Bài 3 trang 36 sách bài tập GDCD 6
Trong buổi hội thảo về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp Lan có nhiều ý kiến khác nhau:
Ý kiến thứ nhất: Học tập là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ của công dân vì không ai bắt buộc phải học. Những người không đi học cũng không bị nhà nước xử phạt.
Ý kiến thứ hai: Học tập là nghĩa vụ của công dân bởi pháp luật qui định: Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
Ý kiến thứ ba: Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập có để xây dựng đất nước.
Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài 1 trang 35 sách bài tập GDCD 6
Người nào dưới đây được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo qui định của pháp luật Việt Nam?
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
A. Người có quốc tịch Việt Nam.
B. Người đang sống và làm việc tại Việt Nam.
C. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài.
D. Người nước ngoại đang sống và làm việc tại Việt Nam.
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài 5 trang 34 sách bài tập GDCD 6
Mẹ Lâm là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. Lâm sinh ra ở Việt Nam. Lâm và mẹ thường trú ở Việt Nam. Một số bạn cho rằng Lâm là người không có quốc tịch như mẹ, nhưng Hoa lại khẳng định Lâm có quốc tịch Việt Nam.
Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 4 trang 34 sách bài tập GDCD 6
Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một đứa bé sơ sinh ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác đã bề em bé về nhà, làm các thủ tục nhận con nuoi và đặt tên cho bé là Bình An.
Câu hỏi: Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 3 trang 34 sách bài tập GDCD 6
Bố mẹ Hùng là người Nga đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Hùng sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Có người nói Hùng là người Việt gốc Nga, không phải là công dân Việt Nam.
Câu hỏi: Theo em Hùng có phải là công dân Việt Nam không? Giải thích?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 1 trang 33 sách bài tập GDCD 6
Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
A. tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
B. tất cả những người có quốc tịch Việt Nam
C. tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.
D tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định.
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 6 trang 32 sách bài tập GDCD 6
Một lần, Minh rủ Phúc đi ăn phở. Khi thấy Phúc ăn hết sạch bát phở, Minh chê bạn là ăn uống không lịch sự và khuyên bạn lần sau đi ăn cần để lại một phần thức ăn. Phúc không đồng tình và cho rằng đó là lãng phí.
Câu hỏi : Em đồng tình với ý kiến bạn nào? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tiết kiệm
Bài 5 trang 32 sách bài tập GDCD 6
Ngay từ đầu năm học, Liên đã lập cho mình thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện hằng ngày. Nhiều người trong lớp cho Liên là làm việc máy móc nhưng Liên lại cho rằng như thế mới tiết kiệm được thời gian và làm được nhiều việc.
Câu hỏi :
1/ Em có tán thành với suy nghĩ và việc làm của Liên không? Vì sao?
2/ Em đã có ý thức tiết kiệm thời gian chưa? Nêu ví dụ?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tiết kiệm
Bài 4 trang 31 sách bài tập GDCD 6
Nhân dịp sinh nhật Hằng được dì Út tặng cho một chiếc cặp sách có hình công chúa rất đẹp. Hằng rất thích, muốn mang dùng ngay và vứt bỏ chiệc cặp sách mà mẹ mua cho Hằng đầu năm học dù vẫn còn mới.
Câu hỏi :
Theo em, Hằng nên sử dụng chiếc cặp sách được tặng như thế nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tiết kiệm
Bài 1 trang 29 sách bài tập GDCD 6
Việc làm của bạn nào dưới đây chưa tiết kiệm?
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
A.Mỗi khi được mẹ cho đi siêu thì, Nam cùng em mua nhiều đồ chơi, vật dụng mặc dù nhà đã có.
B. Khi năm học kết thúc, Lan thường soạn những quyển vở cũ cắt những trang giấy trắng để năm sau làm nháp.
C. Khi cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa để đốn tết, linh thường gấp cẩn thận quần áo cũ không dùng đến để gửi tặng những người có hoàn cảnh khó khăn
D. Bình luôn tiết kiệm tiền tiêu vặt để dùng khi cần thiết.
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tiết kiệm
Bài 8 trang 28 sách bài tập GDCD 6
Dù mẹ nhắc hai anh em không được ra suối vớt củi vì mấy hôm nay trời mua to nhưng khi trời vừa nắng lên, hai anh em Quyên lại rủ nhau ra suối vớt củi. Khi đi được một đoạn thì gặp đá lở, rơi xuống đường, anh rủ Quyên về nhà nhưng Quyên còn lưỡng lự.
Câu hỏi :
1/ Theo em, Quyên có nên nghe theo lời khuyên của anh mình không? Vì sao?
2/ Nếu gặp tình huống sạt lở đất, em sẽ ứng phó như thế nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bài 7 trang 28 sách bài tập GDCD 6
Nghe dự báo thời tiết sắp có bão lớn đổ bộ đến địa phương, Trang nhắc các bạn mang áo mưa khi đi học và tránh lối đi qua suối để đề phòng lũ quét nhưng Hùng tỏ ra không quan tâm.
Câu hỏi :
1/ Theo em, việc Hùng không chuẩn bị ứng phó với bão có thể dẫn đến hậu quả gì?
2/ Em hãy nêu một vài cách ứng phó khi có bão, lũ quét xảy ra?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bài 6 trang 27 sách bài tập GDCD 6
Khi đang trên đường đi học về, em và bạn Tùng gặp dông lớn, sấm sét ầm ầm. Tùng giục em mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà.
Câu hỏi:Trong tình huống trên, em sẽ xử lí như thế nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bài 5 trang 27 sách bài tập GDCD 6
Nghỉ hè, Lan được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, Lan bất ngờ bị dòng cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên Lan cố gắng thoát ra khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may vì có một bác đang bơi ở gần đó thấy Lan gặp nguy hiểm đã gọi cứu hộ trên biển và Lan được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền.Câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về cách ứng phó của Lan?
