Câu hỏi:

51 lượt xem
Tự luận

Bài tập 2 trang 50 SBT GDCD 8Em hãy xác định các hành vi vi phạm Luật Lao động dưới đây thuộc về người lao động hay người sử dụng lao động bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng

Hành vi vi phạm

Người lao động

Người sử dụng lao động

1. Đi xuất khẩu lao động nhưng chưa hết thời hạn đã bỏ việc, trốn ở lại nước ngoài.

 

 

2. Không trả công cho người thử việc.

 

 

3. Cổ tình kéo dài thời gian thử việc của người lao động.

 

 

4. Không sử dụng, trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.

 

 

5. Tự ý bỏ việc không báo trước.

 

 

6. Nghỉ việc dài ngày không có lí do.

 

 

7. Không trả đủ tiền công theo thoả thuận.

 

 

8. Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết trong hợp đồng lao động.

 

 

9. Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.

 

 

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Hành vi vi phạm

Người lao động

Người sử dụng lao động

1. Đi xuất khẩu lao động nhưng chưa hết thời hạn đã bỏ việc, trốn ở lại nước ngoài.

X

 

2. Không trả công cho người thử việc.

 

X

3. Cổ tình kéo dài thời gian thử việc của người lao động.

 

X

4. Không sử dụng, trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.

X

 

5. Tự ý bỏ việc không báo trước.

X

 

6. Nghỉ việc dài ngày không có lí do.

X

 

7. Không trả đủ tiền công theo thoả thuận.

 

X

8. Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết trong hợp đồng lao động.

 

X

9. Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.

 

X

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:
Tự luận

Bài tập 1 trang 49 SBT GDCD 8Em hãy sắp xếp các nội dung dưới đây bằng cách viết số tương ứng vào bảng cho phù hợp để thể hiện đúng quyền, nghĩa vụ của người lao động và quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp.

2. Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3. Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

4. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.

5. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động.

6. Được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.

7. Tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

8. Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc.

9. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

10. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lí, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

11. Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

12. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.

Nội dung thể hiện

Trả lời

Quyền của người lao động

Ví dụ: 1;

Nghĩa vụ của người lao động

 

Quyền của người sử dụng lao động

 

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

 


7 tháng trước 61 lượt xem