của doanh nghiệp.
c. cơ hội thị trường.
d. thách thức gặp phải.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 5 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Doanh nghiệp cần làm gì để đáp ứng sự biến động của thị trường?
a. Mở rộng thị trường để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
b. Nắm bắt và triển khai các cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.
c. Đẩy nhanh việc quảng cáo, truyền thông để chiếm lĩnh thị trường.
d. Liên kết với nhiều đơn vị địa phương để có thể dễ dàng thâm nhập được thị trường.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Chị T buồn rầu vì nghi ngờ nhân viên tài chính có gian lận trong quá trình làm việc mà chưa tìm được bằng chứng, đây là hạn chế về
a. thiết lập quan hệ, nắm bắt thông tin.
b. dự báo và kiểm soát rủi ro.
c. quản lí, lãnh đạo.
d. ý chí, khát vọng dồi mới, vươn lên.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Sau khi khởi nghiệp thành công, anh N, giám đốc công ty dùng chính cổ phần của mình để chia sẻ lại cho các cộng sự đã dốc tâm, dốc sức cùng anh. Điều này thể hiện năng lực kinh doanh nào của người kinh doanh?
a. Quản lí, lãnh đạo.
b. Thiết lập quan hệ, nắm bắt thông tin.
c. Chuyên môn nghiệp vụ.
d. Huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh A quyết tâm xây dựng sự nghiệp của mình, điều đó thể hiện năng lực nào của người kinh doanh?
a. Thiết lập quan hệ, nắm bắt thông tin.
b. Huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
c. Ý chí, khát vọng đổi mới, vươn lên....
d. Năng động, sáng tạo.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Có kiến thức về tài chính, về quảng cáo tiếp thị thể hiện năng lực nào của người kinh doanh?
a. Chuyên môn nghiệp vụ.
b. Quản lí, lãnh đạo.
c. Dự báo và kiểm soát rủi ro.
d. Huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài tập 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1. Có hai công ty sản xuất giày dép cùng cử nhân viên đến vùng sâu để khảo sát thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội, đánh giá khả năng mở rộng kinh doanh. Khi đến nơi, hai anh nhân viên đều rất chú tầm nguyên cứu, ghi chép thông tin, chụp lại hình ảnh để làm báo cáo. Cùng một nơi, cùng một thời điểm nhưng hai bản báo cáo lại khác nhau. Anh nhân viên ở công ty thứ nhất sau khi xem xét tinh hình đã báo cáo rằng: Người dân ở đây chỉ đi chân đất, nên thị trường này không tiềm năng'. Anh nhân viên ở công ty thứ hai tự tin báo cáo: 'Chúng ta cần nhanh chóng phát triển kinh doanh tại đây, nơi này thật lí tưởng để kinh doanh bởi người dân ở đây chưa ai có giày dép để mang'.
– Em đồng tình với báo cáo của nhân viên nào? Vì sao?
Trường hợp 2. Vốn có năng khiếu về ngoại ngữ cùng với kinh nghiệm nhiều năm dạy tại các trung tâm tiếng Anh, chị Y nhận thấy cơ hội thị trường lớn vì nhu cầu học tiếng Anh rất cao. Tuy nhiên, nhiều trung tâm dạy tiếng Anh liên tiếp xuất hiện là thử thách lớn đối với chị. Nhận thấy bản thân mình chưa có nhiều nguồn vốn, chị nghĩ đến phương án thành lập trung tâm quy mô nhỏ, xây dựng chương trình tiếng Anh cá nhân hoá để tạo được niềm tin với học viên. Sau khi xem xét các yếu tố, chị quyết tâm thực hiện ý tưởng kinh doanh về trung tâm tiếng Anh của mình.
– Em có nhận xét gì về việc nắm bắt cơ hội để hình thành ý tưởng kinh doanh của chị Y
Trường hợp 3. Anh N cho rằng muốn xây dựng được ý tưởng kinh doanh tốt, quan trọng nhất là phải biết minh có gì. Nhưng theo anh M, phải tập trung nghiên cứu thị trường thì mới tìm ra được sản phẩm thoả mãn nhu cầu mà người tiêu dùng đang cần.
– Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
Bài tập 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Việt Nam là một đất nước có thể mạnh về sản xuất lúa gạo. Nhưng một số nông dân vẫn chạy theo năng suất nên sử dụng chất hoá học vượt mức cho phép. Nhận thấy nhu cầu về gạo hữu cơ trên thị trường ngày càng cao, anh N quyết tâm nghiên cứu cách nâng cao giá trị sản phẩm gạo Việt Nam. Với chuyên ngành nông nghiệp và những kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi tôm, anh N có ý tưởng kết hợp trồng lúa và nuôi tôm đất tự nhiên. Anh bao tiêu cho nông dân; giúp nông dân bán được lúa gạo với giá thành cao. Con tôm đất được thị trường rất yêu thích nên đã mang lại giá trị kinh tế cao.
