Bài 21 trang 99 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Là công dân - học sinh, em có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 20 trang 99 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy phân biệt quyền bất khả xâm phạm về thân thể với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 19 trang 99 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Y và X là bạn học cùng lớp. Gần đây, hai bên có mâu thuẫn với nhau xung quanh chuyện học hành. Năm học lớp 12 bị bạn bè rủ rê, X bắt đầu sao nhãng học hành, hay bỏ học và hay nhờ bạn cho chép bài tập về nhà. Thấy X như vậy, Y khuyên X nên xa lánh đám bạn bè đã rủ rê X, tập trung học cho tốt, vì năm học này là năm học cuối ở phổ thông rồi.
Thấy Y hay khuyên ngăn mình, X không những không tiếp thu mà còn tỏ ý không hài lòng. X bắt đầu nói xấu Y với một số bạn trong lớp, bịa đặt điều xấu, xúc phạm danh dự của Y. Thấy vậy, một số bạn trong lớp khuyên X không nên làm như vậy, vì nói xấu, xúc phạm danh dự của Y vừa vi phạm pháp luật, vừa làm mất tình bạn. Được các bạn khuyên nhủ, X dần nhận ra việc làm của mình là không đúng với trách nhiệm của người học sinh. X đã chủ động nói chuyện, xin lỗi Y về việc làm sai trái của mình.
Câu hỏi: Trong trường hợp trên, Y và các bạn đã thể hiện trách nhiệm công dân của mình như thế nào trong việc thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 18 trang 98 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Do có mâu thuẫn trong công việc với chị H, chị D đã có bài đăng trên mạng xã hội bịa đặt nội dung chị H có mối quan hệ không lành mạnh với anh P - một người đã có gia đình, đồng thời yêu cầu mọi người chia sẻ nội dung này nhằm xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của chị H.
Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, bài đăng này đã được nhiều người bình luận, chia sẻ có ý xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của chị H làm cho chị bị bạn bè và mọi người trong cơ quan xa lánh. Chị H đau buồn, rồi sa sút về sức khoẻ và tinh thần. Hành vi của D đã bị Viện kiểm sát truy tố và chuyển sang Toà án xét xử về “Tội vu khống” theo Điều 156 Bộ luật Hình sự. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ việc và nhân thân người phạm tội, Toà án ra quyết định tuyên phạt D 10 tháng tù, được hưởng án treo. Đồng thời, D phải xin lỗi công khai, cải chính thông tin và bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần cho chị H theo số tiền mà hai bên đã thoả thuận.
Câu hỏi: Trong thông tin trên, hậu quả nào đã xảy ra đối với hành vi của D khi vu khống, xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự của chị H?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 17 trang 98 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Các gia đình ở khu dân cư X đã từ lâu vẫn có mối quan hệ hàng xóm tốt đẹp với nhau. Nhưng từ năm 2018 đến nay, có một gia đình mới đến ở thường gây chuyện với những gia đình xung quanh. Các gia đình trong khu dân cư thấy vậy đều rất khó chịu, nhưng mọi người bảo nhau nhường nhịn để không xảy ra to tiếng trong khu dân cư. Nhưng nhà hàng xóm mới ngày càng quá quắt. Một ngày, bà V hàng xóm mới và con trai của bà là M đã gây sự dẫn đến căng thẳng với bà Y nhà bên cạnh. Bà V và M đã mắng chửi, xúc phạm bà Y và gia đình hàng xóm bằng những từ ngữ rất thiếu văn hoá.
a) Bà V và M đã xâm phạm đến quyền nào của công dân? Vì sao?
b) Hành vi của bà V và M có thể dẫn đến hậu quả gì?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 16 trang 98 SBT Kinh tế Pháp luật 1: Q là một cô gái trẻ, xinh đẹp và năng động, hiện đang kinh doanh trong ngành mĩ phẩm. Trong quá trình kinh doanh, Q có bất đồng với một người đồng nghiệp cũ tên là T. T thường xuyên nói xấu Q trên mạng xã hội. Q rất buồn về việc hằng ngày chứng kiến cảnh những thông tin không đúng sự thật về mình cứ bị lan truyền, chia sẻ cho nhiều người biết. Mặc dù đã cố tình phớt lờ việc bị nói xấu trên mạng, nhưng T ngày một quá quắt hơn và không hề có dấu hiệu dừng lại.
