Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm của bài làm.
- Bài làm có đủ mở bài, thân bài, kết bài không?
- Các đặc điểm của con vật có được lựa chọn và miêu tả theo trình tự hợp lí không?
- Bài làm mắc mấy lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả?
Bài 30: Cánh chim nhỏ (trang 129, 130, 131) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Kết nối tri thức
CÁNH CHIM NHỎ
Có một cậu bé mơ ước được bay như chim. Nhìn những cánh chim chao liệng trên trời cao, cậu nghĩ tại sao mình lại không thể bay nhỉ.
Một hôm, cậu đến công viên chơi và gặp một cậu bé đang ngồi nghịch cát. Hai cậu làm quen với nhau. Cậu bé mơ ước được bay như chim hỏi bạn có ước mơ giống mình không.
– Không! Mình chỉ muốn biết cảm giác đi và chạy giống các cậu sẽ như thế nào. – Người bạn mới mỉm cười, đáp. Thì ra, bạn ấy bị liệt.
– Ồ, ước gì mình chia sẻ được với cậu cảm giác đó. – Cậu bé muốn bay như chim nói với bạn.
Thế rồi hai cậu bé cùng nhau xây những toà lâu đài bằng cát và cười giòn tan. Khi cha của cậu bé bị liệt nói đã tới lúc về, cậu bé mơ ước biết bay đến thầm thì vào tai ông và được ông đồng ý. Cậu bảo bạn:
– Mình chưa biết làm thế nào để giúp cậu đi và chạy được như mình. Nhưng điều này thì mình làm được.
Dứt lời, cậu xoay người lại cõng bạn. Người bạn nhỏ ôm ghì lấy cậu. Lúc đầu, cậu đi từng bước ngắn. Rồi như được tiếp thêm sức mạnh, cậu bắt đầu chạy cho tới lúc gió tạt mạnh vào mặt cả hai.
Người cha đứng lặng nhìn theo, mắt rưng rưng. Đứa con không đi được của ông đang dang rộng đôi cánh tay, vung vẩy trong gió và luôn miệng
hét to:
– Con đang bay, bố ơi! Con đang bay!
(Theo Hạt giống tâm hồn, Thanh Thuỷ dịch)
Hai cậu bé gặp nhau ở đâu? Mỗi cậu bé mơ ước hoặc mong muốn điều gì?
Bài 30: Cánh chim nhỏ (trang 129, 130, 131) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Kết nối tri thức
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Miêu tả một con vật mà em đã chăm sóc và gắn bó.
Đề 2: Miêu tả một con vật em đã được quan sát trên ti vi hoặc phim ảnh mà em yêu thích.
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 28, viết bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích.
Bài 29: Ở vương quốc Tương Lai (trang 125, 126, 127, 128) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Kết nối tri thức
Nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi đoạn dưới đây:
a. Ma-ri Quy-ri là nhà bác học người Pháp gốc Ba Lan. Bà đã giành được nhiều danh hiệu và giải thưởng:
- Giải thưởng Nô-ben Vật lí, Giải thưởng Nô-ben Hoá học
- Tiến sĩ khoa học Vật lí xuất sắc
- Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Chính phủ Pháp
- Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp RI THỨC
(Theo Ngọc Liên)
b. Hội hữu nghị và hợp tác Việt – Pháp được thành lập ngày 02 tháng 7
năm 1955. Hoạt động của Hội nhằm tăng cường đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Pháp.
(Hằng Phương tổng hợp)
Bài 29: Ở vương quốc Tương Lai (trang 125, 126, 127, 128) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Kết nối tri thức
Theo em, vì sao nơi Tin-tin và Mi-tin đến có tên là “Vương quốc Tương Lai”? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Vì các bạn nhỏ sẽ đón tiếp Tin-tin và Mi-tin trong tương lai.
B. Vì nơi đó là cuộc sống mơ ước trong tương lai.
C. Vì tất cả mọi người sẽ chuyển đến sống ở đây.
Bài 29: Ở vương quốc Tương Lai (trang 125, 126, 127, 128) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Kết nối tri thức
Ở CƯỜNG QUỐC TƯƠNG LAI
Tin-tin và Mi-tin được một bà tiên giúp đỡ, đã vượt qua nhiều thử thách, đến nhiều xứ sở để tìm con chim xanh về chữa bệnh cho một bạn hàng xóm. Đoạn trích dưới đây thuật lại việc hai em tới Vương quốc Tương Lai và trò chuyện với những người bạn sắp ra đời trong công xưởng xanh.
Cảnh trí
Một gian phòng rộng có những hàng cột và mái vòm bằng ngọc bích. Phòng có một số ghế băng, đỗ đạc, cây cối. Có nhiều trẻ em đang chơi đùa hoặc làm việc. Có em đi lại hoặc ngồi suy nghĩ.
