Câu hỏi:
80 lượt xemCâu hỏi trang 10 Lịch Sử 11: Đọc thông tin và quan sát Bảng 6, Hình 6, phân tích giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
♦ Giai cấp lãnh đạo:
- Cách mạng tư sản Anh
+ Cách mạng tư sản Anh đặt dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa giai cấp tư sản với tầng lớp quý tộc mới.
+ Sự tham gia của tầng lớp quý tộc mới trong lực lượng lãnh đạo, là một trong những nguyên nhân đưa đến tính “không triệt để” của cuộc Cách mạng tư sản Anh. Vì: tầng lớp quý tộc mới muốn lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế để tự do sản xuất và kinh doanh, nhưng tinh thần chống phong kiến của họ không triệt để, không quyết tâm xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến mà chỉ muốn cải tạo chế độ phong kiến chuyên chế cho phù hợp với lợi ích của mình.
- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đặt dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa giai cấp tư sản với tầng lớp quý tộc mới.
+ Sự tham gia của tầng lớp chủ nô trong lực lượng lãnh đạo, là một trong những nguyên nhân đưa đến tính “không triệt để” của cuộc cách mạng này. Vì: cơ sở kinh tế của tầng lớp chủ nô là nền kinh tế đồn điền dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ, do đó, tầng lớp chủ nô ra sức bảo vệ chế độ nô lệ.
- Trong Cách mạng tư sản Pháp: giai cấp tư sản độc quyền lãnh đạo cách mạng.
♦ Động lực cách mạng:
- Động lực của cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và cách mạng tư sản Pháp bao gồm: lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, thị dân, nô lệ,…). Trong đó, quần chúng nhân dân là lực lượng chính tham gia vào quá trình đấu tranh chống chế độ phong kiến.
Luyện tập 1 trang 12 Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng theo mẫu sau về một trong số các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu:
Tiêu chí |
Nội dung |
Tiền đề |
- Tiền đề kinh tế: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở các nước Âu - Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và công thương nghiệp. |
Mục tiêu |
|
Nhiệm vụ |
|
Lãnh đạo |
|
Động lực |
|
Kết quả |
|
Ý nghĩa |
|