Bài 1 trang 17 sách bài tập GDCD 6
Biểu hiện của tự lập là gì?
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
A. Luôn làm theo ý mình, không cần nghe ý kiến của người khác.
B. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; có ý trí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống.
C. Sẵn sàng làm mọi cách để đạt mục đích của mình.
D. Tự mình làm, không hợp tác với người khác trong công việc
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 5: Tự lập
Bài 4 trang 15 sách bài tập GDCD 6
Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
1/ Bạn đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội.
2/ Bạn nhờ em làm chứng một điều không đúng sự thật.
3/ Bạn nhờ em làm chứng một điều đúng sự thật nhưng người khác lại dọa em không được làm như vậy.
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Bài 3 trang 14 sách bài tập GDCD 6
Em hãy chọn cách xử lí nào trong các trường hợp dưới đây?
a) Em thấy bạn trang điểm phấn son đi học em sẽ
A. khuyên bạn không nên trang điểm vì không phù hợp với lứa tuổi.
B. không quan tâm vì đó là sở thích của mỗi người.
C. khen bạn đẹp để bạn vui và quí mình hơn.
D. nói với cô giáo việc này.
Em còn có cách xử lí nào khác?
b) Em thấy mấy bạn sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra, em sẽ
A. mách thầy, cô giáo.
B. khuyên bạn không nên làm như vậy.
C. bảo bạn cho xem cùng.
D. kệ bạn vì đó không phải là việc của mình.
Em còn có cách xử lí nào khác?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Bài 2 trang 14 sách bài tập GDCD 6
Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn.
B. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi.
C. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn.
D. Việc tôn trọng sự thật khiến cho các mối quan hệ xấu đi.
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Bài 1 trang 14 sách bài tập GDCD 6
Trong cuộc tranh luận với tất cả các bạn, em sẽ
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
A. bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
B. ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
C. không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
D. lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Bài 4 trang 13 sách bài tập GDCD 6
Lâm luôn làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Chia sẻ với các bạn bí quyết của mình, Lâm cho biết: “Với những bài tập khó, mình ít khi suy nghĩ mà thường chép lời giải ở phần hướng dẫn”
Câu hỏi
1/ Em có nhận xét gì về cách học của Lâm? Cách học đó thể hiện bạn thiếu đức tính gì?
2/ Nếu là bạn của Lâm, em sẽ khuyên bạn điều gì?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Bài 3 trang 13 sách bài tập GDCD 6
Bạn nào dưới đây chưa siêng năng, kiên trì? Giải thích vì sao?
A. Sáng nào Nam cũng dậy để ôn bài
B. Nghỉ hè, Minh đăng kí tham gia lớp học bơi của xã nhưng chẳng mấy khi đến tập vì thấy khó.
C. Mẹ giao nhiệm vụ phải rửa bát, đĩa sau khi cả gia đình ăn cơm xong nhưng Vân chẳng mấy khi hoàn thành.
D. Hải chỉ làm việc nhà khi mẹ yêu cầu.
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Bài 1 trang 12 sách bài tập GDCD 6
Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về siêng năng, kiên trì?
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
A. Có công mài sắt, có ngày nên kim
B. Đói cho sạch, rách cho thơm
C. Thắt lưng buộc bụng
D. Liệu cơm gắp mắm
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Bài 4 trang 10 sách bài tập GDCD 6
Nhà trường phát động đợt quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt. Ở lớp của Linh, các bạn ủng hộ tiền và rất nhiều quần áo. Do gia đình khó khăn nên Linh chỉ đóng góp được một ít sách giáo khoa cũ. Một số bạn trong lớp phê bình Linh làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp và cho rằng Linh không biết yêu thương, giúp đỡ người khác.
Câu hỏi:
1/ Theo em, một số bạn phê bình Linh như vậy có đúng không? Vì sao?
2/ Nếu là thành viên trong lớp của Linh, em sẽ tham gia hoạt động này như thế nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 2: Yêu thương con người
Bài 7 trang 8 sách bài tập GDCD 6: Em hãy tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của một gia đình, dòng họ ở Việt Nam. Qua nội dung đã tìm hiểu, em học hỏi được điều gì từ truyền thống của một gia đình, dòng họ ấy?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Bài 6 trang 8 sách bài tập GDCD 6: Em hãy nhận xét việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của bản thân và nêu dự kiến những việc sẽ làm để tiếp tục phát huy truyền thống của gia đình mình trong tương lai.
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Bài 5 trang 8 sách bài tập GDCD 6: Gia đình Tuấn có truyền thống yêu nước. Ông của Tuấn là lão thành cách mạng, bố của Tuấn đang làm việc trong quân đội. Tuấn rất tự hào về truyền thống gia đình nhưng lại muốn trở thành một doanh nhân, bởi theo Tuấn làm công việc mà có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Tùng, bạn của Tuấn, thì lại phản đối và cho rằng Tuấn phải nối tiếp công việc, nghề nghiệp được truyền từ đời ông, cha đến nay mới là tiếp nối truyền thống của gia đình.
Em đồng tình với ý kiến bạn nào? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Bài 4 trang 7 sách bài tập GDCD 6: Dòng họ Nguyễn Huy của Bình có truyền thống hiếu học. Hằng năm, cứ vào đầu năm học, dòng họ lại tổ chức trao phần thưởng cho các cháu đạt thành tích cao trong học tập và thi đỗ đại học. Năm nay, Bình không được nhận phần thưởng vì kết quả học tập của bạn chưa cao.
Theo em, Bình cần làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