Câu hỏi:
28 lượt xemChỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong những đoạn trích dưới đây:
a. Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh.
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)
b. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay pháp.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng Hoà.
[…]
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
c. Gió, gió thổi rào rào.
Trăng, trăng lay chấp chới.
Trời tròn như buồm căng.
Tất cả lên đường mới.
Hồn ta cảnh rộng mở
Đôi bên gió thổi vào,
Nghĩ những điều hớn hở
Như trời cao, cao, cao.
(Xuân Diệu, Gió)
d. Rau cần, với cải bắp cho một tí rau răm vào, muối xổi, lấy ra ăn với thịt đông hay kho tàu, nó lạ miệng và có khi thú hơn cả dưa cải nữa... Nhưng ăn cháo ám mà không có rau cần thì… hỏng, y như thể vào một khoảng vườn mà không có hoa, đi trong mùa xuân mà không thấy bướm.
(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai)
Lời giải
Hướng dẫn giải:
a.
- Biện pháp lặp cấu trúc 1: Lặp cấu trúc trong từng dòng thơ:
trăng thương/ trăng nhớ
đàn buồn đàn lặng
- Biện pháp lặp cấu trúc 2: Lặp cấu trúc hai dòng thơ:
Trăng thương, trăng nhớ, hơi trắng ngẩn.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
= > Tác dụng: Làm cho cấu trúc câu thơ ngắt thành những nhịp ngắn, mô phỏng tiếng đàn đang bắt đầu tấu lên, rải từng nốt chậm rãi.
b.
- Biện pháp lặp cấu trúc 1: Lặp cấu trúc hai câu sau:
(1) Sự thật là từ miều thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.
(2) Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
- Biện pháp lặp cấu trúc 2: Lặp cấu trúc giữa các vế câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Đây là phép lặp cấu trúc cụm chủ vị trong cùng một câu ghép.
- Biện pháp lặp cấu trúc 3: Lặp cấu trúc hai câu sau:
(1) Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.
(2) Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.
- Biện pháp lặp cấu trúc 4: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay. Đây là phép lặp cấu trúc thành phần câu.
- Biện pháp lặp cấu trúc 5: Lặp cấu trúc hai cụm chủ vị nòng cốt của hai câu:
(1) ... dân tộc đó phải được tự do!
(2) Dân tộc để phải được độc lập!
- Biện pháp lặp cấu trúc 6: thủ thân và lực lượng tính mạng và của cải. Đây là phép lặp cấu trúc các bổ ngữ.
= > Tác dụng: Tạo giọng văn đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ, khẳng định những sự thật lịch sử không thể chối cãi.
c. Lặp cấu trúc: Gió, gió thổi rào rào/ Trăng trắng lay chấp chơi. Đây là phép lặp cấu trúc giữa hai dòng thơ.
= > Tác dụng: Nhấn mạnh sự chuyển động tươi mới của mọi sự vật trong trời đất.
d. Lập cấu trúc: vào một khoảng vườn mà không có hoại đi trong mùa xuân mà không thấy bướm.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa quyết định của rau cần đối với lượng của món cháo ám.