- Chỉ ra những điểm mạnh của anh N đã giúp anh hình thành ý tưởng kinh doanh.
- Cho biết ý tưởng kinh doanh trên tạo ra giá trị kinh tế như thế nào.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Cuối năm là thời điểm công việc bận rộn, là dịp nhiều gia đình chủ tâm hơn trong việc thờ cúng. Tận dụng điều kiện này cũng như phát huy tay nghề và kinh nghiệm làm bếp nhiều năm của mình, chị T thành lập doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ thở cúng. Khách hàng của chị rất đa dạng, từ người làm văn phòng, đến những người buôn bán tất bật ngày Tết hay người chưa hiểu về phong tục.... Doanh nghiệp của chị rất phát triển.
- Dấu hiệu nào giúp chị T nhận ra cơ hội kinh doanh?
- Chị T đã xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh đó như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
Bài tập 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a. Ý tưởng kinh doanh là một trong những hoạt động tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
b. Muốn thành công trên thị trưởng, doanh nghiệp bắt buộc phải luôn có ý tưởng kinh doanh.
c. Cơ hội kinh doanh chi đến khi doanh nghiệp sẵn sàng.
d. Tính hấp dẫn của cơ hội là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh.
e. Xây dựng kế hoạch kinh doanh giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
. Khi có cơ hội, cần phải nắm bắt ngay vì cơ hội chỉ đến một lần.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
Câu 10 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Doanh nghiệp thường xuyên tận dụng được nhiều cơ hội kinh doanh là
a. doanh nghiệp lớn.
b. doanh nghiệp vừa và nhỏ.
c. doanh nghiệp mới thành lập.
d. doanh nghiệp mạnh.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
Câu 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý tưởng kinh doanh không quyết định yếu tố
a. đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp.
b. cách thức tổ chức bán hàng.
c. nâng cao năng suất lao động.
d. hiệu quả của kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
Câu 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Doanh nghiệp B muốn mở rộng thị trường sang một lĩnh vực mới, để xác định xem lĩnh vực đó có xây dựng được ý tưởng kinh doanh hay không, doanh nghiệp B cần làm gì đầu tiên?
a. Kiểm tra ở lĩnh vực đó, sản phẩm của công ty có thể triển khai được hay không.
b. Lên kế hoạch cụ thể cho từng bước hành động của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó.
c. Đẩy nhanh việc quảng cáo, truyền thông để chiếm lĩnh thị trường.
d. Liên kết với nhiều đơn vị địa phương để có thể dễ dàng thảm nhập được thị trường.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
Câu 7 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Do có tay nghề làm mộc, có nhà xưởng rộng và nhu cầu về sản phẩm gỗ luôn được thị trường ưa chuộng nên anh T có dự định mở một xưởng mộc cung cấp các sản phẩm thủ công mĩ nghệ. Ý tưởng của anh A bắt đầu từ các nguồn nào?
a. Nhu cầu bên ngoài từ thị trường.
b. Sức mạnh bên trong từ tay nghề.
c. Khả năng huy động nguồn lực.
d. Tất cả phương án trên đều đúng.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
Câu 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Cơ hội kinh doanh tốt là cơ hội kinh doanh chứa đựng đủ
a. tính hấp dẫn, tính ổn định, tính bền vững và tính duy trì.
b. tỉnh hấp dẫn, tinh khả thi, tinh bền vững và tỉnh duy trì.
c tính phát triển, tính biến động, tính duy trì và nhu cầu của người tiêu dùng.
d. tính biến động, tính duy trì, tỉnh khả thi và tính phát triển.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
Câu 5 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý tưởng kinh doanh có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?
a. Mở rộng được thị trường của doanh nghiệp.
b. Tiêu thụ được nhiều sản phẩm với chi phí sản xuất thấp.
c. Đạt được thị phần cao nhất trong lĩnh vực.
d. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
Câu 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Doanh nghiệp cần xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh để
a. giúp doanh nghiệp lựa chọn ra được một cơ hội phù hợp.
b. tạo ra được sản phẩm/ dịch vụ thoả mãn nhu cầu của thị trường.
c. quyết định sự phát triển hay trì trệ của doanh nghiệp.
d. thu hút được khách hàng quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
Câu 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Cơ hội kinh doanh là
a. nhận ra sản phẩm đang có nhu cầu cao có thể tăng giá.
b. những thông tin thị trường hữu ích cho hoạt động kinh doanh.
c. mở rộng thị trường vi nhu cầu sản phẩm dạng tăng cao.
d. cơ hội để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh
Câu 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý tưởng kinh doanh có ý nghĩa
a. thu hút khách hàng bằng dịch vụ hậu mãi.
b. thoả mãn được nhu cầu thị trường.
c. phục vụ khách hàng với chi phí thấp.
d. thoả mãn khách hàng ở phân khúc cao hơn.
Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh