Bài tập 3 trang 38 SBT Giáo dục công dân 6
Em hãy thuyết trình về chủ đề sau:
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không nhất thiết phải là người sinh ra ở Việt Nam.
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 1. Đâu không phải là căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam?
A. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
B. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
C. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam.
D. Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 8 trang 36 SBT Giáo dục công dân 6
Từ những yêu cầu về tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày, hãy thiết kế một khẩu hiệu về tiết kiệm và treo ở nhà để nhắc nhở bản thân và nhắn nhủ cho người thân trong gia đình thực hành tiết kiệm trong cuộc sống.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Tiết kiệm
Bài tập 7 trang 36 SBT Giáo dục công dân 6
Trong buổi họp tổ khu phố về vấn đề bảo vệ môi trường, em hãy sắm vai một tuyên truyền viên để chia sẻ vai trò của kiết kiệm trong việc bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Tiết kiệm
Bài tập 5 trang 35 SBT Giáo dục công dân 6
Em hãy lên kế hoạch phân loại những vật dụng mà em cần mua, thích mua trong 1 tháng tới, em sẽ ưu tiên mua vật dụng nào? Vì sao?
- Vật dụng cần mua:
- Vì sao phải mua?
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Tiết kiệm
Bài tập 4 trang 34 SBT Giáo dục công dân 6
Thực hành tiết kiệm từ cuộc sống.
Tìm kiếm một số vật dụng trong gia đình (sách báo, đồ kim loại, ...) không còn dùng đến để quyên góp cho phòng trào kế hoạch nhỏ ở trường hoặc bán ve chai, tận dụng số tiền thu được để làm một việc có ích. Sau đó em hãy chia sẻ kết quả với bạn bè của mình.
- Tổng số tiền quyên góp:
- Chia sẻ kết quả:
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Tiết kiệm
Bài tập 3 trang 34 SBT Giáo dục công dân 6
Thử tài tái chế
Xu hướng sống xanh với các sản phẩm được hình thành từ các ý tưởng tái chế từ rác thải hay thủy tinh được ủng hộ trên toàn thế giới. Xu hướng này mang đến các ưu điểm như tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí. Em hãy tìm kiếm các loại rác thải nhựa trong gia đình và tiến hành tái chế để có những đồ vật có thể sử dụng.
Gợi ý:
- Tái chế rác thải nhựa thành chậu trồng cây.
- Tái chế rác thải thành đồ trang trí.
- Tái chế rác thải thành vật dụng trong gia đình.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Tiết kiệm
Câu 2. Vì sao chúng ta phải tiết kiệm?
A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn
B. Có khoản tiền tự phòng để giúp đỡ cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết
C. Bản thân có nhiều tiền
D. Ý A và B đều đúng
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Tiết kiệm
Câu 1. Để thực hành tiết kiệm, chúng ta cần:
A. Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.
B. Bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, lao động thật tốt.
C. Sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Tiết kiệm
Bài tập 7 trang 32 SBT Giáo dục công dân 6
Thiết kế hướng dẫn cách phòng tránh hỏa hoạn:
Gợi ý: Em có thể xem và lựa chọn các thông tin gợi ý sau:
1. Tắt bếp
2. Ngắt cầu dao điện
3. Rút các phích cắm ổ điện
4. Tắt nến và thuốc lá
5. Kéo màn chống cháy
6. Kiểm tra lối thoát hiểm.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bài tập 3 trang 30 SBT Giáo dục công dân 6
Tranh luận.
Em hãy cho biết suy nghĩ của em về 2 danh ngôn sau:
- Thà mất một phút trong đời còn hơn mất đời trong một phút - Khuyết danh.
- Khi trời đẹp, hãy chuẩn bị cho lúc thời tiết xấu - Thomas Fuller.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bài tập 2 trang 30 SBT Giáo dục công dân 6
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Linh cùng các bạn trong lớp tổ chức chuyến cắm trại ở biển. Trong lúc tắm biển, chẳng may Linh bị chuột rút và bị chìm dần xuống nước. Các bạn trong lớp phát hiện và kịp thời kêu cứu. May sau lúc đó, lực lượng cứu hộ đã giải cứu Linh thoát nạn đuối nước.
