Câu hỏi:

78 lượt xem
Tự luận

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Đọc thêm một số bài tản văn, tùy bút viết về cây tre Việt Nam, các loài chim, điệu hát ru, những phẩm chất kiên cường và sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ trong thời kì chống Mỹ cứu nước.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Tre quê hương – Tản văn của Trần Thanh

(Vanchuongphuongnam.vn) – Không biết tự bao giờ mà trên miền đất quê tôi, hình ảnh cây tre đứng thảnh thơi theo hai vòng nhật nguyệt. Cây tre không tự mọc mình ên mà mọc thành từng bụi rậm rạp, thành một hàng lũy kiên cố mặc cho phong ba bão táp. Tre là một thứ gỗ thân bọng, gần gũi với người dân một nắng hai sương. Tre có nhiều công dụng nên ngày xưa người ta thường trồng tre quanh nhà.

Tôi còn nhớ năm ấy, ngôi nhà của tôi đã mục nát, cần được cất lại. Thế là ba tôi đi đốn nhiều tre về để làm nhà, tất nhiên, cây tre được chọn làm nhà thân phải thẳng và già. Thời buổi còn nghèo khó, hiếm có người xây nhà tường nên cất nhà lá thì tre là quan trọng nhất. Căn nhà mới được dựng lên bằng tre mộc mạc, gọn gàng và xinh xắn. Nó đủ để che nắng che mưa cho cả nhà tôi trong mấy mùa mưa. Những cây tre vụn hoặc không ngay thẳng được chặt ra làm nhiều khúc và đem phơi khô, trở thành củi tre chụm lửa rất cháy.

Quê tôi ngày ấy đường đi lầy lội nên cây cầu tre lắc lẻo bắt qua con kênh xanh xanh nối đôi bờ thôn xóm. Tôi không thể nhớ hết, tôi dã qua chiếc cầu tre bao nhiêu lần nữa. Từ những ngày đi rong chơi đến những lần đi học. Cầu tre thêm nặng nhọc hơn khi những bác nông dân trên vai gánh lúa bước qua chiếc cầu nghe kẽo kẹt. Hình ảnh ấy ngày càng lờ mờ đi, trở thành một thời dĩ vãng xa xôi.

Những cây tre già theo năm tháng, chưa tàn nhưng măng đã mọc. Những búp măng non nhọn hoắt cũng có thể đem lại cho mọi người bữa cơm ngon lành. Măng tre được hái mang về ngâm nước muối và rửa cho sạch sẽ có được món xào măng thơm ngọt, vị đăng đắng và bổ dưỡng. Măng tre mọc lên rất khỏe và nhanh chóng ngay trên mảnh đất cằn cõi, đứng thẳng thân mình hứng lấy ánh sáng. Thoáng chốc, măng đã thành tre. Lá tre thon thon xòe ra như bàn tay, có màu xanh nhám. Những lá tre có bản to thường được những người làm bánh chọn, hái về làm bánh nước tro gói bằng lá tre. Đây là thứ bánh dân dã, mang đậm hương vị quê nhà, ai ăn rồi sẽ nhớ mãi.

Ai đã từng xa quê, đến nơi thị thành lo toan cơm áo. Chắc hẳn sẽ không bao giờ quên được hình ảnh lũy tre làng chạy dài theo khắp xóm. Những trưa hè nắng đổ chang chang, đàn trâu nhởn nhơ nằm dưới bóng tre mát rượi. Tre nói, tre cười với ánh trăng vàng suốt thâu đêm. Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và chân chất.

Có ai biết được sức mạnh tiềm tàng của cây tre từ ngày xửa ngày xưa. Cha ông ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc, một công cụ chiến đấu khá thô sơ nhưng qua đó đã thể hiện được tinh thần thép của người dân lao động.

Ngày nay, nhiều ngôi nhà được làm bằng xi măng cốt thép thay thế dần những ngôi nhà lá, khung nhà bằng tre… Đời sống kinh tế xã hội ngày càng đi lên, tre ngày càng mất dần đi chổ đứng ở làng quê. Tuy vậy, chúng ta vẫn không thể phủ nhận vai trò và ý nghĩa của những cây tre trong đời sống tự bao đời của dân tộc. Hình ảnh cây tre mãi là biểu tượng đẹp đẽ của con người Việt Nam chịu thương, chịu khó, gan góc và kiên trung đứng giữa trời đất mênh mông, mang dáng vóc, hơi thở bình dị của quê hương, xứ sở.

Cho tôi được một lần ca tụng hình ảnh cây tre đã trải qua bao thăng trầm của núi sông vẫn ung dung cùng người vai sánh. Những tố chất đáng trân trọng của tre đã tạc nên một hình hài bất tử. Mai này, tre làng có thưa thớt đi chăng nữa nhưng dấu tích cây tre xanh vẫn còn đọng lại trên những vần thơ văn, những khúc nhạc bổng trầm hay vẫn chập chờn trong tâm trí của những ai còn nặng lòng với miền quê đong đầy kỷ niệm. (Sưu tầm)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