Con heo đất
Tôi đang mong bố mua cho tôi một con rô bốt. Nhưng bố lại mang về một con heo đất. Bố chỉ vào cái khe trên lưng nó, bảo:- Con cho heo ăn nhé! Con lớn rồi, nên học cách tiết kiệm.
Từ đó, mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách, có chút tiền lẻ thừa ra, tôi lại được gửi heo giữ giúp. Tết đến, có tiền mừng tuổi, tôi cũng dành cho heo luôn. Bố mẹ bảo:
- Chừng nào bụng con heo đầy tiên, con sẽ đập con heo ra, lấy tiền mua rô bốt.
Thật ra con heo cũng dễ thương. Mũi nó mát lạnh và nó mỉm cười khi tôi cho tiền vào lưng nó. Nó mỉm cười cả khi tôi chẳng có đồng nào. Tôi thực sự yêu thương nó.
Thấm thoát một năm đã trôi qua. Một hôm, bố tôi vào phòng, lật con heo, lắc mạnh và bảo:
- Bụng nó đầy ứ rồi. Con đập vỡ nó được rồi đấy!
Tôi sao nỡ làm vậy! Tôi nói với bố:
- Con không cần rô bốt nữa!
Rồi tôi năm nỉ bố mẹ cho giữ lại con heo. Cuối cùng, bố mẹ cũng chiều ý tôi. Thế là con heo đất còn được làm bạn với tôi thêm một thời gian nữa.
Theo Ét – ga Re – két (Hoàng Ngọc Tuấn dịch)
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 1 trang 32, 33, 34 Con heo đất
Đọc và trả lời câu hỏi: Nhật kí của Bống.
a) Theo em bạn Bống viết nhật kí để làm gì? Chọn ý đúng
- Để ghi nhớ những việc cần làm thay cho thời gian biểu
- Để ghi lại những việc đáng nhớ trong ngày và cảm nghĩ của bạn ấy
- Để nộp cho cô giáo, thay cho bài tập làm văn
b) Đọc lại nhật kí một ngày của bạn Bống (Thứ hai hoặc thứ năm) và cho biết: Ngày hôm đó có việc gì? Bống làm gì? Cảm nghĩ của bạn ấy thế nào?
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 1 trang 30, 31 Góc sáng tạo
Ghép đúng:
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 1 trang 28, 29, 30 Bài tập làm văn
Bài tập làm văn
Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khen mùi soa.”
Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi. Tôi nhìn sang Liu – xi – a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhớ có lần tôi giặt bít tất của mình, bèn viết thêm:” Em còn giặt bít tất.”
Những chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủi như thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết: Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp: “Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần”. Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn cuả mình: “Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả.”
Mấy hôm sau, sáng Chủ nhật, mẹ bảo tôi:
- Cô – li – a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!
Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.
Theo Pi – vô – na – nô – va.
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 1 trang 28, 29, 30 Bài tập làm văn
Các nhóm tập phân vai, thể hiện lại (diễn lại) câu chuyện Con đã lớn thật rồi!.
a) Các vai: Mẹ, bạn nhỏ, dì, người dẫn chuyện
b) Cách thể hiện
- Kể đúng lời của nhân cật kết hợp nét mặt, củ chỉ, động tác, có thể nói thành lời ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật
- Người dẫn chuyện có thể dùng sách giáo khoa, các vai khác không dùng sách giáo khoa.
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 1 trang 28 Kể chuyện: Con đã lớn thật rồi
Tìm đường
a) Em chọn chữ (s hoặc x) phù hợp với ô trông. Giúp thỏ tìm đường đến kho báu. Biết rằng đường đến đó được đánh dấu vằng các tiếng có chữ s.
b) Em chọn chữ (n hoặc ng) phù hợp với ô trông. Giúp gấu tìm đường về hang, biết rằng đường về hang được đánh dấu bằng các tiếng có chữ n đứng cuối.
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 1 trang 26, 27 Viết
Nghe - viết
Em lớn lên rồi
Năm nay em lớn lên rồi
Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm
Nhìn trời, trời bớt xa xăm
Nhìn sao, sao cách ngang tầm cánh tay
Núi xa lúp xúp chân mây
Bờ sông khép lại, hàng cây thấp dần
Nơi xa bỗng hóa nên gần
Quanh em bè bạn quây quần bốn phương.
TRẦN ĐĂNG KHOA
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 1 trang 26, 27 Viết
Giặt áo
(trích)
Tre bừng nắng lên
Rộn vườn tiếng sáo
Nắng đẹp nhắc em
Giặt quần, giặt áo.
Lấy bọt xà phòng
Làm đôi găng trắng
Nghìn đốm cầu vồng
Tay em lấp lánh.
Nắng theo gió bay
Trên tre, trên chuối
Nắng vấn đầy trời
Vàng sân, vàng lối
Sạch sẽ như mới
Áo quần lên dây
Em yêu ngắm mãi
Trắng hồng đôi tay…
Nắng đi suốt ngày
Giờ lo xuống núi
Nắng vẫn còn đây
Áo thơm bên gối
Phạm Hổ
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 1 trang 25, 26 Giặt áo
Các nhân vật trong câu chuyện đối thoại như thế nào? Chọn ý đúng:
A. Các nhân vật cùng nói một lúc.
B. Nhân vật này nói xong lượt của mình, nhân vật khác mới nói.
C. Nhân vật này đang nói thì nhân vật khác nói xen vào.
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 1 trang 22, 23, 24 Con đã lớn thật rồi
Con đã lớn thật rồi
Có một cô bé sang nhà dì chơi. Vì đang dỗi mẹ nên em ngồi buồn thiu. Thấy vậy, dì hỏi:
- Cháu có chuyện gì buồn à? Đến bữa rồi, ăn cơm với dì nhé?
- Nhưng…cháu chưa…xin phép mẹ.
- Dì sẽ gọi điện cho mẹ cháu. Trưa rồi mà, cháu ăn với dì một chút cho vui!
Quả thật, cô bé cũng đã thấy đói. Nhưng vừa bưng bát cơm nóng hổi, em lại nghĩ đến mẹ đang phải ngồi ăn một mình. Ăn xong, hai dì cháu vừa dọn dẹp vừa nói chuyện. Cô bé không quên cảm ơn dì.
Dì dịu dàng bảo:
- Cháu ngoan lắm, biết cảm ơn dì! Nhưng này nào cháu cũng ăn cơm nóng, canh ngọt của mẹ, cháu có cảm ơn mẹ không?
Cô bé lặng im.
- Dì đoán là cháu đang giận dỗi. Bây giờ, cháu mau về nhà đi! Mẹ cháu đang lo lắm đấy.
Cô bé vội chạy về. Mẹ đã đứng ngoài cửa chờ em. Cô bé chạy đến, ôm chầm lấy mẹ, vừa khóc vừa nói:
- Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ!
Người mẹ ngạc nhiên, hôn lên má con, bảo:
- Ôi, con gái của mẹ! Con đã lớn thật rồi!
Theo sách 168 câu chuyện hay nhất
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 1 trang 22, 23, 24 Con đã lớn thật rồi
Trao đổi:
a) Theo câu chuyện, mỗi năm, chiếc đồng hồ phải chạy tích tắc bao nhiêu lần?
b) Để hoàn thành được công việc như vậy, chiếc đồng hồ cần làm gì?
Chọn ý đúng:
1. Cần làm một lúc cho xong mọi việc.
2. Cần tăng thêm giờ làm việc
3. Cần tích tắc đều đặn (làm việc chăm chỉ)
c) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 1 trang 21, 22 Chỉ cần tích tắc đến đều đặn