Để nhân dân trong thôn tăng cường hiểu biết các quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế, ông D là trưởng thôn đã tổ chức một buổi toạ đàm và mời cán bộ thuế của Chi cục thuế đến chia sẻ. Tuy nhiên, bố mẹ của K lại không muốn tham gia với lí do gia đình không kinh doanh nên không cần phải tìm hiểu về nghĩa vụ nộp thuế.
a) Em hãy nhận xét việc làm của ông D. Theo em, việc làm đó có ý nghĩa gì?
b) Nếu là K, em sẽ giải thích như thế nào để bố mẹ hiểu và tham gia buổi toạ đàm.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
Gia đình ông Q có nghề làm bánh kẹo truyền thống và đã đăng kí loại hình kinh doanh hộ gia đình. Khi thấy công việc làm ăn thuận lợi hơn, ông Q muốn chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp tư nhân để phát triển sản xuất.
Theo em, ông Q có thể thực hiện việc chuyển đổi loại hình kinh doanh không? Vì sao?
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể dưới đây.
a. Khi kiểm tra cửa hàng vật liệu xây dựng của chị M, đội quản lí thị trường đã phát hiện cửa hàng đã sử dụng giấy phép kinh doanh của người khác để hoạt động.
b. Bà H là chủ một doanh nghiệp đã xin cơ quan có thẩm quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh 6 tháng. Tuy nhiên, sau khi đã có quyết định đồng ý của cơ quan chức năng về việc tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp của bà H lại tiếp tục hoạt động bình thường.
c. Mặc dù cửa hàng đã được cấp phép kinh doanh và đi vào hoạt động nhưng bà S vẫn chưa nộp đầy đủ các khoản thuế theo thông báo. Anh V là cán bộ của Chi cục Thuế A đã đến nhắc nhở nhưng bà S vẫn không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Do đó, anh V đã báo cáo lên cơ quan cấp trên để xem xét và xử lí cửa hàng của bà S theo quy định của pháp luật.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
A. Mọi người có quyền được kinh doanh tất cả các mặt hàng.
B. Mọi người có quyền lựa chọn hình thức kinh doanh và không được thay đổi.
C. Khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện, mọi người cần đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
D. Hành vi trốn thuế chỉ phải nộp đủ số tiền thiếu cho cơ quan có thẩm quyền.
E. Mọi người khi có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
G. Kinh doanh trực tuyến không cần phải đăng kí kinh doanh.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
Em hãy nhận xét hành vi của mỗi chủ thể trong các tình huống trên và cho biết những hành vi đó vi phạm quy định nào của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế. Vì sao?
Tình huống 1. Chị N có thu nhập rất cao từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều năm liền, chị N lại không thực hiện việc kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Tình huống 2. Công ty A và công ty B kí kết các hợp đồng mua bán hàng hóá với nhau trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm. Để giảm mức thuế phải đóng, ông H là giám đốc của công ty A đã cùng ông M là giám đốc của công ty B trốn thuế bằng cách ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá. |
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
Gia đình nhà K có một cửa hàng hoa quả. Qua kiểm tra, bố của K đã phát hiện một số hoa quả trong cửa hàng do nhân viên nhập về không rõ nguồn gốc. Bố của K nói với mẹ nên lựa chọn các nguồn hàng đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Nhưng mẹ của K phản đối vì cho rằng làm thế sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của cửa hàng.
a) Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của các thành viên trong gia đình K.
b) Nếu là K, em sẽ giải thích với mẹ như thế nào?
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Anh K và chị M đã kí một hợp đồng vay tiền với nội dung cơ bản như sau: Anh K đồng ý cho chị M vay 100 triệu đồng trong thời gian 30 ngày và không tính lãi suất. Chị M có trách nhiệm nhận tiền và hoàn trả đúng 100 triệu đồng cho anh K sau 30 ngày bằng hình thức chuyển khoản. Nhưng sau 30 ngày, chị M không trả 100 triệu cho anh K mà còn có hành vi đe doạ.
b. Anh Q (19 tuổi) nhận được giấy triệu tập khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự nhưng cố tình không đi khám, thậm chí còn rời khỏi nơi cư trú. Khi đến địa phương khác, anh Q lại có hành vi trộm cắp tài sản của người dân địa phương với tổng giá trị tài sản lên đến 5 triệu đồng.
c. Để bảo vệ môi trường, Uỷ ban nhân dân xã A đã yêu cầu các hộ gia đình trong xã phải thực hiện thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt đến nơi tập kết theo đúng quy định.
Tuy nhiên, gia đình ông D lại không thực hiện quy định mà vẫn để chung các loại rác và bỏ rác thải ra khu vực cấm.
Theo em, mỗi chủ thể vi phạm pháp luật trong các tình huống trên phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? Vì sao?
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Em hãy xác định các hành vi vi phạm của các chủ thể dưới đây và cho biết trách nhiệm pháp lí mà họ phải thực hiện là gì?
A. Mỗi khi cửa hàng ăn của mình đông khách, bà H lại tự ý bày bàn ghế ra vỉa hè để bán hàng.
B. Tuy đã uống rượu, nhưng anh C vẫn cố tình lái xe ô tô để đi chơi cùng bạn bè, dẫn tới tai nạn giao thông.
C. Thấy mảnh đất của vợ chồng anh K cạnh nhà mình đang bỏ trống, ông T đã tiến hành trồng cây và nuôi các con vật trên mảnh đất đó.