Nhân vật
Tin-tin
Mi-tin (em gái Tin-tin)
Một số em bé
Tin-tin: – Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé thứ nhất: – Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên Trái Đất. Cậu sáng chế cái gì?
Tin-tin: – Cậu sáng chế cái gì?
Em bé thứ nhất: Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc.
Mi-tin: – Vật đó ăn ngon chứ? Nó có ồn ào không?
Em bé thứ nhất: – Không đâu, chẳng ồn ào gì cả. Mình chế sắp xong rồi, cậu có muốn xem không?
Tin-tin: – Có chứ! Nó đâu?
Em bé thứ hai: – Cậu có muốn xem vật mình sáng chế không?
Tin-tin: – Có chứ, cái gì đấy?
Em bé thứ hai: – Có ba mươi vị thuốc trường sinh ở kia, trong những chiếc lọ xanh.
Em bé thứ ba: (Từ trong đám đông đi ra. Mình mang đến một thứ ánh sáng mà chưa ai biết cả. (Em bé toả ra một thứ ánh sáng lạ thường).Thật là kì lạ phải không?
Em bé thứ tư: – (Kéo tay Tin-tin) Cậu lại đây xem cái máy của mình, nó biết bay trên không như một con chim.
Em bé thứ năm: - Hãy lại xem cái máy của mình đã. Nó biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng.
( Theo Mát-téc-lích, Nguyễn Trường Lịch dịch)
Vở kịch có những nhân vật nào?
Bài 29: Ở vương quốc Tương Lai (trang 125, 126, 127, 128) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Kết nối tri thức
Theo em, khổ thơ cuối muốn nói điều gì về mơ ước của tuổi thơ? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Mơ ước tuổi thơ nối dài tới tận chân trời.
B. Mơ ước cho em được đến mọi miền đất nước.
C. Mơ ước đưa trẻ thơ đi tới tương lai.
Học thuộc 4 khổ thơ đầu (hoặc cả bài thơ).
Bài 28: Bốn mùa mơ ước (trang 122, 123, 124) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Kết nối tri thức
BỐN MÙA MƠ ƯỚC
Em mơ mình là cánh én
Gọi nắng xuân về muôn nơi
Trong veo nỗi niềm thương mến
Hoà trong rộn rã tiếng cười.
Em mơ mình là cơn gió
Giữa ngày nắng hạ nồng oi
Cùng mây bay đi đây đó
Đem mưa dịu mát muôn nơi.
Em mơ mình là ngọn lửa
Xua tan giá lạnh mùa đông
Đàn chim vui bay về tổ
Bữa cơm chiều quê ấm nồng...
Yêu từng dặm dài đất nước
Em mơ về con đường xa
Bốn mùa còn bao mơ ước
Ở phía chân trời bao la.
(Nguyễn Lam Thắng)
Mỗi mùa, bạn nhỏ đã mơ ước điều gì?
Bài 28: Bốn mùa mơ ước (trang 122, 123, 124) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Kết nối tri thức
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu.
Đoạn 1
Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Bụng nó tròn, thon, bóng loáng, mặt trời chiếu vào óng ánh xanh như hạt ngọc. Nó dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống, thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn.
(Theo Vũ Tú Nam)
Đoạn 2
Rô ron bám theo vây rô mẹ, tung tăng len lỏi quanh các nhánh cây, rễ cỏ ngập nước. Nó nô nghịch như một đứa trẻ hiếu động. Khi thì nó ngậm một cái rễ cỏ kéo mạnh cho chìm xuống rồi phóng vút qua như một mũi tên. Lúc nó lại ngoi lên như đang chơi trốn tìm, đảo mắt nhìn theo bóng gã chuồn chuồn. Nó tròn miệng thở, làm mặt nước nổi lên một cái bong bóng nhỏ tí xíu như hạt ngọc trong suốt trên mặt nước.
(Theo Nguyễn Văn Chương)
Đoạn 3
Cái vòi của voi con thật kì lạ. Gần như không có việc gì mà chú không dùng đến vòi. Chú dùng vòi để thở, để nhận biết lá lành hay lá độc, để phun bụi đất phủ lên lưng vào những trưa nắng, để dò đường và rẽ lối đi trong rừng... Đặc biệt, vòi còn giúp voi con biểu lộ tâm tình: chú đập vòi chan chát xuống đất khi giận dữ, đu đưa vòi khi thoải mái, yên tâm. Nhưng vượt lên tất cả, cái vòi giúp voi con tồn tại: voi con dùng vòi để hít nước khi khát, để bẻ cành và vơ cỏ lên miệng khi ăn...
(Theo Vũ Hùng)
a. Mỗi đoạn văn tả con vật nào?
b. Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì đối với việc miêu tả con vật?
c. Em thích cách miêu tả con vật trong đoạn văn nào? Vì sao?
Bài 27: Nếu em có một khu vườn (trang 118, 119, 120, 121) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Kết nối tri thức