a) Hành vi của T đã xâm phạm đến quyền nào của Q? Giải thích vì sao.
b) Q có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 15 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hai thanh niên chở nhau trên một chiếc xe máy, lạng lách, bấm còi inh ỏi để xin đường. Một anh thanh niên đi xe máy phía trước đã không nhường đường, vì đường phố chật hẹp, không còn chỗ nào để có thể nhường nữa. Hai bên cãi cọ nhau, rồi cả hai người đi cùng xe máy xông vào hành hung anh thanh niên đi một mình làm cho anh bị thương, phải đi điều trị ở bệnh viện.
a) Ở tình huống này, hành vi của hai thanh niên đã xâm phạm đến quyền nào của công dân? Vì sao?
b) Hai người thanh niên có thể phải nhận hậu quả như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 14 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 11: A và B là phụ nữ cãi nhau với một người phụ nữ khác là C cùng thôn, rồi xông vào đánh C. D là anh em với A và B đi ngang qua tình cờ bắt gặp cảnh này nên đã xông vào đánh và chửi mắng chị C. D còn xúi giục người khác vào đánh, nhưng không ai làm theo. Một số người chứng kiến đã vào can ngăn, nhưng A không cho ai vào can ngăn và còn hăm doạ mọi người. Chị C bị đánh đau, phải nhập viện điều trị, kết quả bị tổn hại sức khoẻ là 8%.
a) Theo em, trong tình huống trên A, B và D đã xâm phạm đến quyền nào của chị C? Vì sao?
b) A, B và D sẽ phải nhận hậu quả như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 13 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Do đến hạn trả tiền thuê nhà mà S chưa trả cho ông M, ông M đã khoá cửa ngoài của phòng S đang ở, giam lỏng S trong phòng suốt 4 giờ. Sau đó, nhờ công an phường can thiệp, S mới được giái thoát. Ông M cho rằng, đây là nhà của ông thì ông có quyền khoá lại, không phải là nhốt S trong nhà.
a) Theo em, ông M có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân hay không? Vì sao?
b) Ông M có thể phải chịu hậu quả gì từ hành vi vi phạm của mình?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 12 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Chị Đào để xe máy trước cửa nhà rồi đi vào nhà, lên gác lấy đồ đạc. Khi chị xuống nhà, mở cửa thì xe chị không còn nữa. Nghe mấy người hàng xóm bảo có một người giống cậu Minh lấy. Chị Đào liền báo công an phường, khẳng định anh Minh lấy xe của mình. Công an phường tin chị Đào nên đã đến ngay nhà anh Minh để bắt và giữ anh trong phòng ở trụ sở công an phường
Theo em, trong trường hợp này việc làm của công an phường có vi phạm quyền của công dân không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 11 trang 96 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
Thông tin. Lên mạng xã hội đăng tin, bài, hình ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, một người đàn ông ở tỉnh D đã bị xử phạt 7 triệu đồng. Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh D cho biết, đã ra quyết định xử phạt hành chính 7 triệu đồng đối với ông K (40 tuổi ở huyện M, tỉnh D) vì đăng tin bài, hình ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Theo cơ quan công an, trước đó ông K đã sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh liên quan đến ông H (38 tuổi, ở huyện M, tỉnh D) với nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm buộc ông K phải trả số tiền 120 triệu đồng. Liên đến quan vụ việc này, ông H cho biết mình không vay mượn tiền của ông K. Số tiền đó là do mẹ ông H vay mẹ vợ ông K nhưng chưa trả. Làm việc với cơ quan chức năng, ông K thừa nhận việc đã sử dụng mạng xã hội để đăng tin, bài, hình ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm ông H, mục đích là để ép ông H phải trả nợ tiền thay cho mẹ. Hiện ông K đã nhận thức được hành vi sai trái và đã gỡ bỏ những bài viết có nội dung, hình ảnh xúc phạm ông K và cam kết không tái phạm.
Công an tỉnh D đã quyết định xử phạt ông K 7 triệu đồng theo Nghị định số 15 của Chính phủ năm 2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
a) Trong thông tin trên, ông K đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân?
b) Hành vi vi phạm của ông K đã dẫn đến hậu quả gì cho ông K?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 10 trang 96 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tung tin nói xấu làm mất uy tín của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền nhân thân của con người.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền được đảm bảo an toàn về uy tín, thanh danh.
