Câu hỏi:
72 lượt xemĐọc lại các văn bản đã học và điền vào bảng sau (làm vào vở):
Văn bản |
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu |
Về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” |
|
|
|
|
|
||
|
|
||
Ý nghĩa văn chương |
|
|
|
|
|
||
Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” |
|
|
|
|
|
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Văn bản |
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu |
Về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” |
Hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ |
Luận điểm 1: hình ảnh bà Tú với chân dung một cuộc đời một duyên phận ở hai câu đề |
Lí lẽ: Cuộc đời vất vả, quanh năm suốt tháng bươn chải kiếm sống nuôi đủ cả gia đình - Bằng chứng: + Hai chữ “quanh năm” không chỉ là độ dài thời lượng mà gợi ra … thời gian + Khi chữ “một” trước chữ “chồng, ông Tú đã hạ bậc mình xuống hàng con. + Không chỉ đủ về số… đầu kia là một ông chồng |
Luận điểm 2: Lòng thương xót của Tú Xương dành cho vợ của mình thông qua hai câu thực
|
Lí lẽ: Bà Tú hiện lên không chỉ nhọc nhằn mà còn nhục nhằn. - Bằng chứng: + So sánh thân phận của bà Tú trong câu “Cái có lặn lội bờ sông” với câu “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” làm nổi bật tiếng lòng của ông Tú dành cho bà. Bà là người đảm đang tháo vát, thương khó tần tảo.
|
||
Luận điểm 3: Bà Tú đối với gia đình của mình ở hai câu luận
|
Lí lẽ: Vẻ đẹp của Bà Tú là con người tình nghĩa, sâu đậm, thuỷ chung, nhu thuận. Bà là hình tượng của con người bổn phận - Bằng chứng: + Đưa ra hình ảnh cò để gợi nhắc về người vợ lam lũ bình dị. + Sống trọn bổn phận: sống có nghĩa là xả thân vì người khác, xả kỉ, vị tha.
|
||
Ý nghĩa văn chương |
Ý nghĩa của văn chương |
Luận điểm 1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài. |
Lí lẽ Quan niệm trên là đúng nhưng không phải là duy nhất. Văn chương còn tạo ra sự sống Bằng chứng Tác giả lấy câu chuyện của nhà thi sĩ Ấn Độ để làm rõ luận điểm Tác giả lấy ví dụ về Thuý Kiều của Nguyễn Du |
Luận điểm 2: Văn chương gây cho những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có |
Lí lẽ - Văn chương cho ta những tình cảm, những cảm giác mới lạ có sức trau dồi, tô điểm cho đời người và trao cho cuộc đời một ý nghĩa sâu, rộng. Bằng chứng - Tác giả đưa lịch sử, câu nói của nhà nghệ thuật nổi tiếng để phân tích
|
||
Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” |
Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước |
Luận điểm 1: Nghĩa miêu tả của chiếc bánh trôi |
Lí lẽ Quá trình hình thành của chiếc bánh trôi Bằng chứng - Tác giả đưa ra cách làm bánh trôi qua việc miêu tả quá trình ấy, qua đó thấy được Hồ Xuân Hương là một người am hiểu về miêu tả sự vật. - Bánh trôi như có linh hồn hay chính Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào nó. |
Luận điểm 2: Nghĩa ẩn dụ về con người |
Lí lẽ - Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ Bằng chứng - Tác giả phân tích bài thơ sử dụng các bằng chứng trong bài để chứng mình về lí lẽ trên - Tác giả liên hệ tới thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ đó là phụ thuộc, long đong nhưng bản lĩnh của họ sẽ vượt lên trên cảnh ngộ, vẫn son sắt thuỷ chung... |
Làm thế nào để phân biệt cách trình bày vấn đề khách quan và vấn đề chủ quan?
Trình bày những lưu ý về việc tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.