Câu hỏi:
- Hãy gọi tên và giải thích tình huống nguy hiểm mà Linh đã gặp phải.
- Em hãy đánh số thứ tự những việc cần làm để thoát khỏi dòng chảy xa bờ:
+ Bơi theo hướng song song với bờ (3)
+ Giữ bình tĩnh (2)
+ Nhận diện tình huống nguy hiểm của bản thân (1)
+ Nếu gặp dòng chảy xiết nên thư giãn, thử nổi trên mặt nước hoặc chỉ đứng nước để giữ sức (4)
+ Khi dòng chảy xa bờ suy yếu, bắt đầu bởi chéo góc hoặc thoát khỏi nó để vào bờ (5)
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bài tập 1 trang 30 SBT Giáo dục công dân 6
Điển từ vào chỗ trống.
Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những ................. về ................. cho con người và xã hội. Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật ................. suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm ................. và các cách ứng phó phù hợp, an toàn nhất. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần ................. kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại ................. thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu nếu có thể để bảo vệ mình.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bài tập 7 trang 28 SBT Giáo dục công dân 6
Em hãy trò chuyện với 3 người (bố mẹ, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh) mà em tin tưởng để biết được những nhận xét của họ về những ưu – nhược điểm cảu em, nhờ họ góp ý những điểm mà em cần khắc phục để có thể phát triển bản thân. Hãy lựa chọn những góp ý phù hợp để xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân em trong năm học này.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Bài tập 6 trang 28 SBT Giáo dục công dân 6
Em hãy liệt kê 5 điều mới mẻ mà bản thân em có được nhờ sự rèn luyện so với khi em còn học lớp 5 (Chiều cao, cân nặng, tính cách, mối quan hệ, học tập, mục tiêu,…).
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Bài tập 5 trang 28 SBT Giáo dục công dân 6
Sắm vai.
Em cùng các bạn hãy sắm vai để chia sẻ cùng với bạn Lan trong tình huống sau:
Bạn bè đều cho rằng Lan vẽ không đẹp vì rất ít khi thấy Lan đăng kí các cuộc thi vẽ do lớp, trường tổ chức. Trong các tiết học vẽ, cô giáo cũng nhận xét bức tranh của Lan ở mức trung bình - khá, sử dụng màu sắc còn hạn chế. Lan suy nghĩ rất nhiều về những góp ý đó, đôi lúc Lan cũng cảm thấy buồn vì bản thân rất đam mê hội họa. Sau khi trò chuyện với 2 người bạn thân nhất của mình Huệ và Hồng, Lan quyết tâm theo đuổi đam mê của bản thân, dành nhiều thời gian để tự học mà tự luyện việc thể hiện cảm xúc qua màu sắc tại nhà. Sau 3 tháng, nét vẽ của Lan dần hoàn thiện và sinh động hơn rất nhiều. Tại cuộc thi vẽ cấp trường năm nay, Lan xuất sắc đem về giải nhì cho lớp của mình.
Câu hỏi:
- Lan đã tiếp nhận như thế nào về các góp ý của người xung quanh?
- Kết quả tự đánh giá bản thân đã giúp Lan cải thiện khả năng vẽ của mình ra sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Bài tập 4 trang 27 SBT Giáo dục công dân 6
Xử lí tình huống.
Tình huống 1: Nam là lớp trưởng của lớp 6A1. Từ trước đến nay, Nam hát không hay nên mỗi khi cầm micro, Nam đều cảm thấy không tự tin về chất giọng của mình. Có một lần, Nam được cô chủ nhiệm phân công đại diện lớp tham gia cuộc thi Ý tưởng bảo vệ môi trường và trình bày trước toàn trường. Nam đã mất hơn 1 tuần để chuẩn bị bài phát biểu. Mặc dù thầy cô và bạn bè đều khen giọng Nam trên micro nghe rất ấm và cuốn hút nhưng Nam lại không dám thể hiện và có ý định từ bỏ việc tham gia cuộc thi. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Phú và Ân là hai anh em sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học, Ân tuy học rất giỏi nhưng năng khiếu thể thao lại không được tốt. Ngược lại, Phú có năng khiếu với nhiều môn thể thao khác nhau nhưng học tập lại không tốt. Trong những bữa cơm gia đình, bố mẹ thường khen thành tích học tập của Ân làm cho Phú cảm thấy rất tự ti. Nếu là Phú, em sẽ làm gì?
