Câu hỏi:
44 lượt xemBài 12 trang 17 SBT GDCD 7: Em hãy sưu tầm, tìm hiểu và kể lại một di sản văn hóa ở quê mình hoặc ở nơi khác theo gợi ý:
- Tên, sự tích (tóm tắt) của di sản văn hóa.
- Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với quê hương, đất nước,
- Tình hình giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
(*) Tham khảo: giới thiệu về lễ hội Đền Hùng
- Tên di sản văn hóa: Lễ hội Đền Hùng
- Thông tin cơ bản:
+ Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi hàng năm thường diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người đã có công dựng nước.
+ Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng.
+ Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích...
+ Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.
+ Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam.
- Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với quê hương, đất nước:
+ Bồi đắp thêm tinh thần yêu nước, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
+ Đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh Phú Thọ.
+ Tạo việc làm và thu nhập cho hàng ngàn người dân trên địa bàn và cư dân các vùng lân cận.
+ Quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước Việt Nam tới du khách trong và ngoài nước.
- Tình hình giữ gìn, phát huy truyền thống:
+ Chính quyền địa phương thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch.
+ Người dân địa phương niềm nở, hiếu khách.
+ Thường xuyên thực hiện công tác trùng tu,tôn tạo di tích Đền Hùng.
+ Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Lễ hội đền Hùng.
Bài 2 trang 12 SBT GDCD 7: Những di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể hay di sản văn hóa phi vật thể?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Tên di sản văn hóa |
Di sản văn hóa vật thể |
Di sản văn hóa phi vật thể |
1. Khu di tích lịch sử Đền Hùng |
|
|
2, Đờn ca tài tử Nam Bộ |
|
|
3, Văn Miếu - Quốc Tử Giám |
|
|
4, Khu Di tích Mỹ Sơn |
|
|
5. Hát chèo |
|
|
6. Nhã nhạc Cung đình Huế |
|
|
7. Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam |
|
|
8. Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ |
|
|
9, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh |
|
|
10. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng |
|
|
11. Chùa Một Cột |
|
|
12. Vọng cổ |
|
|