Bài đọc 6: Người hồi sinh di tích
Giữa những ngôi nhà nhỏ, mái ngói nhấp nhổ của đôi thị cổ Hội An, có một bức tượng được người dân và du khách thường xuyên đến dâng hoa và hương. Đó là tượng kiến trúc sư Ka-dích. Từ đất nước Ba Lan xa xôi, ông đã đến Việt Nam và xống hiến cho việc hồi sinh nhiều di sản văn hóa suốt 17 năm trời, cho đến những ngày cuối đời. Ông là người có công lớn trong việc phát triển đô thị cổ Hội An thành một địa điểm du lịch hấp dẫn.
Nhiều người con nhớ những ngày Ka-dích tham gia trùng tu khu thánh địa Mỹ Sơn. Ông làm việc say mê, bất chấp mùa hè nóng nực, côn trùng rất nhiều, bom mìn còn sót lại trong chiến tranh có thể nổ bất cứ lúc nào. Ông đã cùng mọi người ăn nước suối, tắm nước suối, ngủ trong lán trại, ăn mắm dưa như một nông dân thực thụ.
Ngoài Mỹ Sơn, Hội An, Ka-đích còn có những đóng góp lớn trong việc trùng tu di tích Hoàng Thành Huế. Ông cũng là người giới thiệu các di sản văn hóa này với thế giới. Cả Hoàng thành Huế, thánh địa Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An đều được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Theo Duy Hiển và An Nhi
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 112, 113, 114 Người hồi sinh di tích
Viết tiếp vào vở các câu sau, sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu phần giải thích:
a) Có hai lí do khiến bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh...
b) Nhà bác học thật khác xa với những gì bà đã tưởng tượng...
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 109, 110 Bác sĩ Y-éc-xanh
Bài đọc 5: Bác sĩ Y-éc-xanh
Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh, phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Bà muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.
Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngôi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
Bà khách thổ lộ nỗi băn khoăn của mình:
- Y-éc-xanh kính mến, ông quên nước Pháp rồi ư? Ông định ở đây suốt đời sao?
Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối.
- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là dân nước Pháp. Người ta không thể nào sống thiếu Tổ quốc.
Ngừng một chút, ông tiếp:
- Tuy nhiên, tôi với bà đều sống chung trong một ngôi nhà: Trái Đất. Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống ở nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở, bình yên.
Hai người cùng im lặng. Họ nghe rõ tiếng biển thở dài, đổ nhẹ những con sóng thủy tinh vỡ vụn lên bờ cát.
Theo Cao Linh Quân
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 109, 110 Bác sĩ Y-éc-xanh
Nghe - viết: Hạt mưa
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 106, 107 Viết
Bài đọc 4: Nhập gia tùy tục
Nếu bạn đến thăm Vương quốc Bru-nây, bạn nên nhớ những điều sau:
- Người Bru-nây cho rằng tay trái bẩn. Vì vậy, bạn hãy dùng tay phải hoặc để tay trái dưới cổ tay phải khi đưa hoặc nhận các vật.
- Khi ăn, bạn hãy dùng hai tay hoặc dùng tay phải. Nếu bạn muốn từ chối một món ăn, hãy chạm nhẹ vào đĩa ăn bằng tay phải.
- Không xoa đầu bất kì ai kể cả trẻ em. Người Bru-nây coi xoa đầu là hành vi thiếu tôn trọng người khác.
- Không chỉ vào ai bằng ngón trỏ. Điều đó ở Bru-nây bị coi là thô lỗ. Nếu muốn, bạn hãy dùng ngón cái của bàn tay phải để làm việc này.
- Không ăn uống ở nơi công cộng, trừ trường hợp bạn đi hội chợ ẩm thực hoặc đi dã ngoại.
Theo sách Tiếng Anh 3
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 105, 106 Nhập gia tùy tục
Bài đọc 3: Một kì quan
Nằm cách thủ đô Phnom Pênh 317 km. Ăng co là một quần thể đền đài nguy nga, hoàn toàn làm bằng đá.
Khu đền chính Ăng-co Vát nổi bật với năm tòa tháp khổng lồ. Bên dưới các tòa tháp là những hành lang hun hút với những bức tranh điêu khắc tinh xảo. Đây là tác phẩm điêu khắc bằng tay trên đá lớn nhất thế giới. Chỉ riêng việc điêu khắc hình 1700 vũ nữ duyên dáng, từ khuôn mặt đến cử chỉ không ai giống ai, cũng đủ nói lên sự tinh xảo của những bức tranh đá này.
Cách Ăng-co Vát không xa là khu đền Ăng-co Thom. Ấn tượng nhất ở đây là đền Bay-on với hàng trăm pho tượng đá có bốn mặt, nhìn ra bốn hướng.
Kinh ngạc trước vẻ đẹp của Ăng-co, một giáo sĩ phương Tây đến thăm khu đền vào năm 1586 đã viết: “Đó là một kiến trúc phi thường mà không giấy bút nào tả xiết.”
Khu di tích Ăng-co là niềm tự hào của đất nước Cam-pu-chia.
Theo Ngọc Linh
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 103, 104 Một kì quan
Hoạt động nhóm
- Mỗi nhóm (6-7 học sinh) chia làm 2 đội: đội Lúc-xăm-bua và đội Việt Nam
- Các đội tự giới thiệu, hát, múa và đặt câu hỏi cho đội bạn.
- Kết thúc giao lưu, hai đội chào tạm biệt.
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 102 Trao đổi: Thực hành giao lưu