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Bài tập 3 trang 27 SBT Giáo dục công dân 6
Thảo luận.
Em cùng các các bạn thảo luận về 2 câu danh ngôn sau:
- Người không biết khả năng của bản thân không hiểu được chính mình – Xenophon
- Người sáng tác chính bản thân mình thông thái hơn người sáng tác một cuốn sách – Benjamin Franklin
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Bài tập 2 trang 26 SBT Giáo dục công dân 6
Điền từ vào chỗ (...)
Tự nhận thức bản thân là khả năng ................ chính xác bản thân, biết mình .................... muốn gì, đâu là .......... của mình. Khi tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta .................. về mình, ..................bản thân , ........................... cởi mở và ...................... chính mình, từ đó sẽ có cách cư xử, hành động phù hợp.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Câu 2. Khi không hiểu rõ về bản thân mình, chúng ta sẽ dễ dẫn tới những sai lầm nào?
A. Không xác định được mục tiêu trong cuộc sống
B. Không biết cách ứng xử với những người xung quanh
C. Thiếu cơ sở cho việc ra quyết định
D. Cả ba ý trên đều đúng
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Câu 1. Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta cần:
A. Thường xuyên đặt ra và trả lời câu hỏi tôi là ai, tôi thích gì, tôi làm điều gì giỏi nhất
B. Lắng nghe nhận xét từ người thân, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh
C. Tham gia các hoạt động xã hội và giao tiếp với mọi người xung quanh
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Bài tập 8 trang 25 SBT Giáo dục công dân 6
Từ câu nói: “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan”.
Theo em, để trở thành người có tính tự lập thì học sinh cần phải rèn luyện như thế nào? Em hãy lập kế hoạch của bản thân để có được tính tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Tự lập
Bài tập 7 trang 24 SBT Giáo dục công dân 6
Đọc và thực hiện theo yêu cầu sau đây:
“Nick Vujicic – người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới. Nick viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf (đánh gôn), bơi lội và thậm chí cả nhảy dù”.
- Nêu 5 điều học tập được qua thông tin trên.
- Em hãy lập và thực hiện kế hoạch công việc trong học kì tiếp theo.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Tự lập
Bài tập 5 trang 23 SBT Giáo dục công dân 6
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Gia đình bạn Lan có hoàn cảnh rất khó khăn. Bố mất sức lao động sau một tai nạn giao thông, mẹ phải làm thêm nuôi 3 chị em Lan ăn học. Ngoài những giờ học trên lớp, Lan dành phần lớn thời gian giúp đỡ bố mẹ việc nhà, chăm sóc các em nhỏ. Thỉnh thoảng, Lan còn phụ mẹ công việc làm thêm để kiếm tiền. Tuy vậy, Lan vẫn sắp xếp việc học và đạt học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Toán. Giờ sinh hoạt lớp, cô giáo tuyên dương bạn Lan là tấm gương có tinh thần tự lập, vượt khó học giỏi. Mai quay sang Hồng nói: “Gia đình bạn ấy khó khăn nên bạn ấy cần tự lập, gia đình chúng mình có điều kiện, mình không cần phải tự lập”.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Tự lập
Câu 7. Bạn An đang học lớp 6. Bạn ấy chỉ lo cho bản thân, đi học về là mở ti vi ra xem hay đi chơi với bạn bè. Công việc nhà thường để cho bố mẹ làm, ngay cả quần áo bố mẹ vẫn phải giặt cho bạn ấy. Việc làm đó thể hiện:
A. Bạn An là người ỷ lại.
B. Bạn An là người ích kỉ.
C. Bạn An là người tự lập.
D. Bạn An là người vô ý thức.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Tự lập