Câu hỏi:
79 lượt xemĐọc đoạn văn sau: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương…” (Lão Hạc). Cho biết:
a. Đoạn văn là lời của ai nói với ai, trong trường hợp nào và với mục đích gì?
b. Tinh thần “cố tìm mà hiểu' “những người quanh ta' có ý nghĩa, tác dụng gì đối với chính nhà văn Nam Cao trong trường hợp ông viết Lão Hạc?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
a. Đoạn văn trên là dòng suy nghĩ của nhân vật ông giáo trong truyện ngắn 'Lão Hạc' của Nam Cao.
Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn cảnh:
+Kể cho vợ nghe về việc Lão Hạc sang nhờ ông giáo giữ tiền và tài sản cho con và gửi tiền làm ma sau này lão Hạc chết và lời đề nghị giúp đỡ của ông giáo đối với Lão Hạc
b. Là con người, ai cũng có những nỗi khổ của riêng mình. Khi chúng ta “cố mà tìm hiểu' “những người quanh ta' sẽ cho chúng ta cách nhìn vị tha hơn về những người xung quanh, ta nên có cái nhìn thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi khổ đau của họ.
Bạn nghĩ gì về tình cảm, thái độ của lão Hạc dành cho con qua đoạn văn này?
Bạn có đồng tình với suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc trong đoạn này?