Câu hỏi:

61 lượt xem
Tự luận

Bài 11 trang 87 SBT Kinh tế Pháp luật 11Chị Minh viết đơn xin nghỉ phép 4 ngày để giải quyết công việc gia đình. Đơn của chị được gửi tới giảm đốc. Nhưng nghe người trong công ty nói chị nghỉ việc để đi chơi, nên giám đốc công ty đã ra quyết định kỉ luật chị với hình thức “sa thải”, với lí do “tự ý bỏ việc ở công ty”. Không đồng ý với quyết định của giảm đốc, chị Minh cho rằng quyết định của giám đốc công ty là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chị. Chị Minh đã khiếu nại quyết định của giám đốc công ty.

Theo em, chị Minh khiếu nại quyết định của giám đốc công ty là đúng hay sai pháp luật? Vì sao?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

- Theo Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, quyết định sa thải chỉ áp dụng với người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày mà không có lí do chính đáng. Trong trường hợp này, chị M không tự ý bỏ việc làm ở công ty, mà đã có đơn xin nghỉ phép để giải quyết công việc gia đình. Hơn nữa, chị M cũng chỉ nghỉ 4 ngày mà không phải 5 ngày.

- Chị M khiếu nại quyết định của giảm đốc công ty, vì quyết định này là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chị.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 9:
Tự luận

Bài 9 trang 86 SBT Kinh tế Pháp luật 11Đọc thông tin

Thông tin. Là cán bộ trẻ với nhiều lợi thế, cộng với sự ủng hộ của lãnh đạo cơ quan nên anh S luôn được phân công thẩm định các dự án có vốn lớn của các doanh nghiệp mạnh trên địa bàn. Nhưng sau hơn ba năm công tác, tư tưởng “tư túi” bắt đầu phát sinh khi được thẩm định những dự án lớn. Anh S được lãnh đạo các doanh nghiệp mời đi du lịch vào ngày nghỉ cuối tuần và khi về còn có quà. Anh S đã bắt đầu biết tận dụng quyền hạn của người thẩm định dự án gây phiền hà, sách nhiễu đối với doanh nghiệp để nhận tiền bồi dưỡng. Song không dừng lại ở đó, nhờ quan hệ tốt với lãnh đạo, cộng với được đào tạo thêm những khoá nghiệp vụ về cấp phép dự án, anh S được chuyển công tác tại bộ phận quản lí cấp phép dự án xây dựng. Với nhiệm vụ mới này, chỉ trong một thời gian ngắn, dư luận của huyện A đã bắt đầu nhận được một số phản ánh về việc anh S trả kết quả không đúng thời hạn, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức và công dân khi đến giao dịch các thủ tục cấp phép xây dựng. Sự việc tiếp diễn cho đến ngày lãnh đạo huyện A nhận được đơn thư tố cáo của anh B - chủ doanh nghiệp tư nhân, rằng anh S gây phiền hà, sách nhiễu khi đến làm thủ tục cấp phép xây dựng công trình. Do không chi tiền “bôi trơn” theo yêu cầu của anh S nên hậu quả là chậm tiến độ đầu tư xây dựng công trình, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp B trên địa bàn.

Câu hỏi: Em hãy nhận xét về hành vi của anh S. Theo quy định pháp luật về quyền tố cáo, doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền như thế nào?


6 tháng trước 58 lượt xem