2/ Nếu là Lan trong tình huống trên, em sẽ làm như thế nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bài 4 trang 27 sách bài tập GDCD 6
Nhà em và nhà bác Hiệp chung nhau hành lang. Khi đang ngồi chơi trong nhà thì em phát hiện khói đen bay từ nhà bác Hiệp. Em vội chạy ra ngoài nhưng cầu thang đã bị khói vây kín, đen kịt.
Câu hỏi: Để thoát ra khỏi đám cháy đó, em cần làm gì?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bài 3 trang 26 sách bài tập GDCD 6
Trong buổi hội thảo về phòng chống bọn bắt cóc, cố giáo đọc cho cả lớp nghe quy tắc NĂM KHÔNG. Cụ thể:
1/ Không tiếp xúc với người lạ
2/ Không nhận quà của người lạ
3/ Không đi theo người lạ
4/ Không chuyển đồ giúp người lạ
5/ Không cố gắng giữ “bí mật” theo yêu cầu của một người khác
Câu hỏi: Theo em để thực hiện các quy tắc trên, chúng ta cần rèn luyện những thói quen nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bài 6 trang 24 sách bài tập GDCD 6
Lan và Hoa thường có thói quen viết nhật kí. Hoa thường viết về những suy nghĩ mà không thể chia sẻ với ai trong cuộc sống, còn Lan thường viết ra những câu hỏi cho chính mình như: Hôm nay học được gì? Hôm nay gặp được ai? Hôm nay làm được gì có ích? Hôm nay có gì đặc biệt xảy ra không? Hôm nay cảm thấy thế nào?
Câu hỏi: Em thích cách viết nhật kí của bạn nào? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Bài 5 trang 23 sách bài tập GDCD 6
Dù mong muốn cố gắng học giỏi nhưng Nga luôn nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình bởi theo Nga, những người học giỏi là những người thông minh. Vì vậy, Nga có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được.
Câu hỏi:
1/ Nga suy nghĩ vậy là đúng hay sai? Vì sao?
2/ Nếu là bạn của Nga, em khuyên bạn điều gì?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Bài 4 trang 23 sách bài tập GDCD 6
Khi chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm học tập, Huy nói: “Thực ra mình không thông minh như các bạn nghĩ, thậm chí là còn chạm chạp. Vì hiểu rõ mình như vậy nên sau mỗi ngày đi học về, mình thường chi chép lại toàn bộ những nội dung được học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu, mình nhờ anh trai giảng bài và tự hoàn thành. Có lẽ vì thế mà thành tích học tập của mình tiến bộ từng ngày”.
Câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì từ lời chia sẻ của Huy?
2/ Từ lời chia sẻ của Huy, em hãy rút ra bài học gì cho bản thân?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Bài 1 trang 22 sách bài tập GDCD 6
Đọc một số cách tự nhận thức bản thân dưới đây và trả lời câu hỏi.
1/ Ghi lại những cảm xúc suy nghĩ, hành động mỗi ngày để rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh hành động, việc làm.
2/ Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để đặt ra những mục tiêu trong việc rèn luyện, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.
3/ Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về bạn.
4/ Khi giao tiếp với những người bạn cảm thấy thoải mái, hãy hỏi họ những nhận xét về thái độ và hành động của mình.
5/ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Câu hỏi:
1/ Em đã thực hiện những cách nào? Nêu kết quả?
2/ Những cách nào em chưa thực hiện được? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Bài 8 trang 21 sách bài tập GDCD 6
Lên lớp 6, Thuận cho rằng mình đã lớn nên có thể tự quyết định mọi việc mà không cần hỏi ý kiến của bố mẹ. Có lần Thuận cùng một số bạn trốn bố mẹ để đi chơi xa ở một khu du lịch sinh thái.
1/ Em có đồng tình với Thuận không? Vì sao?
2/ Nếu là bạn của Thuận thì em sẽ khuyên bạn điều gì?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 5: Tự lập
Bài 7 trang 21 sách bài tập GDCD 6
Nhà Hương ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hương luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm”.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng tình với Hương không? Vì sao?
2/ Nếu là bạn của Hương thì em sẽ khuyên bạn điều gì?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 5: Tự lập
Bài 6 trang 20 sách bài tập GDCD 6
Hùng suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình mọi việc Hùng thường ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, Hùng thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Trong hoạt động tập thể, lớp phân công việc gì Hùng cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp mình. Nhiều lần như vậy, lớp trưởng góp ý thì Hùng nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa!”
Câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về lời nói và việc làm của Hùng? Theo em Hùng thiếu tính gì?
2/ Nếu là bạn của Hùng thì em sẽ khuyên bạn điều gì?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 5: Tự lập
Bài 5 trang 18 sách bài tập GDCD 6
Bạn nào dưới đây biết tự lập và bạn nào chưa biết tự lập? Vì sao?
1/ Ngày mai, lớp của Hoàng đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng mang đi.
2/ Lan luôn tự dọn dẹp phòng riêng, giặt quần áo của mình mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
3/ Gặp bài toán khó, Vân giở ngay phần hướng dẫn giải bài tập ra chép mà không chịu suy nghĩ.
4/ Cô giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm nhưng Hằng không tự giác làm việc của mình được phân công mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 5: Tự lập
Bài 4 trang 18 sách bài tập GDCD 6
Có ý kiến cho rằng: “ Những thành công chỉ nhờ sự nâng đỡ, che chở của người khác thì không thể bền vững”.
Câu hỏi: Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? Hãy lấy ví dụ từ thực tế để chứng minh?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 5: Tự lập