Câu hỏi:
52 lượt xemCâu 7 trang 37 SBT Giáo dục công dân 6
Gần đây, Vũ bị một nhóm học sinh lớp trên ở trường bên cạnh bắt nạt, dọa dẫm. Vì biết nhà Vũ khá giả, nên chúng bắt Vũ mỗi ngày phải nộp cho chúng 50 000đ. Bọn chúng dọa, nếu Vũ không nộp thì sẽ bị chúng không cho đi đến trường.
Theo em, Vũ phải lựa chọn cách xử lí nào sau đây?
A. Im lặng, lấy tiền của bố mẹ để làm theo yêu cầu của bọn bắt nạt.
B. Nói với cô giáo và bố mẹ về trường hợp của mình.
C. Lẳng lặng không nghe lời bọn chúng, nhưng cũng không nói với ai.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án B
Vũ nên lựa chọn cách xử lí là: Nói với cô giáo và bố mẹ về trường hợp của mình.
Câu 3 trang 35 SBT Giáo dục công dân 6
Những việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Việc làm |
Nên |
Không nên |
A. Cảnh giác với người lạ khi đi một mình trên đường |
|
|
B. Giữ bí mật khi bị người khác trêu ghẹo |
|
|
C. Đi chơi với người mới quên trên mạng |
|
|
D. Đi chơi với bạn bè ở những nơi vắng vẻ, xa nhà |
|
|
E. Gọi điện/tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn khi cảm thấy không an toàn |
|
|
G. Kết bạn, nói chuyện nhiều với người lạ trên Facebook |
|
|
H. Ở nông thôn, nhưng đi chơi với các bạn đến 10 giờ mới về nhà |
|
|
Câu 4 trang 36 SBT Giáo dục công dân 6
Cách ứng phó nào tương ứng với mỗi bước ứng phó nào trong tình huống nguy hiểm từ con người dưới đây?
(Nối một cách ứng phó ở cột I với một bước ứng phó ở cột II cho phù hợp)
I |
II |
A. Hoàng nhận thấy đối tượng bắt nạt mình là học sinh lớp 8 thường hay gây gổ, đánh nhau trong trường. Đối tượng này yêu cầu Nam phải ở lại cuối buổi để “dạy bảo Nam một bài học” |
1. Chọn phương án ứng phó phù hợp |
B. Hoàng nghĩ, trong trường hợp này tốt nhất là gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm |
2. Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm |
C. Hoàng nghĩ đến cách ứng phó: hét to, kêu cứu, gọi điện thoại cho người thân, chạy đến chỗ đông người,… |
3. Liệt kê các phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm. |