Câu 7. Bạn An đang học lớp 6. Bạn ấy chỉ lo cho bản thân, đi học về là mở ti vi ra xem hay đi chơi với bạn bè. Công việc nhà thường để cho bố mẹ làm, ngay cả quần áo bố mẹ vẫn phải giặt cho bạn ấy. Việc làm đó thể hiện:
A. Bạn An là người ỷ lại.
B. Bạn An là người ích kỉ.
C. Bạn An là người tự lập.
D. Bạn An là người vô ý thức.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Tự lập
Câu 1. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm và không
A. phụ thuộc vào người khác B. tôn trọng lợi ích của tập thể
C. để cao lợi ích bản thân mình D. lệ thuộc vào cái tôi cá nhân
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Tự lập
Bài tập 9 trang 20 SBT Giáo dục công dân 6
Hãy rèn luyện đức tính tôn trọng sự thật bằng cách ghi lại những hành vi, việc làm thể hiện tôn trọng sự thật mà em đã thực hiện hằng ngày. Với mỗi hành vi việc làm đó, em sẽ vẽ hình vào ô bên cạnh.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Bài tập 6 trang 18 SBT Giáo dục công dân 6
Xử lí tình huống.
Tình huống 1. Nam và Long học cùng lớp với nhau. Vừa rồi Long xin mẹ tiền đóng học phí nhưng lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Nam biết chuyện này do tình cờ nghe Long nói chuyện với một bạn trong lớp. Khi cô giáo hỏi Long: “Tại sao em chưa đóng học phí?” Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
Tình huống 2. Mai và Kiên nhận được kết quả bài kiểm tra môn Toán. Mai rất lo lắng vì kết quả bài kiểm tra thấp nên đã nói với Kiên: “Kiên ơi , mình lo quá, bài kiểm tra điểm thấp thế này thì mẹ mình sẽ rất buồn và thất vọng về mình, mình giấu không nói cho mẹ biết, bạn thấy sao?”. Nếu là Kiên, em sẽ nói gì với Mai?
Tình huống 3. Ngọc và Lâm vừa tham gia hội thao của trường về. Trong lúc đi đường, hai bạn nói chuyện với nhau, Ngọc nói: “Rõ ràng là Tùng đã chơi gian lận mới giành chiến thắng, hay là mình báo với cô đi”. Lâm nói: “Thôi, mình coi như không biết đi, nói ra Tùng lại ghét chúng mình đấy”. Nếu là bạn của các nhân vật trên, em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào cho các bạn?
Tình huống 4. Trên đường đi học về, Minh và Thanh nhìn thấy một thanh niên giả tàn tật để xin tiền người đi đường. Nếu là Minh và Thanh, em sẽ làm gì?
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 5. Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện không tôn trọng sự thật?
A. Dương đã nói với bác tài xế xe buýt về hành vi của kẻ gian trên xe.
B. Mai nói với cô giáo về hành vi quay cóp bài trong giờ kiểm tra của Long.
C. Biết bác Lan bán rau bẩn nhưng Chi không nói với ai vì bác Lan là bác ruột của Chi.
D. Biết chị Dung bán mỹ phẩm giả nên nhiều lần Hồng đã khuyên chị nên dừng bán và xin lỗi mọi người.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 4. Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự thật?
A. Thấy An xem tài liệu trong giờ kiểm tra môn Toán, Mai giả lơ như không thấy.
B. Trung chủ động nhận lỗi và xin lỗi khi vô tình đá bóng vào cửa sổ nhà bác Tùng.
C. Minh đã sửa điểm trong bài kiểm tra Toán để không bị mẹ mắng.
D. Hằng rất quý Lan nên đã làm bài tập giúp Lan để bạn ấy được điểm cao.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 3. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng sự thật?
A. Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình
B. Cố gắng không làm mất lòng ai
C. Phê phán những việc làm sai trái
D. Chi làm những việc mà mình thích
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Bài tập 6 trang 14 SBT Giáo dục công dân 6
Hãy đọc câu chuyện và rút ra ba điều cần thay đổi ở bản thân em.
Gia đình Lan rất khó khăn nên bạn ấy vừa học vừa phụ mẹ bán hàng sau mỗi giờ tan học. Vào mỗi buổi tối, tranh thủ lúc vắng khách, Lan lấy sách ra đọc dưới ánh đèn hắt sang từ mái hiên của một căn biệt thự nhà bên. Nhưng mấy hôm nay, căn nhà ấy đập ra sửa sang nên không còn mở đèn sáng như trước nữa. Mẹ của Lan thấy vậy nên bảo bạn ấy về nhà đọc sách, việc ở đây mẹ lo liệu được. Lan nhìn mẹ tươi cười và nói: “Con đã chuẩn bị cái đèn nhỏ này để đọc tạm, tuy nhỏ thôi nhưng cũng đủ ánh sáng cho con đọc”.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Bài tập 5 trang 13 SBT Giáo dục công dân 6
Phát hiện lỗi sai và góp ý cho bạn
A. Linh thường xuyên tị nạnh làm việc nhà với em gái mình.
B. Hùng thích chơi đá bóng nên thường rủ bạn bè trốn học đi chơi.
C. Khi gặp bài toán khó, Khải thường hỏi bạn bè cách làm cho nhanh.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Câu 3. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về siêng năng, kiên trì?
