- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc đoạn trích của một truyện thơ Nôm, các em cần lưu ý:
+ Tìm hiểu để biết được bối cảnh của đoạn trích.
+ Xác định được chủ đề của đoạn trích.
+ Các nhân vật gồm những ai và mối quan hệ giữa họ như thế nào?
+ Nội dung và ý nghĩa của đoạn trích có gì sâu sắc?
+ Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích, đặc biệt là nghệ thuật tự sự (diễn biến sự việc), miêu tả tâm lí (diễn biến nội tâm), nghệ thuật sử dụng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật khác, …
- Đọc trước đoạn trích Cảnh ngày xuân; tìm hiểu thêm thông tin về đại thi hào – Danh nhân văn hoá Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
Soạn bài Cảnh ngày xuân lớp 9 (Cánh diều)
Điểm giống nhau giữa bài thơ Khóc Dương Khuê và bài Cảnh vui của nhà nghèo là gì?
A. Cùng viết về niềm vui, nỗi buồn trong lúc khó khăn.
B. Cùng viết về tình cảm đáng quý trong gia đình.
C. Cùng sử dụng thể thơ song thất lục bát
D. Cùng mở đầu bài thơ bằng câu lục bát
Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo lớp 9 (Cánh diều)
Nhận xét nào đúng với những câu thơ sau: “Cơm dưa muối khó khăn mới có/ Của không ngon, nhà khó cũng ngon. / Khi vui câu chuyện thêm giòn. / Chồng chồng, vợ vợ, con con một nhà”?
A. Câu song thất tái hiện cuộc sống đạm bạc, câu lục bát thể hiện thái độ vui vẻ, đoàn kết trong gia đình.
B. Câu song thất trình bày nguyên nhân, câu lục bát lí giải kết quả với những điều bất ngờ, khác biệt.
C. Câu song thất miêu tả sự vất vả, câu lục bát bộc lộ những nỗ lực đáng quý của con người.
D. Câu song thất khắc họa nỗi buồn với những chạnh lòng, câu lục bát bộc lộ niềm vui đan xen.
Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo lớp 9 (Cánh diều)
Bài thơ thể hiện tâm trạng chủ yếu nào của nhân vật trữ tình?
A. Xót xa, buồn tủi vì cuộc sống nghèo khổ
B. Lo lắng về chuyện học hành của trẻ em nghèo
C. Vui vì nhà nghèo mà ấm cúng, con cái chăm ngoan.
D. Tin tưởng vào sự vươn lên của các gia đình nghèo.
Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo lớp 9 (Cánh diều)