Câu hỏi:
194 lượt xemBài tập 6 trang 39 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
Tình huống a) Cả nhà Y đang tranh luận về kế hoạch nghỉ hè của Y. Bố mẹ Y dự định sẽ cho, tham gia khoá học thuyết trình tiếng Anh, sau đó đến lớp học toán, học văn, cuối tuần học Cờ vua. Y thì muốn về hai bên nội, ngoại chơi, muốn được bố mẹ cho đến các sân chơi hướng nghiệp hoặc các khu nhà vườn ở ngoại ô,...
1/ Em đồng tình với kế hoạch của bố mẹY không? Vì sao?
2/ Nếu là Y, em sẽ làm gì để thuyết phục bố mẹ theo kế hoạch của mình?
Tình huống b) M và em trai là chị em sinh đôi, học cùng lớp với nhau. Chủ nhật tuần này nhà trường tổ chức buổi tham quan ở khu dự trữ sinh quyển của tỉnh. M và em trai đều muốn đi nhưng mẹ lại chỉ cho em trai đi, mẹ bảo M là chị thì phải nhường em, ở nhà phụ giúp bố mẹ trồng và chăm sóc cây cảnh. Đây không phải lần đầu em trai M được bố mẹ cho đi chơi, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao ở trường, ở khu phố nhưng M thì không được đi. M không hài lòng về việc phân biệt đối xử của bố mẹ.
1/ Cách đối xử của bố mẹ M như vậy có đúng không? Vì sao?
2/ Nếu là M, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để bố mẹ cho tham gia các hoạt động ngoại khoá ở trường, lớp và khu dân cư?
Tình huống c) Vợ chồng cô C và chú S có một con gái duy nhất là Q. Chú S cho rằng Q chỉ cần học tốt và ngoan ngoãn, không cần làm bất cứ việc gì, cũng không cần bận tâm đến những vấn đề khác trong gia đình, kể cả những việc liên quan đến cá nhân 2, bố mẹ sẽ lo liệu, sắp xếp mọi thứ tốt nhất. Cô C thì lại có quan điểm khác, theo cô, bố mẹ cần định hướng cho con phát triển đúng đắn, không nên làm giúp con mọi việc, ngoài ra, bố mẹ cũng cần tôn trọng các quyết định của con và tạo điều kiện để con được tham gia vào các vấn đề khác của gia đình.
1/ Em đồng tình với quan điểm của cô C hay chú S? Vì sao?
2/ Nếu là Q, em sẽ làm gì?
Tình huống d) Khọc lớp 7 tại một trường nội trú của tỉnh. K có một em nhỏ 2 tuổi. Vì bận làm ăn buôn bán, không có người trông em nên bố mẹ K quyết định cho K nghỉ học để trông em cho bố mẹ đi làm. K lại rất muốn được tiếp tục đi học.
1/ Em có đồng tình với quyết định của bố mẹ K không? Vì sao?
2/ Nếu là K, em sẽ làm gì?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Tình huống a)
+ Yêu cầu số 1: Không đồng tình với kế hoạch của bố mẹ Y. Quyền vui chơi giải trí lành mạnh không những là nhu cầu mà còn là điều kiện để trẻ em phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần.
+ Yêu cầu số 2: Y cần đưa ra các lí do trên để thuyết phục bố mẹ tôn trọng và lắng nghe nguyện vọng của mình để Y có một kì nghỉ hè vui vẻ, bổ ích và thiết thực.
- Tình huống b)
+ Yêu cầu số 1: Cách đối xử của bố mẹ M như vậy không đúng, theo Điều 17 Luật Trẻ em năm 2016 quy định trẻ em được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
+ Yêu cầu số 2: Nếu là M, em cần giải thích hoặc nhờ người khác giải thích cho bố mẹ hiểu quyền bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi và dù là trai hay gái thì trẻ em cần được cân đối thời gian hợp lí để nghỉ ngơi, tham gia vui chơi giải trí như nhau, bảo đảm phát triển trí tuệ và thể lực.
- Tình huống c)
+ Yêu cầu số 1: Đồng tình với cô C, vì ngoài trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; giáo dục trẻ em; bảo vệ an toàn cho trẻ em; tạo điều kiện để trẻ em tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao và các hoạt động xã hội phù hợp; tạo điều kiện hướng dẫn trẻ em tiếp cận nguồn thông tin an toàn, phù hợp với độ tuổi, giới tính và mức độ trưởng thành của trẻ em, cha mẹ và các thành viên trong gia đình còn có trách nhiệm bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình (Điều 56 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
+ Yêu cầu số 2: Nếu là Q, em cần thuyết phục bố bằng các lí do trên để bố đồng tình với quan điểm của mẹ trong việc nuôi dạy Q.
- Tình huống d)
+ Yêu cầu số 1: Không đồng tình với quyết định của bố mẹ K, vì quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật Nhà nước ta quy định. Ở Việt Nam, quyền học tập được quy định trong Hiến pháp năm 2013 (Điều 37 và Điều 39): Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục,... Theo đó, gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập, học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn. Do vậy, bố mẹ K cần phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền đi học của con mình.
+ Yêu cầu số 2: K cần viện dẫn những lí do trên để thuyết phục hoặc nhờ người thuyết phục để bố mẹ tiếp tục cho K đi học.
Bài tập 1 trang 35 SBT GDCD 7: Phân biệt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà, con cháu và anh, chị, em trong gia đình (Đánh dấu X vào ô phù hợp)
Quyền và nghĩa vụ |
Cha mẹ, ông bà |
Con cháu |
Anh, chị,em |
A. Giáo dục con chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. |
|
|
|
B. Giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình. |
|
|
|
C. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con.. |
|
|
|
D. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con. |
|
|
|
E. Yêu quý, kính trọng, biết ơn. |
|
|
|
G. Tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận. |
|
|
|
H. Nghiêm cấm hành vi xúc phạm, ngược đãi con cái. |
|
|
|
I. Chăm sóc, nuôi dưỡng nhau. |
|
|
|
K. Quan tâm, giúp đỡ, cùng chăm lo. |
|
|
|
L. Nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. |
|
|
|
M. Chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. |
|
|
|
N. Phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em. |
|
|
|