D. Cơ quan công an đã bắt giữ anh Q vì hành vi tổ chức hoạt động đánh bạc tại nơi cư trú.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Tư vấn cho nhân vật trong các trường hợp dưới đây thực hiện cách tiêu dùng thông minh:
a) Lên lớp 9, K được mua xe đạp mới để đi học. Em hãy gợi ý cho bạn K cách tìm hiểu thông tin sản phẩm để chọn được chiếc xe đạp phù hợp.
b) Y được mẹ giao nhiệm vụ đi chợ mua thức ăn cho cả nhà. Em hãy tư vấn giúp Y lập kế hoạch mua sắm và lựa chọn sản phẩm an toàn.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 8: Tiêu dùng thông minh
Hãy nêu lợi ích của những hành vi tiêu dùng thông minh dưới đây.
a) Chị A thường tìm mua những đồ gia dụng có nhiều chức năng và nghiên cứu để sử dụng hiệu quả các chức năng đó.
b) Đang chuẩn bị xây nhà, anh B chủ động tham khảo chất lượng và giá cả sản phẩm từ nhiều nguồn cung ứng vật liệu khác nhau để ra quyết định mua.
c) Bạn H thường tìm những kênh bán hàng trực tuyến có uy tín để mua sắm.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 8: Tiêu dùng thông minh
Vận dụng cách tiêu dùng thông minh để nhận xét hành vi mua sắm của các nhân vật trong những trường hợp dưới đây.
a) Bạn H được mẹ giao nhiệm vụ cùng em gái 10 tuổi đi mua vở, đồ dùng học tập chuẩn bị cho năm học mới. Thấy hai anh em chuẩn bị đến cửa hàng văn phòng phẩm, mẹ nhắc H ghi ra những thứ cần mua nhưng H cho rằng cứ đến cửa hàng là sẽ mua được đầy đủ.
b) Bạn D rất thích các món ăn chế biến từ hải sản. Thấy ở chợ có người bán hộp thịt cua, ghẹ với giá rẻ hơn hẳn so với mua hàng tươi sống, D quyết định mua mặc dù không rõ nguồn gốc.
c) Một người bạn thân trong lớp gửi thông tin về loại áo chống nắng rất hợp với tuổi học sinh, được giảm giá 20% nếu mua từ 2 áo trở lên và rủ C cùng mua để được hưởng khuyến mại. C cân nhắc và quyết định từ chối vì không có nhu cầu.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 8: Tiêu dùng thông minh
Trong các trường hợp dưới đây, ai là người tiêu dùng thông minh, ai là người tiêu dùng kém thông minh? Vì sao?
a) Khi mua hàng, chị A luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
b) Anh C có thói quen chỉ mua sắm những sản phẩm của nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
c) Khi mua rau, củ, quả, bạn Q tìm mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng ở các địa chỉ tin cậy.
d) Khi mua hàng trực tuyến, bạn B thường tham khảo thêm các ý kiến của khách hàng đã sử dụng sản phẩm ở cơ sở định mua để ra quyết định.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 8: Tiêu dùng thông minh
Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy nêu những điểm cần lưu ý trong việc xây dựng kế hoạch chi tiêu, tìm hiểu thông tin sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn và lựa chọn phương thức thanh toán. Theo em, những việc làm đó mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng?
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 8: Tiêu dùng thông minh
Em hãy vận dụng cách thích ứng với sự thay đổi để tư vấn cho các bạn trong những tình huống dưới đây:
Tình huống a) Bạn B lần đầu sống xa nhà để lên thành phố học. Ở một mình, B chưa biết cân đối tài chính, mua sắm nhiều thứ không cần thiết nên thường xuyên bị thiếu tiền ăn, thậm chí tiêu cả vào tiền thuê nhà. Sống một mình, không có ai nhắc nhở nên nhiều khi B mải chơi theo bạn, đi sớm về khuya, không để ý chuyện học tập.
Tình huống b) Mẹ bạn P bị đột quỵ phải nằm liệt một chỗ, sinh hoạt cá nhân cũng cần có người hỗ trợ. P lo lắng cho mẹ và thấy lúng túng khi trong nhà vừa thiếu bàn tay mẹ vừa cần có người chăm sóc cho mẹ.
Tình huống c) Bố mẹ bạn S có cơ hội đi làm việc ở xa với thu nhập tốt hơn nên đã gửi S về quê sống cùng ông bà để bố mẹ đi lao động. S gặp nhiều khó khăn để thích ứng với hoàn cảnh mới khi vừa phải sống xa bố mẹ, lại chuyển nơi ở, chuyển trường.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Em đồng tình/ không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a) Thay đổi xảy đến luôn đi cùng với khó khăn và tiêu cực, càng tránh được thay đổi thì càng tốt.
b) Thích ứng với thay đổi là một trải nghiệm giúp con người học hỏi để trưởng thành.
c) Ngay cả khi cuộc sống ổn định, chúng ta vẫn cần học tập và rèn luyện kĩ năng thích ứng với sự thay đổi.
d) Chúng ta có thể không kiểm soát được thay đổi xảy đến trong cuộc sống nhưng luôn kiểm soát được cách chúng ta thích ứng với thay đổi đó.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Em hãy nêu một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình theo gợi ý dưới đây:
Thay đổi |
Nguyên nhân |
Hậu quả |
|
|
|
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 7: Thích ứng với thay đổi