Câu hỏi:
64 lượt xemBài tập 1 trang 62 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đặt tên cho mỗi hình ảnh dưới đây và cho biết sự cần thiết của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Ảnh 1: Bảo hiểm y tế
- Ảnh 2: Tiết kiệm tiền mua vật dụng yêu thích.
- Ảnh 3: Tiết kiệm tiền mua nhà.
- Ảnh 4: Quyên góp từ thiện
- Ảnh 5: Học đại học, mua nhà.
- Ảnh 6: Đầu tư tiền.
=> Sự cần thiết của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp bạn quản lý chi tiêu tiền hiệu quả, giúp bạn biết được tiền của mình đi về đâu, tiền được tiêu cho vấn đề gì, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân chưa chắc mang lại hiệu quả nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn giám sát được dòng tiền của mình đã sử dụng.
Bài tập 2 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các loại kế hoạch tài chính cá nhân (theo thời gian thực hiện) và cho ví dụ cụ thể.
Loại kế hoạch tài chính cá nhân |
Thời gian thực hiện |
Ví dụ minh họa |
1. |
|
|
2. |
|
|
3. |
|
|
Bài tập 3 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân trong các trường hợp dưới đây.
Trường hợp |
Ý nghĩa |
1. Chị H lập kế hoạch tiết kiệm tiền chi tiêu hằng tháng để mua bảo hiểm cho gia đình. |
|
2. Gia đình bạn M thường xuyên lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng để cân đối thu chi trong gia đình. |
|
3. Bạn K lập kế hoạch tiết kiệm tiền để mua một số dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho học tập của bản thân. |
|
4. Bạn N lập kế hoạch tiết kiệm tiền chi tiêu và đi làm thêm để mua một chiếc máy tính xách tay. |
|
Bài tập 6 trang 64 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy sắp xếp lại thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân và yêu cầu cụ thể trong từng bước cho phù hợp.
Thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân |
Yêu cầu trong từng bước lập kế hoạch tài chính cá nhân |
1. Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể. |
a. Căn cứ vào tình hình tài chính cá nhân hiện tại để có kế hoạch hợp lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra. |
2. Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân |
b. Các quy tắc cơ bản cần thực hiện như: tránh chi tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hóa trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh,... |
3. Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân |
c. Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn. |
4. Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân. |
d. Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành. |