Ghép những thông tin yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt (cột A) với tác dụng của nó (cột B)
A Yêu cầu đối với kiểu bài |
B Tác dụng |
1. Giới thiệu thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt |
a. Giúp cho cảnh sinh hoạt trở nên xác định hơn. |
2. Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí (Từ xa đến gần, từ diện đến điểm) |
b. Giúp bài viết gần gũi, gợi được sự đồng cảm ở người đọc. |
3. Thể hiện hoạt động của con người trong không gian, thời gian cụ thể. |
c. Giúp người đọc hình dung rõ hơn về hoạt động |
4. Gợi tả quang cảnh, không khí chung và những chi tiết tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt. |
d. Giúp người đọc theo dõi hoạt động được miêu tả dễ dàng hơn. |
5. Sử dụng phù hợp các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động. |
đ. Giúp cảnh sinh hoạt hiện lên sinh động hơn |
6. Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của người viết. |
e. Giúp người đọc có cái nhìn bao quát vừa cụ thể |
Soạn bài Ôn tập cuối học kì I lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thể loại hồi kí?
a. Kể lại những sự việc mà người viết tham dự hoặc chứng kiến.
b. Sự việc thường được kể theo trình tự thời gian.
c. Cốt truyện thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng ca tụng, tôn thờ.
d. Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong văn bản thường là hình ảnh của tác giả.
Soạn bài Ôn tập cuối học kì I lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
Hãy xác định biện pháp tu từ trong các câu văn dưới đây và cho biết dựa vào đâu để xác định như vậy:
a. Cả làng xóm hình như (…) cùng thức với giời, với đất.
b. Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm.
c. Thời đó đường Bờ Sông chỉ trải đá, chưa tráng nhựa, chiều hè gió ngoài sông thổi vào, bụi mù, thành phố phải dùng những xe bò kéo chở nước đi tưới.
d. Mùa đông, tôi không ra đường chơi được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong (…), nhà ngoài (…) nghe, hết một cuốn thì cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố hàng Gai đổi cuốn khác.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 121 lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét”… Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!
a. Chỉ ra biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn.
b. Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau và tác dụng của biện pháp này trong việc miêu tả loài vật.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 121 lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
Để tái hiện lại quá khứ một cách chân thực, sinh động người viết hồi kí có thể tập trung kể lại sự việc, cũng có thể vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Theo em, Thương nhớ bày ong thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp trên? Dựa vào đâu có thể khẳng định như vậy?
Soạn bài Thương nhớ bầy ong lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
Trong câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”, theo em, có thể bỏ bớt cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé” được không? Vì sao? Từ đó nêu tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí.
Soạn bài Thương nhớ bầy ong lớp 6 (Chân trời sáng tạo)