D. Quyền được pháp luật bảo vệ uy tín.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 9 trang 95 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân?
A. Đe doạ đánh người.
B. Đánh người gây thương tích phải điều trị.
C. Rủ nhiều người cùng đánh một người.
D. Đi xe không cẩn thận va quẹt vào người khác.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 8 trang 95 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây nói về quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Không ai được bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác.
B. Không ai được phê bình người khác ở nơi đông người.
C. Không ai được tố cáo người khác trước cơ quan nhà nước.
D. Không ai được đánh người gây thương tích.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 7 trang 95 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được bảo đảm an toàn về uy tín của công dân.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 6 trang 95 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Quyền tự do về thân thể của công dân.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 5 trang 95 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác?
A. Đe doạ đánh người khác.
B. Đánh người khác bị thương.
C. Giam giữ người trái phép.
D. Tự tiện bắt người.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 4 trang 94 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với người trong trường hợp nào dưới đây thì ai cũng có quyền bắt và giải đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất?
A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
B. Người đang bị nghi là phạm tội.
C. Người đang gây rối trật tự công cộng.
D. Người đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 3 trang 94 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
B. Khi nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.
C. Khi nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.
D. Khi công an cần thu thập chứng cứ từ người đó.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 2 trang 94 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác?
A. Nói xấu người khác nhằm hạ uy tín của họ.
B. Bắt giữ người vì nghi cho người đó lấy trộm tài sản của mình.
C. Bắt người đang phạm tội quả tang.
D. Cãi nhau và đe doạ đánh người.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 1 trang 94 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây nói về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Trong mọi trường hợp, không ai có quyền bắt người.
B. Không ai có quyền đe doạ người khác.
C. Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người.
D. Chỉ được bắt, giữ người khi có lệnh của cấp trên.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 21 trang 93 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nêu một số trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân ở địa phương em (nếu có). Bài học rút ra cho bản thân em là gì?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 19 trang 93 SBT Kinh tế Pháp luật 11: D là con bà H đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã vì tội trộm cắp tài sản. Khi thấy xã thông báo đăng kí khám tuyển nghĩa vụ quân sự, bà H đã yêu cầu ông B là cán bộ đưa tên con mình vào danh sách, nhưng ông B không đồng ý.
Theo em, việc ông B không đồng ý với ý kiến của bà H có đúng không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 18 trang 93 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong quá trình học đại học, C được hoãn gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do mải chơi, không theo được chương trình, C đã bỏ học đi làm công nhân cho một công ty. Khi nhận được thông báo khám tuyển nghĩa vụ quân sự, C đã nhờ một người không rõ lai lịch làm giúp một giấy chứng nhận giá là sinh viên của trường đại học để nộp cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã với mục đích hoãn nghĩa vụ quân sự.
a) Theo em, hành vi của C có vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc không? Vì sao?
b) Hành vi của C có thể phải chịu hậu quả gì?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 17 trang 92 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh P là người có bệnh mãn tính về hô hấp, thường xuyên điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, ông S là cán bộ xã lại để tên của anh P trong danh sách thông báo khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
a) Theo em, hành vi của ông S có đúng với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân không? Vì sao?
b) Nếu là anh P, trong trường hợp trên, em sẽ làm gì?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 16 trang 92 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Sau khi nhận tiền của gia đình ông M, ông Q là cán bộ xã đã tự ý gạch tên con trai ông M ra khỏi danh sách đăng kí nghĩa vụ quân sự.
a) Theo em, hành vi của ông Q có vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân không? Vì sao?
b) Hậu quả nào có thể xảy ra từ hành vi của ông Q?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 15 trang 92 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Với mục đích để con tiếp tục phụ giúp gia đình trong kinh doanh, ông A đã nhờ người làm giá giấy khám sức khoẻ để con không đủ điều kiện trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Tuy đã bị xử phạt hành chính, nhưng ông A vẫn tiếp tục vi phạm.
