Câu hỏi:
53 lượt xemBài tập 10 trang 66 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc các trường hợp dưới đây
Trường hợp 1. Bố bạn A là nhân viên của một khách sạn. Mấy năm trước, thu nhập của bố bạn A rất ổn định. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện dịch bệnh COVID-19 thu nhập của gia đình A giảm đáng kể. Sau vài tháng kinh doanh thua lỗ, khách sạn nơi bố của A làm việc đã sa thải gần hết nhân viên trong đó có bố của A. Đang là nguồn thu nhập chủ yếu trong gia đình, giờ đây bố của A phải tự xoay sở để nuôi gia đình và lo cho hai chị em A học hành. Tuy nhiên, do bố của A luôn biết tính toán, cân nhắc chi tiêu và có một phần quỹ tài chính dự phòng các biến cố nên cuộc sống hiện tại của gia đình A vẫn ổn định.
Trường hợp 2. Vợ chồng chị H kết hôn được 5 năm và có hai con nhỏ. Anh chị sống cùng bố mẹ chồng ở ngoại thành nhưng công việc ở trong nội thành nên anh chị dự định dùng số tiền tiết kiệm được mấy năm, để mua một căn chung cư gần nơi làm việc. Vợ chồng anh chị tính toán để mua được căn chung cư này sẽ phải dùng hết tiền tiết kiệm, xin ông bà nội hỗ trợ một phần, số còn lại sẽ vay ngân hàng và trả nợ dần. Vừa mới chuyển về nhà mới được một năm thì vợ chồng chị H quyết định rao bán căn nhà do bố chồng chị bị ung thư, không thể trả nợ vay ngân hàng và lo chi phí học hành cho hai con.
a) Các nhân vật trong thông tin trên đang gặp phải những vấn đề tài chính nào?
b) Vì sao bố của A vẫn có thể ổn định được cuộc sống gia đình mặc dù bị mất việc còn vợ chồng chị H không thể thực hiện được mục tiêu tài chính của mình?
c) Theo em, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân có tầm quan trọng như thế nào.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Yêu cầu a) Bố bạn A là nguồn thu nhập chủ yếu trong gia đình nhưng bị sa thải. Vợ chồng chị H gặp phải vấn đề tài chính là phải bán nhà, không thể trả nợ ngân hàng và lo chi phí học hành cho hai con.
Yêu cầu b) Bố bạn A vẫn có thể ổn định được cuộc sống vì bố của A luôn biết tính toán, cân nhắc chi tiêu và có một phần quỹ tài chính dự phòng các biến cố. Còn vợ chồng chị H chưa biết cách chi tiêu, chưa có kế hoạch cụ thể khi biến cố xảy ra.
Yêu cầu c) Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân có tầm quan trọng:
- Thứ nhất, đảm bảo tài chính cho bản thân và gia đình bạn.
- Thứ hai, giúp bạn chủ động tài chính trong mọi tình huống.
- Thứ ba, giúp bản thân không bị stress vì tài chính.
- Thứ tư, sớm đạt được những mục tiêu trong cuộc sống.
Bài tập 2 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các loại kế hoạch tài chính cá nhân (theo thời gian thực hiện) và cho ví dụ cụ thể.
Loại kế hoạch tài chính cá nhân |
Thời gian thực hiện |
Ví dụ minh họa |
1. |
|
|
2. |
|
|
3. |
|
|
Bài tập 3 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân trong các trường hợp dưới đây.
Trường hợp |
Ý nghĩa |
1. Chị H lập kế hoạch tiết kiệm tiền chi tiêu hằng tháng để mua bảo hiểm cho gia đình. |
|
2. Gia đình bạn M thường xuyên lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng để cân đối thu chi trong gia đình. |
|
3. Bạn K lập kế hoạch tiết kiệm tiền để mua một số dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho học tập của bản thân. |
|
4. Bạn N lập kế hoạch tiết kiệm tiền chi tiêu và đi làm thêm để mua một chiếc máy tính xách tay. |
|
Bài tập 6 trang 64 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy sắp xếp lại thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân và yêu cầu cụ thể trong từng bước cho phù hợp.
Thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân |
Yêu cầu trong từng bước lập kế hoạch tài chính cá nhân |
1. Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể. |
a. Căn cứ vào tình hình tài chính cá nhân hiện tại để có kế hoạch hợp lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra. |
2. Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân |
b. Các quy tắc cơ bản cần thực hiện như: tránh chi tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hóa trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh,... |
3. Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân |
c. Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn. |
4. Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân. |
d. Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành. |