Câu hỏi:
64 lượt xemBài 14 trang 88 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ông N khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh T đối với ông. Hết thời hạn quy định, ông N nhận được quyết định giải quyết khiếu nại. Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Thuế, ông N gửi đơn khiếu nại lần hai đến cơ quan nhà nước cấp trên của cục thuế tỉnh T. Khiếu nại lần hai của ông N đã được người có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, ông T vẫn không đồng ý và tiếp tục khiếu nại.
a) Theo em, các bước thực hiện khiếu nại của ông N và quy trình giải quyết khiếu nại đối với ông N có đúng pháp luật không? Giải thích vì sao.
b) Em hãy cho biết ông N có quyền khiếu nại nhiều lần như vậy không? Vì sao?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
♦ Yêu cầu a)
- Ông N đã thực hiện đúng các bước thực hiện khiếu nại đối với khiếu nại lần đầu và khiếu nại lần hai theo khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011.
- Quy trình giải quyết khiếu nại của các cơ quan có thẩm quyền cũng được thực hiện đúng quy định của pháp luật theo Điều 14, 15 Luật Khiếu nại năm 2011.
♦ Yêu cầu b) Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 (Điều 7), người khiếu nại có quyền khiếu nại lần đầu và lần hai. Nhưng Điều 7 Luật này cũng quy định, trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Như vậy, trong trường hợp này, ông N không có quyền tiếp tục khiếu nại nữa. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, ông N có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Bài 3 trang 84 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây là đúng hoặc sai khi nói về nghĩa vụ của người khiếu nại?
Nội dung |
Đúng |
Sai |
A. Trình bày trung thực sự việc mà mình khiếu nại. |
||
B. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại. |
||
C. Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. |
||
D. Không phải cung cấp tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại. |
||
E. Khiếu nại đến bất kì người nào trong cơ quan nhà nước cấp trên. |
||
G. Không phải chấp hành quyết định hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại. |
||
H. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày với người giải quyết khiếu nại. |
||
I. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại. |
Bài 6 trang 85 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây là đúng hoặc sai khi nói về nghĩa vụ của người tố cáo?
Nội dung |
Đúng |
Sai |
A. Trình bày trung thực về nội dung tố cáo. |
||
B. Không phải cung cấp thông tin cá nhân cho người giải quyết tố cáo. |
||
C. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được. |
||
D. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo. |
||
E. Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu. |
||
G. Không phải bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra. |
||
H. Cùng người giải quyết tố cáo điều tra vụ việc khi được yêu cầu. |
Bài 8 trang 86 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khi gặp trường hợp nào dưới đây công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại hay quyền tố cáo?
Hành vi, việc làm |
Quyền khiếu nại |
Quyền tố cáo |
A. Phát hiện nhóm người khai thác gỗ trái phép. |
||
B. Phát hiện hành vi nhận hối lộ của cán bộ có thẩm quyền. |
||
C. Bị xử phạt vi phạm hành chính quá mức quy định. |
||
D. Không đồng ý với quyết định xử phạt hành chính của cơ quan thuế. |
||
E. Phát hiện được người buôn bán ma tuý. |
||
G. Bị giám đốc công ty sa thải trái pháp luật. |
||
H. Chứng kiến hành vi của cán bộ nhà nước có thẩm quyền bao che người vi phạm pháp luật. |
||
I. Không đồng ý với hành vi của cảnh sát giao thông tạm giữ xe máy của mình. |
||
K. Khi cho rằng việc giải quyết vụ việc hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trái pháp luật. |