Theo em, hành vi của ông A có thể bị xử lí như thế nào vì đã xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 14 trang 92 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh V (đủ 18 tuổi) là công nhân của một nhà máy, được gọi khám tuyển nghĩa vụ quân sự và trúng tuyển. Tuy nhiên, sau khi nhận được giấy trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, anh V lại không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ với lí do bản thân đang có việc làm ổn định.
a) Theo em, hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của anh V có vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân không? Vì sao?
b) Hành vi của anh V có thể dẫn đến hậu quả gì?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 13 trang 92 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tốt nghiệp trung học phổ thông, H có nguyện vọng tham gia nghĩa vụ quân sự, nhưng bố của H lại không đồng ý vì muốn con tiếp tục đi học.
a) Em có đồng ý với ý kiến của bố bạn H không? Vì sao?
b) Nếu là H trong trường hợp này, em sẽ làm gì để thực hiện được quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mình?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 12 trang 91 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
GƯƠNG SÁNG TRONG PHÒNG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH
Ông Nguyễn Hữu Minh - Phó Bí thư Chi bộ ấp Tân Quy B, xã Tân Hưng (Long Phú) là một tấm gương sáng trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Thời gian qua, ông Minh đã tích vận động gia đình, người dân trong xóm, ấp thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tích cực phòng, chống tội phạm.
Khi được chính quyền triển khai và quán triệt chủ trương, kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, nhất là việc tiếp tục thực hiện hiệu quả Quyết định số 521/QĐ-TTg, ngày 13/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, ông Minh phấn khởi, tích cực vận động gia đình, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Ông Minh còn mạnh dạn vận động gia đình, người thân tích cực tham gia về phòng ngừa, tố giác tội phạm. Trong năm, ông đã cung cấp 8 nguồn tin có giá trị về trật tự xã hội, giúp lực lượng công an khám phá nhanh 1 vụ trộm cắp tài sản, triệt phá 2 điểm tệ nạn, bắt 2 đối tượng buôn bán ma tuý và cung cấp nhiều tin liên quan phòng, chống Covid-19. Ngoài việc mạnh dạn cung cấp tin báo, tố giác tội phạm, ông Minh còn thường xuyên tham gia họp khu dân cư để đẩy mạnh tuyên truyền về quyền, trách nhiệm người dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và tích cực hưởng ứng đầy đủ các phong trào tại địa phương, như: dặm, vá đường nông thôn hư hỏng, cải tạo vệ sinh môi trường xanh, sạch, tham gia quản lí giáo dục đối tượng chậm tiến tại cộng đồng, vận động xóm giềng, khu dân cư nói không với tội phạm, tệ nạn xã hội,... Từ những việc làm nhỏ đó, ông Minh đã góp phần cùng cấp uỷ, chính quyền, đặc biệt là lực lượng công an thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng phong trào, đạt kết quả tích cực trong thực hiện chuyển hoá địa bàn.
a) Em hãy xác định những việc làm tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc của ông Minh.
b) Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua tấm gương tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc của ông Minh.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 10 trang 90 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào sau đây không được miễn đăng kí nghĩa vụ quân sự?
A. Người mắc bệnh hiểm nghèo.
B. Người mắc bệnh tâm thần.
C. Người khuyết tật.
D. Người đi làm ở xa.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 9 trang 90 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
A. Tham gia phục vụ trong Công an nhân dân.
B. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân.
C. Tham gia bảo vệ biên giới.
D. Tham gia biểu tình.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 8 trang 90 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
A. Tuyên truyền đường lối của Đảng.
B. Tham gia dân quân tự vệ.
C. Nói xấu chính quyền địa phương.
D. Giữ gìn an ninh, trật tự.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 7 trang 90 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
A. Tham gia giữ gìn các di sản văn hoá ở địa phương.
B. Tham gia tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự.
C. Tham gia tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.
D. Tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 6 trang 90 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự là thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền dân chủ.
B. Quyền bình đẳng.
C. Quyền tự do.
D. Quyền lập hội.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 5 trang 89 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trường hợp nào dưới đây không được tạm hoãn gọi nhập ngũ?
A. Sinh viên đang học tại các trường đại học.
B. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.
C. Đang làm việc tại các công ty, xí nghiệp.
D. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 4 trang 89 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
A. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
B. Gian dối trong khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự.
C. Tham gia tập trung huấn luyện quân sự.
D. Cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 3 trang 89 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây không phải là thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?
A. Tham gia nghĩa vụ quân sự.
B. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
C. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
D. Góp ý cho các chính sách phát triển kinh tế.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc