Câu hỏi:
198 lượt xemCâu 13: Để lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản, người viết (nói) cần thực hiện những thao tác gì? Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và giải thích lí do lựa chọn:
a. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ (nồng nhiệt/ nhiệt tình) của người xem.
b. Cô con gái út của phú ông (ưng/ đồng ý/ muốn) lấy Sọ Dừa.
c. Nhút nhát là (nhược điểm/ khuyết điểm) vốn có của cậu ấy.
d. Ông đang miệt mài (nặn/ tạc/ khắc) một pho tượng bằng đá.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Để lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản, người viết hoặc nói cần:
+ Xác định nội dung cần diễn đạt
+ Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ có chức năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện.
+ Chú ý kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn văn).
Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau:
a. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem.
b. Cô con gái út của phú ông đồng ý lấy Sọ Dừa.
c. Nhút nhát là nhược điểm vốn có của cậu ấy.
d. Ông đang miệt mài tạc một pho tượng bằng đá.
* Giải thích:
a. chọn từ “nồng nhiệt” thể hiện sự ủng hộ, động viên từ phía người khác dành cho mình.
b. chọn từ “đồng ý” thể hiện sự bằng lòng của cô con gái út với lời hỏi cưới từ phía Sọ Dừa
c. “nhược điểm” để chỉ những hạn chế vốn có ở con người, còn “khuyết điểm” là để chỉ những thiếu sót, hạn chế mình còn đang gặp phải.
d. chọn từ “tạc” khi sử dụng với chất liệu đá
Câu 1: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích theo bảng dưới đây:
Thể loại Đặc điểm |
Truyền thuyết |
Cổ tích |
Giống nhau |
|
|
Khác nhau |
|
|
Câu 6: Ghép những thông tin yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt (cột A) với tác dụng của nó (cột B):
A Yêu cầu đối với kiểu bài |
B Tác dụng |
1.Giới thiệu thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt |
a. Giúp cho cảnh sinh hoạt trở nên xác định hơn |
2. Tả cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí (Từ xa đến gần, từ diện đến điểm) |
b. Giúp bài viết gần gũi, gợi được sự đồng cảm ở người đọc |
3. Thể hiện hoạt động của con người trong không gian, thời gian cụ thể |
c. Giúp người đọc hình dung rõ hơn về hoạt động |
4. Gợi tả quang cảnh, không khí chung và những chi tiết tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt |
d. Giúp người đọc theo dõi hoạt động được miêu tả dễ dàng hơn |
5. Sử dụng phù hợp các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động |
đ. Giúp cảnh sinh hoạt hiện lên sinh động hơn |
6. Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của người viết |
e. Giúp người đọc có cái nhìn bao quát vừa cụ thể |
Câu 7: Trong bảng sau những đặc điểm nào thuộc về nội dung, đặc điểm nào thuộc về hình thức của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (kẻ vào vở):
Đặc điểm |
Là đặc điểm nội dung |
Là đặc điểm hình thức |
Sử dụng ngôi thứ nhất để chia cảm xúc |
|
|
Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. |
|
|
Mở đoạn: giới thiệu chung về bài thơ |
|
|
Thân đoạn: trình bày trọn vẹn cảm xúc của người viết về nội dung, nghệ thuật bài thơ và nêu dẫn chứng cụ thể |
|
|
Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. |
|
|
Câu 14: Dùng sơ đồ để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
Câu 16: Tìm trạng ngữ trong đoạn văn sau và lí giải tác dụng của chúng:
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.