Câu hỏi:

25 lượt xem
Tự luận

Em hãy đọc câu danh ngôn dưới đây và viết bài thuyết trình về sự cần thiết của việc quản lí thời gian hiệu quả.

Thời gian là cuộc sống, vì thế ai lãng phí thời gian là lãng phí chính cuộc đời của họ; ai làm chủ được thời gian thì làm chủ được cuộc sống.

(Alan Lakein)

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

(*) Bài thuyết trình tham khảo

Có phải lúc nào bạn cũng thấy thiếu thời gian để hoàn tất mọi công việc trong ngày? Có bao giờ bạn cảm thấy một ngày 24h là quá ngắn? Khi đi học, học sinh phải học cùng lúc rất nhiều môn, mỗi môn đều có bài tập nhóm, bài thuyết trình, bài tập về nhà, bài kiểm tra,… nếu không biết sắp xếp thời gian và mức độ ưu tiên hợp lí cho từng môn học thì sẽ rất dễ bị quá tải, học trước quên sau. Chính vì thế, kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng vô cùng quan trọng trong học tập và công việc, đặc biệt đối với những cô cậu học sinh cuối cấp như chúng mình.

1-Kĩ năng quản lí thời gian là gì?

Kĩ năng quản lí thời gian là kĩ năng lập thời gian biểu hợp lí và khoa học để hoàn thành tốt các công việc cần làm, nhằm sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của bản thân. 

2-Tại sao quản lí thời gian lại quan trọng đối với học sinh?

Kĩ năng quản lí thời gian tốt giúp học sinh sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Học sinh có thể lập kế hoạch trước, dành thời gian cần thiết cho các dự án và bài tập, đồng thời tận dụng thời gian đó tốt hơn. Quản lí thời gian tốt cho phép học sinh trở nên ngăn nắp, tự tin và học tập hiệu quả hơn. Nó giúp học sinh tránh được vấn đề đáng sợ về sự trì hoãn, vốn có thể là một con dốc trơn trượt dẫn đến căng thẳng, thất vọng và bị điểm kém.

3-Làm thế nào để rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian?

Sau đây là một vài “bí kíp” có thể giúp chúng ta quản lí thời gian và sắp xếp cuộc sống hợp lí hơn:

Bước 1-Xác định mục tiêu công việc

+ Lập danh sách các công việc, cần làm: liệt kê tất cả những công việc phải làm theo ngày, tuần, tháng, ...

+ Xác định mức độ ưu tiên công việc theo: mức độ quan trọng/không quan trọng, gấp gáp/không gấp gáp và sắp xếp theo thứ tự. Ví dụ: công việc A số 1, công việc B số 2, ...

+ Xác định thời hạn hoàn thành công việc: ghi rõ ngày, giờ cụ thể phải hoàn thành của từng công việc. Ví dụ: 30 phút/ công việc A, 60 phút/công việc B, ...

Bước 2-Lập kế hoạch

+ Lựa chọn cách thức hoàn thành công việc phù hợp với đặc điểm bản thân: lưu ý đến thời điểm, thói quen làm việc hiệu quả nhất của bản thân để lựa chọn cách thức hiệu quả nhất.

+ Phân bổ thời gian cụ thể cho từng công việc. Ví dụ: việc A từ 15 - 15 giờ 30; việc B từ 19 - 20 giờ ;...

+ Điều chỉnh kế hoạch: trong quá trình thực hiện nếu thấy không hợp lí có thể điều chỉnh để đạt được hiệu quả hơn.

Bước 3-Thực hiện kế hoạch: tuân thủ kế hoạch đã lập và đảm bảo tính kỉ luật

+ Không trì hoãn: thực hiện ngay công việc, quyết tâm hết sức thực hiện kế hoạch.

+ Không ôm đồm: không nên làm quá nhiều việc cùng lúc, ...

+ Sử dụng các công cụ, kĩ thuật hỗ trợ để quản lí thời gian: giấy nhắc việc, đồng hồ bấm giờ, các ứng dụng trên điện thoại thông minh, ...

+ Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng: không gian làm việc cần yên tĩnh, gọn gàng; tắt các thiết bị hoặc các ứng dụng không phục vụ cho công việc đang làm, ...

Kết luận: Nắm giữ thời gian trong tầm tay giúp bạn thành công trong việc chinh phục kiến thức. Bạn hãy dành thời gian để lập ra một kế hoạch học tập tốt nhất và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó của mình, điều chỉnh một cách phù hợp. Chúc bạn đạt kết quả cao nhất trong học tập và thực hiện được ước mơ của mình!

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 2:
Tự luận

Trong các trường hợp trên, bạn nào quản lí thời gian hiệu quả không hiệu quả? Vì sao?

Trường hợp 1. Năm nay lên lớp 9, K có nhiều công việc cần phải thực hiện như học tập để chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp, các hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ,... Nhưng K thường không có kế hoạch cho các việc phải làm, có bạn đến rủ đi chơi là K đi luôn. Buổi tối, K thường mải xem các trận đấu bóng đá hay chương trình ti vi nên không kịp làm hết bài tập.

Trường hợp 2. Mặc dù đã lên kế hoạch công việc và dự định sẽ đi ngủ lúc 10h tối hằng ngày nhưng H thường phải thức rất khuya mới hoàn thành được hết các công việc. Khi học bài, bạn thường sao nhãng, lúc thì nói chuyện điện thoại với bạn rất lâu, lúc thì xem mạng xã hội hoặc chơi các thiết bị điện tử. Tình trạng này kéo dài khiến bạn thường bị thiếu ngủ, mất tập trung trên lớp học.

Trường hợp 3. M thường xây dựng kế hoạch và đặt thời hạn cho các công việc cần hoàn thành. Hằng ngày, bạn thường làm hết bài tập của ngày hôm đó, không để bị dồn lại hôm sau. Bạn cũng ưu tiên làm những việc quan trọng và tập trung hoàn thành công việc đã đề ra.


6 tháng trước 19 lượt xem