A. Những bạn có hoàn cảnh khó khăn mới cần siêng năng, kiên trì.
B. Mọi người đều cần có tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.
C. Siêng năng, kiên trì không giúp học sinh đạt học lực giỏi vì cần phải có sự thông minh.
D. Siêng năng dọn dẹp góc học tập khi được mẹ nhắc nhở.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Câu 2. Đâu là việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
A. Hoàng suốt ngày chơi game trên máy tính.
B. Hôm nay các bạn trong lớp tổng vệ sinh lớp học, Thư lại xin nghỉ ốm vì sợ mệt.
C. Hằng thường luyện thanh đều đặn mỗi ngày một giờ để chuẩn bị cho cuộc thi hát cấp trường sắp tới.
D. Hạnh quyết tâm làm xong các bài tập Toán trong giờ học Ngữ văn.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Câu 1. Phương án nào dưới đây là cách thức để rèn luyện tình siêng năng, kiên trì:
A. Đi học đúng giờ và làm việc theo sở thích cá nhân.
B. Dừng công việc, chuyển hướng mục tiêu khi gặp khó khăn, thách thức.
C. Học tập chuyên cần, chăm chỉ rèn luyện kĩ năng sống, không ngừng hoàn thiện hành vi, thái độ và sự ứng xử trước những khó khăn và thách thức.
D. Cậy nhờ bạn bè, người thân khi gặp hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Bài tập 2 trang 12 SBT Giáo dục công dân 6
Điền từ phù hợp vào chỗ (...)
Siêng năng là đức tính làm việc ……… thường xuyên của con người. Kiên trì là đức tính làm việc ………… quyết tâm giữ vững …… làm đến cùng dù gặp ……… Siêng năng, kiên trì giúp con người vượt qua ........ và hướng đến .........
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Bài tập 1 trang 12 SBT Giáo dục công dân 6
Em hãy đọc 2 bài thơ của Bác Hồ trích trong tác phẩm Nhật kí trong tù:
TỰ KHUYÊN MÌNH
Ví không có cảnh đông tàn
Thì sao có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
NGHE TIẾNG GIÃ GẠO
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Câu hỏi:
1. Câu từ nào trong hai bài thơ trên đề cập đến sự siêng năng, kiên trì?
2. Em rút ra bài học gì cho bản thân mình qua hai bài thơ trên?
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Bài tập 12 trang 11 SBT Giáo dục công dân 6
Em hãy suy nghĩ và thảo luận nhóm để viết lại đoạn kết câu chuyện Tấm Cám theo hướng lòng nhân ái, yêu thương con người và chia sẻ đoạn kết đó cho bạn bè trong lớp cùng nghe.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Yêu thương con người
Bài tập 10 trang 11 SBT Giáo dục công dân 6
Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trên đường đi học về, Hùng và các bạn thường gặp một bác bị mù đi bán tăm tre. Hôm ấy, Hùng và các bạn chứng kiến cảnh bác ấy bị hai anh thanh niên trêu chọc. Họ cố tình va vào bác làm bác ngã lăn ra, túi tăm tre văng tung toé trên đường. Hai anh thanh niên còn mắng bác là để không có mắt và bỏ đi. Thấy vậy, Hùng và các bạn vội chạy đến đỡ bác dậy, nhặt gậy và tăm giúp bác, hỏi han, động viên bác,...
Câu hỏi:
- Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh của những người như bác bán tăm tre bị mù?
- Hãy nêu nhận xét của em về thái độ, việc làm của hai anh thanh niên, của Hùng cùng các bạn học sinh với bác bán tăm tre bị mù.
- Nếu được nói chuyện với hai anh thanh niên trên, em sẽ nói gì với họ?
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Yêu thương con người
Bài tập 9 trang 10 SBT Giáo dục công dân 6
Chọn phương án giải quyết phù hợp với tình huống sau:
Hân và Nam là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở X. Một hôm, hai bạn đang trên đường đi học về thì thấy hai thanh niên đi ngược chiều đâm ngã một người phụ nữ rồi bỏ chạy. Hân và Nam thấy người phụ nữ bị thương nặng. Theo em, Hân và Nam có thể lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây thể hiện tình yêu thương con người?
A. Tiếp tục đi về vì việc xảy ra không liên quan đến mình.
B. Cố gắng tìm cách đưa người phụ nữ đó vào trạm y tế gần nhất.
C. Kêu cứu và tìm kiếm sự giúp đỡ.
D. Đuổi theo hai thanh niên kia để bắt họ chịu trách nhiệm.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Yêu thương con người
Câu 3: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tình yêu thương con người?
A. Hải thường đến thăm trại trẻ mồ côi vào cuối tuần.
B. An đã giận Tùng vì Tùng không cho chép bài trong giờ kiểm tra.
C. Tuấn đã kêu cứu mọi người để bảo vệ em nhỏ khỏi bị bắt có.
D. Hoa thường giúp đỡ những người khuyết tật.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Yêu thương con người
Câu 2. Hành vi nào dưới đây là biểu hiệu của lòng yêu thương con người?
A. Giúp đỡ tù nhân trốn khỏi trại giam
B. Thờ ơ, lảng tránh trước nỗi đau khổ của người khác.
C. Tha thứ cho những người đã có lỗi lầm để họ tiến bộ.
D. Ganh tị, giành giật quyền lợi cho mình
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Yêu thương con người
Câu 1: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về lòng yêu thương con người?
A. Yêu thương con người có nghĩa là chỉ cần yêu thương ông bà, bố mẹ và những người thân của mình.
B. Yêu thương con người có nghĩa là luôn mong điều tốt lành cho mọi người.
C. Yêu thương con người có nghĩa là chỉ giúp đỡ những người đã từng giúp mình.
D. Yêu thương con người có nghĩa là chỉ quan tâm đến những người có thể đem lại lợi ích cho mình.
Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Yêu thương con người