Câu hỏi:

103 lượt xem
Tự luận

Câu 4 trang 35 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc điểm a và b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới và trả lời câu hỏi.

1. Phạt tiền từ 2 000 000 đồng đến 3 000 000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;

b. Đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;

1/ Quy định trên được ban hành để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lĩnh vực nào?

2/ Theo quy định trên thì những hành vi nào bị coi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực này? Chủ thể thực hiện những hành vi đó sẽ phải chịu hậu quả gì?

Vì sao?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

1/ Quy định trên được ban hành để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến kinh tế.

2/ Theo quy định trên thì những hành vi bị coi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực này bao gồm:

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;

Đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới. Chủ thể thực hiện những hành vi đó sẽ bị phạt tiền từ 2 000 000 đồng đến 3 000 000 đồng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 6:
Tự luận

Câu 3 trang 34 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết hành vi của mỗi chủ thể trong các tình huống dưới đây là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào. Vì sao?

a. Vợ chồng ông A có tài sản chung là một ngôi nhà xây trên mảnh đất rộng 500 m2. Ông bà có hai người con trai. Ông A muốn để lại tài sản cho con trai đầu vì cho rằng người đó phải ở với vợ chồng ông và lo việc cúng giỗ tổ tiên sau này. Vợ ông thì muốn chia đều cho cả hai con vì bà cho rằng con nào cũng là con của ông bà nên phải được hưởng phần tài sản thừa kế như nhau. Ông A kiên quyết không cho vợ tham gia vào việc định đoạt tài sản vì cho rằng phụ nữ chỉ được lo việc nội trợ nên quyền định đoạt tài sản là của mình ông.

b. Ông N có hai con trai và một con gái đang độ tuổi đi học. Với suy nghĩ con gái thì chỉ cần lấy chồng là được nên ông N chỉ cho hai con trai đi học trung học phổ thông, còn bắt con gái phải ở nhà làm nông nghiệp và nội trợ phụ giúp gia đình.

c. Khi biết em dâu là chị H được tiến cử bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện, ông K (là công chức tại Uỷ ban nhân dân huyện) đã nhiều lần có hành vi chửi bới, đe doạ và yêu cầu chị H phải xin thôi bổ nhiệm.


8 tháng trước 132 lượt xem