Câu hỏi:
92 lượt xemBài 9 trang 114 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trước khi lấy chồng, chị Vân vẫn theo đạo Phật. Đến khi lấy chồng, chị Vân muốn thôi đạo Phật để theo đạo Thiên Chúa là đạo mà chồng chị đang theo. Biết tin, bà X là mẹ của chị Vân tìm mọi cách để cản trở chị theo đạo Thiên Chúa. Bà còn doạ sẽ từ bỏ chị Vân nếu chị quyết định theo tôn giáo mới.
a) Hành vi của bà X đã vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào? Hành vi đó có thể bị xử lí như thế nào?
b) Chị Vân có thể làm gì trong trường hợp này?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
♦ Yêu cầu a) Hành vi của bà X vi phạm khoản 2 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, vì đã “Cản trở người khác theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo”. Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, hành vi của bà có thể bị xử lí vi phạm hành chính hoặc xử lí hình sự theo Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
♦ Yêu cầu b) Trong trường hợp này, chị Vân vẫn có quyền thôi đạo Phật để theo đạo Thiên chúa cùng với chồng mà không bị phụ thuộc vào sự ngăn cản của mẹ mình là bà X.
Bài 1 trang 111 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây là đúng hoặc không đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào?
Đúng quy định của pháp luật |
Không đúng quy định của pháp luật |
|
A. Mọi người có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. |
||
B. Cá nhân chỉ được thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo khi được cha mẹ đồng ý. |
||
C. Bất kì ai cũng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền mới được vào học tại cơ sở đào tạo tôn giáo. |
||
D. Mỗi người có quyền học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo. |
||
E. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo. |
||
G. Người chưa thành niên vào học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha mẹ đồng ý. |
||
H. Nhà tu hành có quyền giáng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo. |
||
I. Mỗi người đều có quyền tham gia lễ hội tôn giáo. |
Bài 3 trang 112 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy nêu ví dụ về hành vi, việc làm tôn trọng và hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Hành vi, việc làm tôn trọng |
Hành vi, việc làm vi phạm |