Câu hỏi:
65 lượt xemBài 8 trang 114 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bà Y mở một cơ sở tôn giáo nhỏ để nuôi dạy trẻ em mồ côi, cơ nhỡ. Sau hai năm hoạt động, cơ sở của bà đã nhận được nhiều tiền tài trợ từ các nhà hảo tâm trong nước. Nhưng thực chất, bà Y chỉ mượn danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để có hành vi trục lợi. Trẻ em mồ côi ở cơ sở phải lao động và có cuộc sống vất vả, không được chăm sóc như bà vẫn thường quảng cáo, tuyên truyền.
a) Theo em, bà Y đã có hành vi nào vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
b) Bà Y có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí nào từ hành vi của mình không? Vì sao?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
♦ Yêu cầu a) Bà Y đã thực hiện hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong hoạt động tôn giáo “Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi” theo khoản 5 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
♦ Yêu cầu b) Bà Y có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí từ hành vi vi phạm của mình:
- Việc bà Y mở cơ sở tôn giáo để có hành vi trục lợi, lừa dối thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.
- Hành vi của bà Y có thể bị xử lí hình sự theo Điều 331 Bộ luật Hình sự quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Bài 1 trang 111 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây là đúng hoặc không đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào?
Đúng quy định của pháp luật |
Không đúng quy định của pháp luật |
|
A. Mọi người có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. |
||
B. Cá nhân chỉ được thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo khi được cha mẹ đồng ý. |
||
C. Bất kì ai cũng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền mới được vào học tại cơ sở đào tạo tôn giáo. |
||
D. Mỗi người có quyền học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo. |
||
E. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo. |
||
G. Người chưa thành niên vào học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha mẹ đồng ý. |
||
H. Nhà tu hành có quyền giáng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo. |
||
I. Mỗi người đều có quyền tham gia lễ hội tôn giáo. |
Bài 3 trang 112 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy nêu ví dụ về hành vi, việc làm tôn trọng và hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Hành vi, việc làm tôn trọng |
Hành vi, việc làm vi phạm |